Giải mục 4 trang 75, 76 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức

Các hình ảnh dưới đây có đặc điểm chung nào với hình chóp tam giác đều mà em đã học ở lớp 8?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

HĐ 7

Video hướng dẫn giải

Các hình ảnh dưới đây có đặc điểm chung nào với hình chóp tam giác đều mà em đã học ở lớp 8?

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của hình chóp tam giác đều để so sánh.

Lời giải chi tiết:

- Các cạnh bên đều bằng nhau.

- Các mặt bên của hình chóp này là tam giác cân.

- Chân đường cao trung với tâm đáy.

- Góc được tạo bởi mặt bên và mặt đáy đều bằng nhau.

- Góc được tạo bởi cạnh bên và mặt đáy đều bằng nhau.

LT 5

Video hướng dẫn giải

Cho hình chóp S.ABCD. Gọi tên các mặt bên và mặt đáy của hình chóp đó.

Phương pháp giải:

Hình chóp là một hình không gian gồm có một đa giác gọi là mặt đáy, các tam giác chung đỉnh gọi là mặt bên, đỉnh chung của các mặt bên đó gọi là đỉnh của hình chóp (h.2.4)

Lời giải chi tiết:

- Các mặt bên: (SAB), (SBC), (SCD), (SAD).

- Mặt đáy: ABCD.

HĐ 8

Video hướng dẫn giải

Trong các hình chóp ở HĐ7, hình chóp nào có ít mặt nhất? Xác định số cạnh và số mặt của hình chóp đó.

Phương pháp giải:

Quan sát các hình chóp, ta có thể đếm được số mặt và cạnh.

Lời giải chi tiết:

Hình thứ ba có ít mặt nhất. Có 4 mặt và 6 cạnh.

LT 6

Video hướng dẫn giải

Trong Ví dụ 6, xác định giao điểm của đường thẳng DF và mặt phẳng (ABC).

Phương pháp giải:

Để xác định giao điểm của một đường thẳng và một mặt phẳng, ta có thể tìm giao điểm của đường thẳng đó với một đường thẳng nằm trong mặt phẳng đã cho.

Lời giải chi tiết:

Xét trong mp(BCD) ta có: DE cắt BC tại K.

Xét trong mp(ADK) ta có: DF cắt AK tại H.

Như vậy, H thuộc đường thẳng DFAKAK nằm trong mp(ABC) suy ra H cũng nằm trong mp(ABC).

Do đó, H là giao điểm của DF và mp(ABC).

  • Bài 4.1 trang 77 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức

    Trong không gian, cho hai đường thẳng a,b và mặt phẳng (P). Những mệnh đề nào sau đây là đúng? a) Nếu a chứa một điểm nằm trong (P) thì a nằm trong (P) b) Nếu a chứa hai phân biệt thuộc (P) thì a nằm trong (P) c) Nếu a và b cùng nằm trong (P) thì giao điểm (nếu có) của a và b cũng nằm trong (P) d) Nếu a nằm trong (P) và a cắt b thì b nằm trong (P)

  • Bài 4.2 trang 77 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức

    Cho tam giác ABC và điểm S không thuộc mặt phẳng (ABC). Lấy D, E là các điểm lần lượt thuộc các cạnh SA, SB và D, E khác S. a) Đường thẳng DE có nằm trong mặt phẳng (SAB) không? b) Giả sử DE cắt AB tại F. Chứng minh rằng F là điểm chung của hai mặt phẳng (SAB) và (CDE).

  • Bài 4.3 trang 77 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức

    Cho mặt phẳng (P) và hai đường thẳng a, b nằm trong (P). Một đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b taij hai điểm phân biệt. Chứng minh rằng đường thẳng c nằm trong giao tuyến của hai mặt phẳng (ABM) và (SCD).

  • Bài 4.4 trang 77 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức

    Cho hình chóp tứ giác S.ABCD và M là một điểm thuộc cạnh SC (M khác S, C). Giả sử hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại N. Chứng minh rằng đường thẳng MN là giao tuyến của hai mặt phẳng (ABM) và (SCD).

  • Bài 4.5 trang 77 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức

    Cho hình chóp tứ giác S.ABCD và lấy một điểm E thuộc cạnh SA của hình chóp (E khác S, A).Trong mặt phẳng (ABCD) vẽ một đường thằng d cắt các cạnh CB, CD lần lượt tại M, N và cắt các tia AB, AD lần lượt tại P, Q.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close