Bài 32. Hệ hô hấp ở người trang 63, 64, 65 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Khi hít vào, không khí sẽ lần lượt đi qua các cơ quan:

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

32.1

Khi hít vào, không khí sẽ lần lượt đi qua các cơ quan:

A. khoang mũi → khí quản → hầu → thanh quản → phế quản → phế nang.

B. khoang mũi → hầu → phế quản → phế nang → khí quản → thanh quản.

C. khoang mũi → khí quản → phế quản → hầu → thanh quản → phế nang.

D. khoang mũi → hầu → thanh quản → khí quản → phế quản → phế nang.

Phương pháp giải:

Khi hít vào, không khí sẽ lần lượt đi qua các cơ quan: khoang mũi → hầu → thanh quản → khí quản → phế quản → phế nang.

Lời giải chi tiết:

D. khoang mũi → hầu → thanh quản → khí quản → phế quản → phế nang.

32.2

Nơi diễn ra sự trao đổi khí với mao mạch là

A. khí quản.           

B. phế quản.            

C. phế nang.            

D. thanh quản.

Phương pháp giải:

Nơi diễn ra sự trao đổi khí với mao mạch là phế nang.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án C.

32.3

Khí quản có chức năng

A. phát âm.

B. cho thức ăn đi qua.

C. cho không khí đi qua và làm sạch không khí.

D. trao đổi khí với mao mạch.

Phương pháp giải:

Chức năng của khí quản: Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án C.

32.4

Bộ phận gồm hai ống, phân nhánh nhiều lần, nối khí quản với phổi là

A. thanh quản.              

B. phế nang.             

C. màng phổi.             

D. phế quản.

Phương pháp giải:

Bộ phận gồm hai ống, phân nhánh nhiều lần, nối khí quản với phổi là phế quản.

Lời giải chi tiết:

D. phế quản.

32.5

Chức năng của phế nang là

A. trao đổi khí.                                               

B. dẫn khí vào phổi.

C. làm ẩm không khí.                                     

D. cung cấp O2 cho phổi.

Phương pháp giải:

Chức năng của phế nang là trao đổi khí.   

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án A.

32.6

Chức năng của hầu đối với hệ hô hấp là

A. cho phép không khí đi từ đường dẫn khí vào máu.

B. cho phép không khí từ mũi đi vào thanh quản.

C. cho phép không khí đi từ mũi xuống miệng.

D. làm sạch không khí.

Phương pháp giải:

Hầu (họng) có chức năng dẫn không khí từ xoang mũi đi vào thanh quản.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án B.

32.7

Những phát biểu nào dưới đây về xoang mũi là đúng?

(1) Xoang mũi có hệ thống mao mạch dày đặc có chức năng làm ấm không khí.

(2) Xoang mũi có tuyến tiết chất nhầy có chức năng làm ẩm không khí trước khi vào phổi.

(3) Xoang mũi có hệ thống mao mạch dày đặc, có chức năng trao đổi không khí: O2 đi từ xoang mũi vào mao mạch, CO2 đi từ mao mạch ra xoang mũi.

(4) Xoang mũi có nhiều lông mũi có chức năng lọc không khí.

A. (1), (2), (3).                                                   B. (1), (2), (4). 

C. (2), (3), (4).                                                   D. (1), (3), (4).

 

 

Phương pháp giải:

(3) sai. Phổi có hệ thống mao mạch dày đặc, có chức năng trao đổi không khí: O2 đi từ phế nang vào mao mạch phổi, CO2 đi từ mao mạch phổi ra phế nang.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án B.

32.8

Quá trình hô hấp là

A. quá trình hít vào đưa không khí giàu khí CO2 từ môi trường vào phổi.

B. quá trình khí O2 từ phế nang đi vào mao mạch phổi và CO2 từ mao mạch phổi đi ra phế nang.

C. quá trình khí CO2 được vận chuyển từ phế nang đến tế bào nhờ hệ tuần hoàn.

D. quá trình thở ra đưa không khí giàu O2 từ phổi ra ngoài môi trường.

Phương pháp giải:

Quá trình hô hấp là quá trình khí O2 từ phế nang đi vào mao mạch phổi và CO2 từ mao mạch phổi đi ra phế nang.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án B.

32.9

Cho các từ ngữ: khí quản, phế quản, thanh quản, phổi, phế nang, mũi, làm ẩm không khí, dẫn không khí, phân nhánh. Chọn từ ngữ đã cho điền vào chỗ ..... cho phù hợp.

