Giải phần III. Thực hành xây dựng kịch bản sân khấu và tập diễn xuất - CTST- Lập dàn ý cho kịch bản chuyển thể từ một trong những tác phẩm văn học sau: Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
1. Bài tập thưc hành viết kịch bản sân khấu Câu 1 - Lập dàn ý cho kịch bản chuyển thể từ một trong những tác phẩm văn học sau: + Sự tích Hồ Gươm, Bánh chưng, bánh giầy (Ngữ văn 6, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021): lưu ý hai sự kiện chính là mượn gươm và trả gươm trong Sự tích Hồ Gươm và chuỗi sự kiện các hoàng tử đua tranh dự thi làm mâm cỗ, Lang Liêu được thần báo mộng; sự hài lòng truyền ngôi cho Lang Liêu của Vua Hùng. + Đất rừng phương Nam - Đoàn Giỏi, Giang - Bảo Ninh, Buổi học cuối cùng - An-phông-xơ Đô-đê, Lời má năm xưa - Trần Bảo Định,… (Ngữ văn 10, tập hai, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022) + Một tác phẩm văn học do bạn lựa chọn… - Sử dụng bảng kiểm dưới đây để tự kiểm tra kĩ năng lập dàn ý cho kịch bản văn học của bạn: Bảng kiểm kĩ năng lập dàn ý cho kịch bản chuyển thể từ tác phẩm văn học
Phương pháp giải: Lập dàn ý từ những tác phẩm văn học trên. Lời giải chi tiết: Mở bài: Giới thiệu được tác phẩm Sự tích Hồ Gươm. Thân bài: - Nhan đề kịch bản: Sự tích Hồ Gươm - Kịch bản sân khấu gồm: 2 cảnh: Cảnh mượn gươm, cảnh trả gươm. - Những sự kiện ở các cảnh được sắp xếp theo trình tự thời gian. - Cảnh Lê Lợi nhận được gươm thần đảm nhiệm vai trò nút thắt mâu thuẫn, xung đột. Lê Lợi nhận được lưỡi gươm thông qua Lê Thận - một thành viên của nghĩa quân Lam Sơn (trước đó làm nghề đánh cá, đã kéo lưới được một lưỡi gươm) và trực tiếp lấy chuôi gươm trên ngọn cây đa. Sau đó, Lê Lợi tra lưỡi gươm vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận đã tự nguyện dâng thanh gươm cho Lê Lợi. - Cảnh cuộc chiến kết thúc, trao trả gươm đảm nhiệm vai trò gỡ nút thắt mâu thuẫn, xung đột. - Thông điệp muốn truyền tải đến người xem: + Ca ngợi người anh hùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã có công giết giặc, cứu nước. + Giải thích tên gọi của một di tích lịch sử - văn hóa Hồ Gươm. + Khẳng định sức mạnh của chính nghĩa… - Dự trù những đạo cụ, hình dung cách sắp xếp bố cục sân khấu để làm nổi bật thông điệp. + Đạo cụ: Lưỡi gươm, chuôi gươm, rùa Vàng, lưới đánh cá, phục trang nhân vật,… + Bố cục sân khấu: Trên sông nước, trong nhà, giữa hồ,… (tái hiện được không gian, thời gian đặc trưng trong truyền thuyết) Kết bài: Khẳng định lại thông điệp thông qua tác phẩm vừa chuyển thể. 1. Bài tập thưc hành viết kịch bản sân khấu Câu 2 - Hãy viết các lời chỉ dẫn sân khấu (hướng dẫn về diễn xuất cho diễn viên), chỉnh sửa các lời thoại trong trích đoạn dưới đây (nếu cần), đặt nhan đề, ghi các thông tin chỉ dẫn cần thiết,… để có một màn kịch phù hợp với yêu cầu trình diễn - Sử dụng bảng kiểm dưới đây để tự kiểm tra kĩ năng viết lời thoại, chỉ dẫn sân khấu và hoàn tất kịch bản văn học của bạn: Bảng kiểm kĩ năng viết lời thoại và chỉ dẫn sân khấu cho kịch bản chuyển thể từ tác phẩm văn học
