Bài Ôn tập chương 6. Đại cương về kim loại trang 105, 106 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Người ta có thể sử dụng kim loại làm trang sức nhờ vào tính chất nào của chúng?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

OT 6.1

Người ta có thể sử dụng kim loại làm trang sức nhờ vào tính chất nào của chúng?

A. Tính dẻo               B. Tính dẫn điện                     C. Ánh kim              D. Tính dẫn nhiệt

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.

Lời giải chi tiết:

Kim loại có thể sử dụng làm trang sức nhờ vào tính ánh kim của chúng.

Đáp án C

OT 6.2

Chromium được sử dụng để cắt thuỷ tinh có thể được giải thích dựa vào tính chất vật lí nào?

A. Tính cứng            B. Tính dẫn điện                  C. Tính dẻo                D. Tính dẫn nhiệt

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.

Lời giải chi tiết:

Cr cắt được thủy tinh nhờ vào tính cứng của nó.

Đáp án A

OT 6.3

Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là

A. tính oxi hoá và tính khử          B. tính base               C. tính oxi hoá          D. tính khử

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết:

Kim loại chỉ có tính khử trong các phản ứng.

Đáp án D

OT 6.4

Phương trình hoá học nào sau đây không đúng?

A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2

C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết:

D sai, do Cu không phản ứng với acid loãng.

Đáp án D

OT 6.5

Kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng phương pháp thuỷ luyện?

A. Au                        B. Ca                                C. Na                       D. Mg

Phương pháp giải:

Dựa vào điều chế kim loại.

Lời giải chi tiết:

Phương pháp thủy luyện để điều chế kim loại yếu: Au.

Đáp án A

OT 6.6

Kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Mg                        B. Cu                             C. Na                          D. Al

Phương pháp giải:

Dựa vào các phương pháp điều chế kim loại.

Lời giải chi tiết:

Phương pháp nhiệt luyện điều chế các kim loại trung bình, yếu: Cu

Đáp án B

OT 6.7

Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?

A. Điện phân nóng chảy MgCl2

B. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2

C. Điện phân dung dịch MgSO4

D. Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2

Phương pháp giải:

Dựa vào các phương pháp điều chế kim loại.

Lời giải chi tiết:

Mg là kim loại mạnh nên được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy MgCl2.

Đáp án A

OT 6.8

Nhúng thanh kẽm vào dung dịch chất nào sau đây sẽ xảy ra ăn mòn điện hoá?

A. KCl                     B. HCl                              C. CuSO4                    D. MgCl2

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên tắc xảy ra ăn mòn điện hóa.

Lời giải chi tiết:

Nhúng thay kẽm vào CuSO4 xảy ra ăn mòn điện hóa vì thỏa mãn điều kiện có 2 điện cực khác nhau về bản chất và cùng nhúng vào một dung dịch điện li.

Đáp án C

OT 6.9

Sắt tây là sắt (Fe) tráng thiếc (Sn). Trong trường hợp lớp thiếc bị xước sâu đến lớp sắt thì kim loại nào bị ăn mòn trước? Giải thích?

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên tắc xảy ra ăn mòn điện hóa.

Lời giải chi tiết:

Fe đóng cai trò cực âm và bị ăn mòn trước vì \(E_{F{e^{2 + }}/Fe}^o < E_{S{n^{2 + }}/Sn}^o\)

OT 6.10

Hoàn thành phương trình hoá học của các phản ứng sau (nếu có).

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết:

(1) 4Na + O2   → 2Na2O                     (2) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

(3) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑            (4) Hg + S → HgS

(5) Cu + H2O → không xảy ra                  (6) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(7) Ag + H2SO4 (loãng) → không xảy ra   (8) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

OT 6.11

Em hãy cho biết những thí nghiệm sau đây có thể tạo thành kim loại là đúng hay sai bằng cách đánh dấu v vào bảng theo mẫu sau:

Thí nghiệm

Đúng

Sai

a) Cho kim loại Zn vào dung dịch AgNO3.

?

?

b) Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

?

?

c) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.

?

?

d) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO, đun nóng.

?

?

e) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3

?

?

g) Điện phân dung dịch AgNO3 (với điện cực trơ).

?

?

h) Nung nóng hỗn hợp Al và FeO (không có không khí).

?

?

i) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4 dư.

?

?

k) Điện phân Al2O3 nóng chảy.

?

?

Phương pháp giải:

Dựa vào các phương pháp điều chế kim loại.

