Bài 15. Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạoPhát hiện Công ty M nhiều lần xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường gần khu dân cư sinh sống, chúng ta cần làm gì? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài tập 1 1 Bài tập 1. Hãy đánh dấu ✓ vào câu trả lời đúng. Trả lời câu hỏi 1 trang 106 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Phát hiện Công ty M nhiều lần xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường gần khu dân cư sinh sống, chúng ta cần làm gì? ☐ a. Nhắc nhờ Công ty M. ☐ b. Làm đơn tố cáo với cơ quan chức năng. ☐ c. Làm đơn khiếu nại với cơ quan chức năng ☐ d. Coi như không có chuyện gì xảy ra. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 15. Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. Nhắc nhờ Công ty M. ☑ b. Làm đơn tố cáo với cơ quan chức năng. ☐ c. Làm đơn khiếu nại với cơ quan chức năng ☐ d. Coi như không có chuyện gì xảy ra. Giải thích: Phát hiện Công ty M nhiều lần xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường gần khu dân cư sinh sống, chúng ta cần làm đơn tố cáo với cơ quan chức năng. Bài tập 1 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 106 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Chị Y được nghỉ thai sản 6 tháng. Sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc, chị quay lại công ty làm việc nhưng Giám đốc không đồng ý vì cho rằng chị còn vướng bận con cái, không có thời gian tập trung vào công việc. Trong trường hợp này, chị Y cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? ☐ a. Viết đơn tố cáo. ☐ b. Viết đơn khiếu nại. ☐ c. Chấp nhận nghỉ việc. ☐ d. Thỏa thuận khác với Giám đốc. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 15. Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. Viết đơn tố cáo. ☑ b. Viết đơn khiếu nại. ☐ c. Chấp nhận nghỉ việc. ☐ d. Thỏa thuận khác với Giám đốc. Giải thích: Trong trường hợp này, chị Y cần viết đơn khiếu nại để bảo vệ quyền lợi của mình. Bài tập 1 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 106 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền ☐ a. được pháp luật quy định. ☐ b. cơ bản của công dân. ☐ c. quan trọng của công dân. ☐ d. quan trọng của cá nhân, tổ chức. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 15. Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. được pháp luật quy định. ☑ b. cơ bản của công dân. ☐ c. quan trọng của công dân. ☐ d. quan trọng của cá nhân, tổ chức. Giải thích: Khiếu nại, tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái Pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Bài tập 1 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 107 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ, công chức nhà nước khi thực hiện công vụ được gọi là gì? ☐ a. Thanh tra. ☐ b. Kỉ luật. ☐ c. Khiếu nại. ☐ d. Tố cáo. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 15. Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. Thanh tra. ☐ b. Kỉ luật. ☑ c. Khiếu nại. ☐ d. Tố cáo. Giải thích: Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Bài tập 1 5 Trả lời câu hỏi 5 trang 107 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Đâu không phải là quyền của người tố cáo? ☐ a. Rút đơn tố cáo. ☐ b. Được xin lỗi, cải chính công khai. ☐ c. Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. ☐ d. Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 15. Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. Rút đơn tố cáo. ☑ b. Được xin lỗi, cải chính công khai. ☐ c. Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. ☐ d. Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác. Giải thích: Người tố cáo có các quyền sau đây: - Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này. - Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác. - Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo. - Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết. - Rút đơn tố cáo. - Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo. - Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Bài tập 1 6 Trả lời câu hỏi 6 trang 107 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Hành vi nào bị cấm theo quy định của Luật Tố cáo năm 2018? ☐ a. Rút đơn tố cáo. ☐ b. Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của pháp luật ☐ c. Tố cáo tiếp khi có đủ căn cứ. ☐ d. Đe doạ, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 15. Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. Rút đơn tố cáo. ☐ b. Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của pháp luật ☐ c. Tố cáo tiếp khi có đủ căn cứ. ☑ d. Đe doạ, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo. Giải thích: Các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo năm 2018 là: - Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo. - Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo. - Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo. - Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo. - Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo. - Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo. - Can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo. - Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo. - Bao che người bị tố cáo. - Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo. - Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo. - Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. - Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo. Bài tập 1 7 Trả lời câu hỏi 7 trang 107 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Cơ quan D nhận được đơn thư có nội dung tố cáo anh T sử dụng xe công vào việc riêng trong khi đi công tác. Tuy nhiên, trong đơn không ghi rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo. Vậy trong trường hợp này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sẽ xử lí như thế nào? ☐ a. Không xử lí theo quy định của Luật Tố cáo hiện hành. ☐ b. Yêu cầu người bị tố cáo tường trình sự việc. ☐ c. Tiếp nhận và xử lí đơn thư theo thẩm quyền. ☐ d. Làm việc với cơ quan, cá nhân có liên quan để xác minh họ tên, địa chỉ của người tố cáo. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 15. Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☑ a. Không xử lí theo quy định của Luật Tố cáo hiện hành. ☐ b. Yêu cầu người bị tố cáo tường trình sự việc. ☐ c. Tiếp nhận và xử lí đơn thư theo thẩm quyền. ☐ d. Làm việc với cơ quan, cá nhân có liên quan để xác minh họ tên, địa chỉ của người tố cáo. Giải thích: Trong trường hợp này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sẽ không xử lí theo quy định của Luật Tố cáo hiện hành, vì trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Bài tập 1 8 Trả lời câu hỏi 8 trang 108 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Người tố cáo là ai? ☐ a. Cơ quan, tổ chức. ☐ b. Cơ quan, tổ chức, cá nhân. ☐ c. Cá nhân thực hiện việc tố cáo. ☐ d. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 15. Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. Cơ quan, tổ chức. ☐ b. Cơ quan, tổ chức, cá nhân. ☑ c. Cá nhân thực hiện việc tố cáo. ☐ d. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo. Giải thích: Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo. Bài tập 1 9 Trả lời câu hỏi 9 trang 108 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Người khiếu nại được uỷ quyền cho ai trong trường hợp ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lí do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại? ☐ a. cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột. ☐ b. cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên. ☐ c. con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. ☐ d. cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 15. Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột. ☐ b. cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên. ☐ c. con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. ☑ d. cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Giải thích: Người khiếu nại được uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trong trường hợp ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lí do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại. Bài tập 1 10 Trả lời câu hỏi 10 trang 108 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây? ☐ a. Bị người khác lấy trộm tài sản của mình. ☐ b. Bị người khác tác động vật lí lên cơ thể ☐ c. Bị cảnh sát giao thông lập Biên bản xử lí vi phạm hành chính không đúng với lỗi. ☐ d. Bị giáo viên cho điểm kém và nhận xét chưa đúng về bài làm của mình. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 15. Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. Bị người khác lấy trộm tài sản của mình. ☐ b. Bị người khác tác động vật lí lên cơ thể ☑ c. Bị cảnh sát giao thông lập Biên bản xử lí vi phạm hành chính không đúng với lỗi. ☐ d. Bị giáo viên cho điểm kém và nhận xét chưa đúng về bài làm của mình. Giải thích: Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp bị cảnh sát giao thông lập Biên bản xử lí vi phạm hành chính không đúng với lỗi. Bài tập 2 Trả lời bài tập 2 trang 109 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.