Phương pháp giải: - Viết các lời chỉ dẫn sân khấu (hướng dẫn về diễn xuất cho diễn viên). - Chỉnh sửa các lời thoại trong trích đoạn trên (nếu cần). - Đặt nhan đề, ghi các thông tin chỉ dẫn cần thiết,… Lời giải chi tiết: - Đối với lời thoại của nhân vật: ghi chỉ dẫn sân khấu hướng dẫn hành vi, giọng nói, sắc thái biểu cảm,… của nhân vật tương ứng với từng lời thoại. - Đối với các đoạn miêu tả, bạn cần: Chuyển đổi thành các chỉ dẫn không gian, thời gian; chú thích gợi ý bố trí sân khấu, sự xuất hiện/biến mất của nhân vật/nhóm nhân vật,… 1. Bài tập thưc hành viết kịch bản sân khấu Câu 3 - Bạn hãy thực hiện các công việc tương tự Bài tập 2 để chuyển một trong hai văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la, Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời (Ngữ văn 10, Tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022) thành một kịch bản văn học. - Sử dụng mẫu bảng kiểm ở Bài tập 2 để tự kiểm tra kĩ năng viết lời thoại, chỉ dẫn sân khấu và hoàn tất kịch bản văn học của bạn. Phương pháp giải: Chuyển một trong hai văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la, Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời (Ngữ văn 10, Tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022) thành một kịch bản văn học. Lời giải chi tiết: - Đối với văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la, khi chuyển sang kịch bản sân khấu, bạn cần lưu ý: + Xác định số lượng nhân vật, sự việc,… trong văn bản; bổ sung lời thoại,lượt thoại và chỉ dẫn sân khấu cho các nhân vật chưa có lời thoại. + Chỉnh sửa và bổ sung lời thoại (có sẵn) của các nhân vật, đính kèm chỉ dẫn sân khấu tương ứng. + Chuyển đổi các đoạn miêu tả thành những chỉ dẫn về diễn xuất/ bài trí sân khấu hoặc lời bàng thoại. - Đối với văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời bạn làm tương tự bài tập 2. 1. Bài tập thưc hành viết kịch bản sân khấu Câu 4 - Hãy viết và hoàn tất kịch bản văn học theo dàn ý đã có khi bạn thực hiện Bài tập 1. - Sử dụng mẫu bảng kiểm ở Bài tập 2 để tự kiểm tra kĩ năng viết lời thoại, chỉ dẫn sân khấu và hoàn tất kịch bản văn học của bạn. Phương pháp giải: Hoàn thành kịch bản theo dàn ý thực hiện bài tập 1. Lời giải chi tiết: * Bài tham khảo: MÀN I MƯỢN GƯƠM (Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng, những buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị giặc đánh cho tan tác. Thấy vậy, đức Long quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để họ giết giặc). Lê Thận Trên một bến vắng ở Thanh Hóa, buổi đêm. Lê Thận (thả lưới): - Mong hôm nay được mẻ cá nặng. (kéo lưới): - Ôi nặng phết đấy nhỉ! Chắc nay trời thương ta, cho ta cá to rồi. (thò tay bắt cá): - Một thanh sắt ư? Ta lại mừng hụt mất rồi. Thử chỗ khác xem nào. (Chàng vứt luôn xuống nước rồi lại thả câu ở một chỗ khác). Lê Thận (kéo lưới): - Lần này cũng nặng tay, mong là có con cá to một chút. (thò tay vớt lên): - Sao thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình thế này? (Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba vẫn là thanh sắt ấy mắc vào lưới). Lê Thận (lẩm bẩm): - Quái lạ! Đã vứt đi rồi mà nó vẫn mắc lại lưới được. (ghé mồi lửa lại nhìn xem, reo lên): - Ha ha! Một lưỡi gươm! (Về sau Thận gia nhập quân đoàn khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng đã mấy lần vào sinh ra tử ở nơi trận mạc để diệt lũ cướp nước). Lê