Lời giải chi tiết:

a) Đúng vì Zn + 2AgNO3 →Zn(NO3)2 + 2Ag

b) Sai vì Fe + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4

c) Sai vì Na + H2O → NaOH + ½ H2

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

d) đúng vì CO + CuO → Cu + CO2

e) sai vì Cu + FeCl3 → FeCl2 + CuCl2

g) đúng vì 2AgNO3+ H2O → 2Ag + 2HNO3 + ½ O2

h) đúng vì 2Al + 3FeO → Al2O3 + 3Fe

i) sai vì Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2

Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2

k) đúng vì 2Al2O3 → 4Al + 3O2

OT 6.12

Em hãy cho biết những thí nghiệm sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá là đúng hay sai bằng cách đánh dấu vào bảng theo mẫu sau:

Thí nghiệm

Đúng

Sai

a) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3.

?

?

b) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.

?

?

c) Ngâm lá nhôm trong dung dịch NaOH.

?

?

d) Ngâm lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch HCl.

?

?

e) Đặt một vật bằng gang ngoài không khí ẩm.

?

?

g) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

?

?

h) Nhúng sợi dây bạc trong dung dịch HNO3.

?

?

i) Đốt bột nhôm trong khí O2.

?

?

k) Cho thanh sắt tiếp xúc với thanh đồng rồi đồng thời nhúng vào dung dịch HCl.

?

?

l) Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

?

?

m) Nhúng thanh thép vào dung dịch HNO3 loãng.

?

?

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên tắc xảy ra ăn mòn điện hóa.

Lời giải chi tiết:

a) đúng vì có 2 điện cực Cu – Ag cùng nhúng vào dung dịch AgNO3.

b) sai, Zn chỉ bị ăn mòn hóa học.

c) sai, vì nhôm chỉ bị ăn mòn hóa học

d) đúng vì có điện cực Fe – Cu cùng nhúng vào dung dịch HCl.

e) đúng vì có 2 điện cực Fe – Cu cùng để ngoài không khí ẩm.

g) sai, vì Cu chỉ bị ăn mòn hóa học

h) sai, vì Ag chỉ bị ăn mòn hóa học

i) sai, nhôm chỉ bị ăn mòn hóa học.

k) đúng vì có 2 điện cực Fe – Cu cùng nhúng vào dung dịch HCl.

l) đúng, vì có 2 điện cực Zn – Cu.

m) đúng vì có 2 điện cực Fe – C.

OT 6.13

Em hãy cho biết những thí nghiệm sau đây Fe bị ăn mòn điện hoá là đúng hay sai bằng cách đánh dấu vào bảng theo mẫu sau:

Thí nghiệm

Đúng

Sai

a) Thả một viên sắt vào dung dịch HCl.

?

?

b) Thả một viên sắt vào dung dịch FeCl3.

?

?

c) Thả một viên sắt vào dung dịch Cu(NO3)2.

?

?

d) Đốt một dây sắt trong bình kín chứa đầy khí O2.

?

?

e) Nối một dây nickel với một dây sắt rồi để trong không khí ẩm.

?

?

g) Thả một viên sắt vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và HCl loãng.

?

?

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên tắc ăn mòn điện hóa.

Lời giải chi tiết:

a) sai, sắt chỉ bị ăn mòn hóa học do không đủ 2 điện cực

b) sai, sắt chỉ bị ăn mòn hóa học do không đủ 2 điện cực.

c) đúng

d) sai, sắt chỉ bị ăn mòn hóa học do không đủ 2 điện cực.

e) đúng

g) đúng

OT 6.14

Cho các kim loại sau: Na, Ca, Cu, Ag, Au. Có bao nhiêu kim loại phản ứng được với dung dịch HCl?

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết:

Kim loại Na, Ca phản ứng được với dung dịch HCl do các kim loại này có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn 0.

OT 6.15

Cho các kim loại sau: Li, Ba, Ni, Pb, Hg. Có bao nhiêu kim loại phản ứng được với nước nguyên chất (pH = 7) ở điều kiện thường?

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết:

Kim loại Li, Ba có phản ứng với nước ở nhiệt độ thường do các kim loại này có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn -0,42 V.

OT 6.16

Cho luồng khí CO dư qua hỗn hợp các oxide MgO, CuO, FeO, ZnO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm những chất nào? Giả sử hiệu suất của các phản ứng là 100%.

Phương pháp giải:

Dựa vào phương pháp tách kim loại.

Lời giải chi tiết:

Hỗn hợp chất rắn thu được gồm MgO, Cu, Fe, Zn do CO không khử được MgO nhưng khử được các oxide CuO, FeO, ZnO thành kim loại.

OT 6.17

Loại ăn mòn kim loại nào xảy ra do sự tạo thành pin điện hoá?

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên tắc xảy ra ăn mòn kim loại.

Lời giải chi tiết:

Ăn mòn điện hóa có sự tạo thành pin điện do đủ điều kiện

+ có 2 cực khác nhau về bản chất.

+ cùng nhúng vào 1 dung dịch chất điện li

+ tiếp xúc trực tiếp hoặc dán tiếp với nhau

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close