Phương pháp giải: Quan sát và nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B so cho phù hợp. Lời giải chi tiết:
LT 1 Trả lời bài tập 1 trang 109 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao? a. Quyền khiếu nại, tố cáo để nhân dân thực hiện dân chủ gián tiếp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... b. Chỉ một số người mới có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... c. Người khiếu nại bắt buộc phải tự mình khiếu nại, không được uỷ quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... d. Người khiếu nại phải đưa ra chứng cứ, tài liệu về việc khiếu nại. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... e. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung do mình tố cáo. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... g. Người tố cáo thực hiện việc tố cáo phải công khai họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... Phương pháp giải: Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm đúng sai về nhận định đó. Giải thích. Lời giải chi tiết: a. Đúng. Quyền khiếu nại, tố cáo là một cách gián tiếp để nhân dân thực hiện dân chủ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Những người không hài lòng với việc làm của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo để yêu cầu kiểm tra và giải quyết. b. Sai. Tất cả công dân đều có quyền khiếu nại, tố cáo về việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Quyền này không chỉ dành riêng cho một số người. c. Sai. Theo Khoản 1, điều 12 Luật khiếu nại năm 2011 quy định, Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại; Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại d. Đúng. Người khiếu nại cần cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan để hỗ trợ khiếu nại của họ và giúp trong quá trình xác minh và giải quyết vụ việc. e. Đúng. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung mà họ tố cáo. Nếu thông tin tố cáo không chính xác hoặc sai lệch, họ có thể phải chịu hậu quả pháp lý. LT 2 Trả bài tập hỏi 2 trang 111 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Hành vi nào dưới đây thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo? a. Anh A không đồng ý với quyết định buộc thôi việc của Ban Giám đốc Công ty T nên anh đã gửi đơn khiếu nại đến người ra quyết định này. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... b. Chị B không chấp hành quyết định hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... c. Chị H đề nghị cơ quan công an áp dụng biện pháp bảo vệ vì nội dung tố cáo có ảnh hưởng đến chị và gia đình. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... d. Vì bị tố cáo sai sự thật nên anh M đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lí người cố ý tố cáo sai sự thật và người giải quyết tố cáo trái pháp luật. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... Phương pháp giải: Đọc và chỉ ra các hành vi thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo. Lời giải chi tiết: a. Thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo. b. Không thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo. c. Thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo. d. Thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo. LT 3 Trả lời bài tập 3 trang 112 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Em hãy đánh giá và chỉ ra hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo. a. Chị M là kế toán của xã Y. Do mâu thuẫn với Chủ tịch xã, chị đã cố ý tạo chứng cứ giả để tố ông về tội lạm dụng công quỹ và làm chứng từ giả với cơ quan có thẩm quyền. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... b. Cán bộ B khuyên anh A không nên tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Y để tránh bị trả thù. Tuy nhiên, anh A đã không đồng ý và gửi đơn tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... c. Anh T phát hiện chị K có hành vi sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý. Anh T đã không tố cáo hành vi vi phạm của chị K. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... Phương pháp giải: Đọc các trường hợp và đánh giá, chỉ ra hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo. Lời giải chi tiết: a. Chị M tạo chứng cứ giả và làm chứng từ giả để tố ông về tội lạm dụng công quỹ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hành vi này không chỉ gây thiệt hại cho người bị buộc tội mà còn phá vỡ tính công bằng và trật tự pháp lý. Chị M có thể phải chịu hậu quả pháp lý và mất công việc. b. Nếu anh A không tố cáo thì công ty Y lại tiếp tục vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu tới xã hội và cộng đồng. c. Anh T không tố cáo hành vi vi phạm của chị K, trong trường hợp này, hậu quả là chị K sẽ tiếp tục việc tổ chức sử dụng trái phép ma túy và tiềm tàng nguy cơ cho xã hội và cộng đồng. Việc không tố cáo có