Thận, Lê Lợi, một số người tùy tòng Nhà Lê Thận (Trong gian nhà tối om, thanh sắt hôm đó chợt sáng quắc lên ở một xó nhà). Lê Lợi (đến gần chỗ thanh sắt đang phát sáng, cầm lấy xem): - Trên lưỡi gươm này có chữ "Thuận Thiên" được khắc sâu. Lê Lợi (quay ra Lê Thận): - Là do nhà ngươi khắc lên phải không? (Lê Thận kể lại đầu đuôi câu chuyện nhặt được thanh sắt. Song tất cả mọi người đều không biết đó là báu vật). (Một hôm bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi gươm giắt vào lưng). Ba ngày sau Lê Thận, Lê Lợi, một số người tùy tòng, tướng lĩnh Căn cứ nghĩa quân (Lê Lợi kể lại chuyện bắt được chuôi gươm cho mọi người nghe). Tướng lĩnh (xôn xao): - Vậy sao chúng ta không thử tra gươm vào chuôi xem sao? (Lê Thận tra gươm vào chuôi thấy vừa như in). Lê Thận (nâng gươm lên ngang đầu nói với chủ tướng): - Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc! (Từ đó khí thế của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoàng trên mọi trận địa và làm cho quân Minh bạt vía. Chẳng mấy chốc tiếng tăm của quân Lam Sơn lan khắp nơi. Họ không phải trốn tránh trong rừng nữa mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương thực của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước). MÀN II TRẢ GƯƠM Một năm sau Lê Lợi, Rùa Vàng, một số người tùy tòng, tướng lĩnh Trên hồ Tả Vọng (Lê Lợi - bấy giờ đã là một vị thiên tử - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả-vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền chèo ra giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi làn nước xanh). Lê Lợi (ra lệnh): Cho thuyền đi chậm lại. (đứng ở mạn thuyền, thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy). Rùa Vàng (nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua, đứng nổi lên trên mặt nước và nói): - Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân! (Lê Lợi nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Cho đến khi gươm và rùa lặn xuống, người ta vẫn thấy có vệt sáng le lói dưới mặt nước hồ xanh. Và từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm). 2. Bài tập thực hành diễn xuất Câu 1 Phân biệt đọc diễn cảm và diễn xuất bằng giọng nói. Cho ví dụ bằng cách làm mẫu (có phân biệt đọc diễn cảm và diễn xuất bằng giọng nói) một vài câu thoại trong kịch bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt, hoặc trong màn kịch mà bạn tạo ra sau khi thực hiện bài tập thực hành viết số 2. Phương pháp giải: - Phân biệt đọc diễn cảm và diễn xuất bằng giọng nói. - Đưa ra ví dụ Lời giải chi tiết: - Đối với câu thoại thể hiện tâm trạng tức giận của nhân vật, HS điều chỉnh tông giọng, tốc độ nói nhanh, gấp gáp, dứt khoát, sử dụng cường độ, ngữ điệu để nhấn vào các từ ngữ quan trọng,… - Đối với câu thoại thể hiện sự luyến tiếc của nhân vật, HS cần hạ tông giọng trầm, tốc độ nói chậm, kéo dài âm lượng, kết hợp với các điểm dừng trong câu thoại, kèm theo tiếng thở dài,… - Chú ý đến độ tuổi, giới tính của nhân vật để có thể điều chỉnh giọng nói phù hợp, chẳng hạn, khi diễn xuất câu thoại của nhân vật là trẻ em, cần chỉnh tông giọng cao, trong trẻo,…; ngược lại, khi diễn xuất câu thoại của nhân vật là người lớn tuổi, cần chọn tông giọng trầm, khàn