Giải bài thực hành trang 149 SGK Địa lí 6 Cánh Diều1. Quan sát hình 12.1, trả lời các câu hỏi sau: - Khu vực này có dạng địa hình gì? - Độ cao lớn nhất của địa hình ở khu vực này là bao nhiêu mét? - Sông Nậm Rốm bắt nguồn ở độ cao bao nhiêu mét? - Các bản làng nằm tập trung ở độ cao khoảng bao nhiêu mét? - Hướng nghiêng của địa hình là hướng nào? 2. Đoạn thẳng nối từ A đến B là lát cắt địa hình ở khu vực này. Quan sát lát cắt A - B, trả lời các câu hỏi sau: ... Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Đề bài 1. Quan sát hình 12.1, trả lời các câu hỏi sau: - Khu vực này có dạng địa hình gì? - Độ cao lớn nhất của địa hình ở khu vực này là bao nhiêu mét? - Sông Nậm Rốm bắt nguồn ở độ cao bao nhiêu mét? - Các bản làng nằm tập trung ở độ cao khoảng bao nhiêu mét? - Hướng nghiêng của địa hình là hướng nào? 2. Đoạn thẳng nối từ A đến B là lát cắt địa hình ở khu vực này. Quan sát lát cắt A - B, trả lời các câu hỏi sau: - Lát cắt A - B được cắt theo hướng nào? - Điểm cao nhất của lát cắt là bao nhiêu mét?...
Video hướng dẫn giải Phương pháp giải - Xem chi tiết Quan sát hình 12.1: - Trích mảnh bản đồ vùng núi Tây Bắc ở Việt Nam. - Quan sát vào biểu đồ phía dưới cùng, bên phải bản đồ: + Xác định độ cao lớn nhất của địa hình ở khu vực này. + Xác định sông Nậm Rốm bắt nguồn ở độ cao bao nhiêu mét. - Các bản làng (kí hiệu bằng hình vuông nhỏ màu đen) => Xác định nơi tập trung nhiều các kí hiệu hình vuông đen (xem nó ở độ cao khoảng bao nhiêu mét - dựa vào đường đồng mức). - Hướng nghiêng của địa hình => Xác định dựa vào độ cao các đường đồng mức (cao ở tây bắc, thấp dần về phía đông nam). - Hướng lát cắt A - B (điểm A: hướng đông bắc, điểm B: hướng tây nam). - Quan sát vào biểu đồ phía dưới cùng, bên phải bản đồ => Xác định điểm cao nhất của lát cắt. Lời giải chi tiết 1. Đọc lược đồ địa hình - Khu vực này có dạng địa hình núi. - Độ cao lớn nhất của địa hình ở khu vực này là 1900 m. - Sông Nậm Rốm bắt nguồn ở độ cao 1600 m. - Các bản làng nằm tập trung ở độ cao khoảng 800 - 1000 m. - Hướng nghiêng của vùng núi Tây Bắc là hướng tây bắc - đông nam. 2. Đọc lát cắt địa hình - Lát cắt A - B được cắt theo hướng tây bắc - đông nam. - Điểm cao nhất của lát cắt là 1 900 m. - Điểm thấp nhất của lát cắt là 800 m.
Quảng cáo
|