Phần câu hỏi bài 10 trang 143 Vở bài tập toán 6 tập 1

Giải phần câu hỏi bài 10 trang 143 VBT toán 6 tập 1. Vẽ đoạn thẳng AB dài 3cm, rồi vẽ trung điểm I của AB...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 23.

Vẽ đoạn thẳng \(AB\) dài \(3cm\), rồi vẽ trung điểm \(I\) của \(AB\).

…………

Phương pháp giải:

Dùng thước thẳng có vạch chia đơn vị để vẽ.

Lời giải chi tiết:

 

- Lấy điểm \(A\) bất kì, vẽ tia \(Ax\).

- Đặt thước sao cho mép thước nằm trên tia \(Ax\), vạch \(0\) của thước trùng với gốc \(A\), vạch \(3\) (cm) cho ta điểm \(B\), vạch \(1,5\) (cm) cho ta điểm \(I\).

Ta được \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\) dài \(3cm\).

 

Câu 24.

“Điểm chính giữa” (trung điểm) và “điểm nằm giữa” khác nhau thế nào?

Phương pháp giải:

Trung điểm \(M\) của đoạn thẳng \(AB\) là điểm nằm giữa \(A, B\) và cách đều \(A, B\).

Lời giải chi tiết:

 

* Cho ba điểm \(A, I, B\) thẳng hàng.

- \(I\) là điểm chính giữa của \(AB\) nếu \(IA = IB\).

- \(I\) là điểm nằm giữa hai điểm \(A, B\) nếu \(I\) nằm ở bên trong hai điểm \(A, B\).

Giống nhau: Trong hai trường hợp \(A, I, B\) đều thẳng hàng.

Khác nhau: Điểm chính giữa phải cách đều hai điểm còn lại, điểm nằm giữa không nhất thiết phải các đều hai điểm còn lại.

Chú ý: Điểm chính giữa là điểm nằm giữa, nhưng điểm nằm giữa chưa chắc là điểm chính giữa.

Câu 25.

Cho hình \(35\). Khoanh tròn vào chữ cái trước câu đúng.

(A) Trung điểm \(I\) của đoạn thẳng \(AB \) là điểm nằm giữa \(A, B\).

(B) Trung điểm \(I\) của đoạn thẳng \(AB\) là điểm cách đều \(A, B\).

(C) Trung điểm \(I\) của đoạn thẳng \(AB\) là điểm nằm giữa \(A, B\) và cách đều \(A, B\).

Phương pháp giải:

Trung điểm \(M\) của đoạn thẳng \(AB\) là điểm nằm giữa \(A, B\) và cách đều \(A, B\).

Lời giải chi tiết:

Chọn C.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close