đục hơn,… - HS dù thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật thuộc giới tính, độ tuổi nào, cũng cần thể hiện rõ ràng, rành mạch lời thoại, không làm méo tiếng hoặc nuốt chữ,… Câu 2 Phân biệt đối thoại và độc thoại trong diễn xuất ngôn ngữ kịch. Cho ví dụ bằng cách diễn thử (có phân biệt đối thoại và độc thoại) một vài câu câu thoại trong kịch bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt hoặc trong màn kịch mà bạn tạo ra sau khi thực hiện bài tập thực hành viết số 2. Phương pháp giải: - Phân biệt đối thoại và độc thoại trong diễn xuất ngôn ngữ kịch. - Nêu ví dụ bằng cách diễn thử (có phân biệt đối thoại và độc thoại) một vài câu câu thoại trong kịch bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt, hoặc trong màn kịch mà bạn tạo ra sau khi thực hiện bài tập thực hành viết số 2. Lời giải chi tiết: - Độc thoại: tập trung vào câu thoại, chú ý vận dụng hiệu quả phương tiện phi ngôn ngữ (ánh mắt, cử chỉ, nét mặt,…) để thể hiện cao trào cảm xúc của nhân vật trong phân đoạn ấy. - Đối thoại: bên cạnh việc thể hiện được diễn biến tâm trạng của nhân vật, bạn phải định hướng được cách di chuyển, thực hiện các hành động biểu cảm khuôn mặt để tương tác với bạn diễn, biết dừng ở các lượt lời, lời thoại khi cần thiết. Câu 3 Nghiên cứu kịch bản, trải nghiệm vở diễn Hồn Trương Ba, da hàng thịt (tập trung lớp VII, có ghi chép và phân tích nhân vật, ngôn ngữ vai diễn). Kết hợp cặp đôi với một bạn trong lớp, lần lượt thay nhau tập diễn xuất các cặp vai trong màn kịch này: a. Hồn Trương Ba và xác hàng thịt b. Hồn Trương Ba và vợ Trương Ba c. Hồn Trương Ba và Đế Thích Phương pháp giải: - Xem kỹ vở diễn Hồn Trương Ba, da hàng thịt (tập trung lớp VII, có ghi chép và phân tích nhân vật, ngôn ngữ vai diễn). - Kết hợp cặp đôi với một bạn trong lớp, lần lượt thay nhau tập diễn xuất các cặp vai trong màn kịch này Lời giải chi tiết: - Đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Xác hàng thịt: + Nhân vật Hồn Trương Ba: giọng nói, ánh mắt, hành động, cử chỉ chuyển đổi từ mạnh mẽ, quyết liệt sang bất lực, buông xuôi, chán nản. + Nhân vật Xác hàng thịt: giọng nói, ánh mắt, hành động, cử chỉ thể hiện thái độ mỉa mai, đắc thắng. - Đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và vợ Trương Ba: + Nhân vật Hồn Trương Ba: giọng nói, ánh mắt, hành động, cử chỉ thể hiện được tâm trạng bế tắc, đau buồn. + Nhân vật vợ Trương Ba: giọng nói, ánh mắt, hành động, cử chỉ thể hiện được tâm trạng thất vọng, buồn chán. - Đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích: + Nhân vật Hồn Trương Ba: giọng nói, ánh mắt, hành động, cử chỉ thể hiện được thái độ quyết liệt, dứt khoát. + Nhân vật Đế Thích: giọng nói, ánh mắt, hành động, cử chỉ thể hiện được thái độ ngạc nhiên. Câu 4 Lập nhóm diễn viên, chọn người đạo diễn, phân vai và tập diễn xuất một màn kịch tự biên tự diễn hoặc màn kịch của tác giả chuyên nghiệp mà các bạn trong nhóm yêu thích và cho là khả thi. Phương pháp giải: Lập nhóm diễn viên, chọn người đạo diễn, phân vai và tập diễn xuất một màn kịch tự biên tự diễn hoặc màn kịch của tác giả chuyên nghiệp mà các bạn trong nhóm yêu thích. Lời giải chi tiết: Học sinh tự thực hiện
Quảng cáo
|