thể dẫn đến việc không có biệnpháp giám sát hoặc can thiệp để ngăn chặn sử dụng chất ma túy trái phép. LT 4 Trả lời bài tập 4 trang 112 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi. Trường hợp 1. Anh B bị Công an xã M đưa đi kiểm tra chất ma tuý tại trạm y tế xã và cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, anh A không đồng ý với kết quả này: “Tôi không chấp nhận kết quả vì bản thân tôi chưa bao giờ sử dụng ma tuý và các chất gây nghiện trái pháp luật”. Nhưng anh A vẫn bị công an xã lập biên bản và phạt 750 000 đồng. Sau đó, anh A đi kiểm tra lại về chất ma tuý tại Bệnh viện Đa khoa huyện X và cho kết quả âm tính với các chất gây nghiện. - Em có nhận xét như thế nào về Biên bản xử phạt của Công an xã M? ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... - Anh A nên làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... Trường hợp 2. Vừa qua, xã T triển khai công tác trợ cấp tiền cho người nghèo ăn Tết. Sẵn có mâu thuẫn cá nhân, ông B đã xúi giục bà Y và anh H là người dân thuộc diện không được trợ cấp đi lan truyền thông tin Chủ tịch xã T chi tiền không đúng đối tượng, có tư lợi cá nhân. Tuy nhiên, bà Y và anh H kiên quyết phản đối: “Chúng tôi không đồng ý! Vì làm như vậy là vi phạm pháp luật đấy!” Sau đó, ông B đã sử dụng tài khoản mạng xã hội của mình để đăng tải nội dung này, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của Chủ tịch xã T. - Em có nhận xét như thế nào về hành vi của ông B, bà Y và anh H? ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... - Theo em, có nên tố cáo hành vi của ông B đến cơ quan chức năng không? Vì sao? ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... Phương pháp giải: Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Trường hợp 1: - Biên bản xử phạt của Công an xã M có sai sót và cần được xem xét lại. - Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Anh A cần đưa ra bằng chứng và giấy tờ liên quan để chứng minh sự không chính xác của kết quả ban đầu. Nếu không thể giải quyết tại cấp xã, anh A có thể nộp đơn khiếu nại tới cơ quan chức năng cấp cao hơn để yêu cầu xem xét lại quyết định và đòi lại quyền của mình. Trường hợp 2: - Ông B đã xúi giục bà Y và anh H để lan truyền thông tin sai lệch và có thể gây hại cho danh dự và uy tín của Chủ tịch xã T. Hành vi này được xem xét là lừa dối, gây rối và gây mất ổn định trong cộng đồng. Ông B cũng đã sử dụng tài khoản mạng xã hội của mình để đăng tải thông tin sai lệch, đe dọa danh dự của Chủ tịch xã T. Điều này có thể coi là hành vi phỉ báng và tấn công cá nhân. Bà Y và anh H đã kiên quyết phản đối hành vi của ông B, hành vi của 2 người là đúng đắn. - Theo quan điểm của em là nên tố cáo ông B vì hành vi của ông B gây hại đến danh dự và uy tín của Chủ tịch xã T, cũng như gây mất ổn định trong cộng đồng. LT 5 Trả lời bài tập 5 trang 114 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Em sẽ làm gì nếu phát hiện các hành vi xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân? ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………… Phương pháp giải: Liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Nếu phát hiện các hành vi xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, em sẽ báo cáo với cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lí theo đúng quy định pháp luật. VD Trả lời câu hỏi trang 114 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Hãy viết một bức thư (khoảng 150 chữ) chia sẻ với bạn những hoạt động mà em đã tự giác thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………… Phương pháp giải: Viết một bức thư (khoảng 150 chữ) chia sẻ với bạn những hoạt động mà em đã tự giác thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo. Lời giải chi tiết: Hà Nội, ngày... tháng... năm.... Hoàn thân mến! Mình là Minh đây. Mình muốn chia sẻ về những hoạt động mà mình tự giác thực hiện để tuân thủ các quy định về quyền và nghĩa vụ công dân liên quan đến khiếu nại và tố cáo. Trong quá trình học tập và trong cuộc sống hàng ngày, mình luôn đặt bản thân vào vị trí của người có trách nhiệm. Mình đã tự giác tham gia vào các cuộc thảo luận về các vấn đề xã hội và chính trị trong trường học và cũng như trong cộng đồng. Mình cố gắng nắm rõ quyền và nghĩa vụ của công dân, và luôn thể hiện sự tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác. Đồng thời, mình đã học cách sử dụng các kênh phù hợp để khiếu nại và tố cáo khi có sự vi phạm hoặc vấn đề cần được giải quyết. Mình cảm thấy tự hào khi có cơ hội tham gia vào việc bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng thông qua các hoạt động công dân. Hy vọng rằng những nỗ lực của mình sẽ góp phần nhỏ vào việc duy trì một xã hội công bằng và phát triển. Chúc Hoàn luôn luôn mạnh khỏe và học tập thật tốt. Mong sớm nhận được thư của cậu. Bạn của cậu, Minh.
Quảng cáo
|