Bài 42. Giới thiệu về tiến hoá, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên trang 106, 107 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Tiến hóa là

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

42.1

Tiến hóa là

A. sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật. 

B. sự hình thành các đặc điểm mới của loài. 

C. sự thay đổi vốn gene của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

D. sự hình thành loài mới hoặc tuyệt chủng của loài.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm tiến hóa.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Tiến hóa là sự thay đổi vốn gene của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tiến hóa có thể dẫn đến hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới hoặc tuyệt chủng của loài.

42.2

Sự hình thành quần thể bướm đêm Biston betularia ở Anh với đa số các cá thể màu tối là do 

A. chim ăn côn trùng phát triển mạnh. 

B. chim ăn côn trùng chỉ bắt những con bướm màu sáng làm thức ăn. 

C. môi trường sống thay đổi theo hướng tăng cơ hội sống sót của bướm màu tối. 

D. bướm màu sáng biến đổi thành bướm màu tối qua các thế hệ.

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của chọn lọc tự nhiên

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Sự hình thành quần thể bướm đêm Biston betularia ở Anh với đa số các cá thể màu tối là do môi trường sống thay đổi theo hướng tăng cơ hội sống sót của bướm màu tối: Trong cách mạng công nghiệp, thân cây bị bám muội than, lúc này, những con bướm có màu tối được ngụy trang tốt hơn và ít bị các loài chim ăn côn trùng phát hiện và bắt làm mồi. Nhờ đó, những con bướm màu tốt sống sót nhiều hơn, có khả năng sinh sản cao hơn và dần chiếm ưu thế trong quần thể.

42.3

Phát biểu nào dưới đây đúng về chọn lọc nhân tạo? 

A. Chọn lọc nhân tạo dẫn đến sự đa dạng của sinh vật. 

B. Chọn lọc nhân tạo là quá trình con người chọn những cá thể cây trồng, vật nuôi mang đặc tính mong muốn để nhân giống và loại bỏ các cá thể mang đặc điểm không mong muốn. 

C. Chọn lọc nhân tạo hình thành các giống cây trồng, vật nuôi mang nhiều đặc điểm thích nghi với môi trường tự nhiên nhất. 

D. Chọn lọc nhân tạo dẫn đến sự đa dạng và thích nghi của các loài sinh vật trong tự nhiên.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết chọn lọc tự nhiên.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

A. Sai. Chọn lọc nhân tạo dẫn đến sự đa dạng của các giống vật nuôi và cây trồng.

B. Đúng. Chọn lọc nhân tạo là quá trình con người chọn những cá thể cây trồng, vật nuôi mang đặc tính mong muốn để nhân giống và loại bỏ các cá thể mang đặc điểm không mong muốn. 

C, D. Sai. Chọn lọc nhân tạo hình thành các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhu cầu của con người.

42.4

Các giống rau dưới đây có nguồn gốc chung từ cây cải dại, giống rau nào được chọn lọc nhân tạo theo hướng phát triển lá?

A. Súp lơ. 

B. Bắp cải. 

C. Su hào. 

D. Bắp cải tí hon.

Phương pháp giải:

Dựa vào nguồn gốc chung của các loại cải

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

A. Sai. Súp lơ được chọn lọc nhân tạo theo hướng phát triển hoa.

B. Đúng. Bắp cải được chọn lọc nhân tạo theo hướng phát triển lá.

C. Sai. Su hào được chọn lọc nhân tạo theo hướng phát triển thân.

D. Sai. Bắp cải tí hon được chọn lọc nhân tạo theo hướng phát triển chồi nách.

42.5

Các giống gà dưới đây có nguồn gốc chung từ gà rừng, giống gà nào được chọn lọc nhân tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu làm cảnh? 

A. Gà tre tân châu. 

B. Gà chọi. 

C. Gà đông tảo. 

D. Gà ri. 

Phương pháp giải:

Các giống gà trên có nguồn gốc chung từ gà rừng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

A. Đúng. Gà tre tân châu được chọn lọc nhân tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu làm cảnh.

B. Sai. Gà chọi được chọn lọc nhân tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu dùng để thi đấu chọi gà.

C. Sai. Gà đông tảo được chọn lọc nhân tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu lấy thịt.

D. Sai. Gà ri được chọn lọc nhân tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu lấy thịt, trứng.

42.6

Phát biểu nào dưới đây không đúng về chọn lọc tự nhiên?

A. Chọn lọc tự nhiên giữ lại các cá thể mang kiểu hình có lợi và loại bỏ các cá thể mang kiểu hình có hại. 

B. Chọn lọc tự nhiên gián tiếp làm tăng tỉ lệ kiểu gene, tỉ lệ allele có lợi trong quần thể qua các thế hệ. 

C. Chọn lọc tự nhiên không tác động đến các giống vật nuôi, cây trồng. 

D. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, các quần thể có vốn gene thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

C. Sai. Chọn lọc tự nhiên vẫn tác động đến các giống vật nuôi, cây trồng nhưng khả năng tác động của chọn lọc tự nhiên đến các giống vật nuôi, cây trồng bị suy yếu do ảnh hưởng của tác động con người.

42.7

Nếu chọn lọc tự nhiên làm cho các cá thể có kiểu gene đồng hợp tử lặn (aa) đều bị chết trước khi trưởng thành sẽ 

A. loại bỏ hết allele lặn (a) trong quần thể. 

B. loại bỏ hết allele trội (A) trong quần thể. 

C. làm giảm số lượng cá thể có kiểu gene dị hợp tử (Aa) trong quần thể. 

D. làm giảm dần allele lặn (a) trong quần thể.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết chọn lọc tự nhiên

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Nếu chọn lọc tự nhiên làm cho các cá thể có kiểu gene đồng hợp tử lặn (aa) đều bị chết trước khi trưởng thành sẽ làm giảm dần allele lặn (a) trong quần thể, nhưng không thể loại bỏ hết allele lặn (a) ra khỏi quần thể vì chúng có thể tồn tại ở dạng dị hợp Aa, không biểu hiện ra kiểu hình.

42.8

Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số allele ở quần thể sinh vật nào dưới đây nhanh nhất?

A. Gấu. 

B. Châu chấu. 

C. Vi khuẩn. 

D. Gà.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết chọn lọc tự nhiên.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số allele ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội (gấu, châu chấu, gà) vì quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh hơn và vi khuẩn có bộ nhiễm sắc thể đơn bội nên tất cả các allele dù trội hay lặn thì đều được biểu hiện ra kiểu hình.

42.9

Ở sinh vật lưỡng bội, vì sao khi chọn lọc tự nhiên chống lại allele trội sẽ loại bỏ hoàn toàn allele trội trong quần thể sau một thế hệ?

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết chọn lọc tự nhiên.

Lời giải chi tiết:

Ở sinh vật lưỡng bội, khi chọn lọc tự nhiên chống lại allele trội sẽ loại bỏ hoàn toàn allele trội trong quần thể sau một thế hệ vì allele trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện thành kiểu hình.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close