Bên trong ...(1)... có những sợi lông nhỏ, có nhiều mạch máu và tuyến tiết chất nhầy có tác dụng làm sạch, làm ấm và ....(2).... Sau đó không khí đi xuống ....(3).... rồi xuống ....(4).... Khí quản là một ống rỗng, gồm nhiều vòng sụn hở xếp chồng lên nhau, đóng vai trò ....(5).... xuống phía dưới của hệ hô hấp. Khí quản phân nhánh thành hai ống được gọi là ....(6)...., mỗi ống đi vào một ...(7)..... Các phế quản ...(8).... nhiều lần bên trong phổi, tương tự như mô hình phân nhánh của cành cây. Ở phần cuối cùng của tiểu phế quản là một loạt cấu trúc giống như bong bóng nhỏ được gọi là ....(9).....

Phương pháp giải:

Hệ hô hấp ở người

Lời giải chi tiết:

(1) mũi, (2) làm ẩm không khí, (3) thanh quản, (4) khí quản, (5) dẫn không khí, (6) phế quản, (7) phổi, (8) phân nhánh, (9) phế nang.

32.10

Dựa vào gợi ý dưới đây, hãy tìm ô chữ hàng ngang và hàng dọc (chữ cái điền là tiếng Việt không dấu, ví dụ: HOHAP).

 

Hàng dọc:

(1) Chức năng chính của hệ hô hấp.

(2) Những túi khí được sắp xếp như chùm nho, nằm ở đầu tận của các ống dẫn khí nhỏ nhất trong phổi.

(3) Một ống dẫn khí hình lăng trụ, nội thanh quản với phế quản.

(4) Một phần của hệ hô hấp bao gồm xoang mũi, hầu (họng), khí quản, phế quản.

(5) Bộ phận có chức năng trao đổi khí, nằm trong lồng ngực, gồm lá phải và lá trái.

(8) Một cơ vân dẹt, rộng, hình vòm; làm thành một vách ngăn giữa lồng ngực và ổ bụng; tham gia vào cử động hô hấp.

Hàng ngang:

(6) Bộ phận nằm ngay bên dưới hầu (họng), tham gia vào quá trình dẫn khí, tạo âm thanh.

(7) Bệnh nhiễm trùng tại đường dẫn khí hoặc phổi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hô hấp của người bệnh.

(9) Bộ phận trên cùng của đường dẫn khí, có chức năng làm ấm, làm ẩm và làm sạch không khí.

(10) Bộ phận nằm phía dưới khí quản, được phân chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào phổi, có chức năng dẫn khí.

Phương pháp giải:

Dựa vào gợi ý 

Lời giải chi tiết:

Hàng dọc:

1. TRAODOIKHI (trao đổi khí)

2. PHENANG (phế nang)

3. KHI QUAN (khí quản)

4. DUONGDANKHI (đường dẫn khí) 

5. PHOI (phổi)

8. COHOANH (cơ hoành)

Hàng ngang:

6. THANHQUAN (thanh quản)

7. VIEMDUONGHOHAP (viêm đường hô hấp)

9. KHOANGMUI (khoang mũi)

10. PHEQUAN (phế quản)

32.11

Nêu nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh các bệnh: viêm họng, cúm, ung thư phổi.

Phương pháp giải:

Nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh các bệnh: viêm họng, cúm, ung thư phổi.

Lời giải chi tiết:

Bệnh

Nguyên nhân

Hậu quả

Cách phòng tránh

Viêm họng

Vi khuẩn và virus

- Gây sốt cao, đau rát họng, ho khan hoặc có đờm, sưng đau amidan, nuốt vướng, mệt mỏi.

- Gây biến chứng: khó nuốt, khó nói, khó thở, viêm tai giữa, viêm phổi,...

- Rửa tay sạch bằng xà phòng.

- Vệ sinh mũi họng.

- Chữa viêm họng khỏi triệt để, tránh biến chứng.

Cúm

Virus cúm (Influenza virus)

- Gây sốt, ho, nhức đầu, đau cơ và mệt mỏi.

- Gây biến chứng: viêm cơ, suy đa cơ quan,...

 

- Tiêm vaccine.

- Rửa tay đúng cách.

- Vệ sinh mũi họng.

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

- Tránh tiếp xúc gần với người bệnh.

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng.

Ung thư phổi

- Khói thuốc lá.

- Ô nhiễm không khí

- Tiếp xúc với chất phóng xạ,...

- Gây khó thở, ho nhiều, đau tức ngực.

- Làm suy kiệt cơ thể.

- Gây tử vong.

- Không hút thuốc.

- Lối sống lành mạnh.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close