Giải mục 1 trang 78, 79, 80 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức

Quan sát bốn tuyến đường trong Hình 4.13 và trả lời câu hỏi sau: a) Hai tuyến đường nào giao nhau? b) Hai tuyến đường nào không giao nhau? c) Hai tuyến đường nào song song?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

HĐ 1

Video hướng dẫn giải

Hình 4.13 minh hoạt bốn tuyến đường (được coi là thẳng) tại một nút giao ở Hà Nội.

Quan sát tình ảnh đó và trả lời các câu hỏi sau:

a) Hai tuyến đường nào giao nhau?

b) Hai tuyến đường nào không giao nhau?

c) Hai tuyến đường nào song song?

Phương pháp giải:

- Hai đường thẳng giao nhau là hai đường thẳng có ít nhất 1 điểm chung

- Hai đường thẳng không giao nhau là hai đường thẳng không có điểm chung do song song hoặc do nằm ở 2 mặt phẳng khác nhau

- Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng cùng nằm trong 1 mặt phẳng và không có điểm chung

Lời giải chi tiết:

a) Hai tuyến đường giao nhau: Tuyến màu cam và màu xanh dương, tuyến màu cam và màu đỏ

b) Hai tuyến đường không giao nhau:  tuyến màu xanh lá và tuyến màu xanh dương, tuyến màu xanh lá và tuyến màu đỏ, tuyến màu xanh lá và tuyến màu cam, tuyến màu xanh dương và tuyến màu đỏ

c) Hai tuyến đường song song: Tuyến màu xanh dương và tuyến màu đỏ, tuyến màu xanh lá là tuyến màu cam

CH

Video hướng dẫn giải

Hãy tìm một số hình ảnh về hai đường thẳng song song, hai đường thẳng chéo nhau trong thực tiễn

Phương pháp giải:

Tìm kiếm trên mạng hoặc quan sát thực tế

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh về hai đường thẳng song song và hai đường thẳng chéo nhau trong thực tiễn:

LT 1

Video hướng dẫn giải

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành (H.4.17)

a) Trong các đường thẳng AB, AC, CD, hai đường thẳng nào song song, hai đường thẳng nào cắt nhau?

b) Gọi M, N lần lượt là hai điểm thuộc hai cạnh SA, SB. Trong các đường thẳng SA, MN, AB có hai đường thẳng nào chéo nhau hay không?

Phương pháp giải:

- Hai đường thẳng giao nhau là hai đường thẳng có ít nhất 1 điểm chung

- Hai đường thẳng không giao nhau là hai đường thẳng không có điểm chung do song song hoặc do nằm ở 2 mặt phẳng khác nhau

- Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng cùng nằm trong 1 mặt phẳng và không có điểm chung

Lời giải chi tiết:

a) Hai đường thẳng cắt nhau: ABAC, ACCD

Hai đường thẳng song song: ABCD

b) MN lần lượt thuộc hai cạnh SASB suy ra MN cũng thuộc mp(SAB)

Do đó các đường thẳng SA, AF, MN cùng nằm trên mặt phẳng (SAB) nên chúng không chéo nhau

LT 2

Video hướng dẫn giải

Trong hình chóp tứ giác S.ACBD (H.4.19), chỉ ra những đường thẳng:

a) Chéo với đường thẳng SA

b) Chéo vói đường thẳng BC

 

Phương pháp giải:

Nếu ab không cùng nằm trong bất kì mặt phẳng nào thì ta nói ab chéo nhau. Khi đó, ta cũng nói a chéo với b, hoặc b chéo với a.

Lời giải chi tiết:

a) Đường thẳng chéo với SA: CD, CB.

b) Đường thẳng chéo với BC: SA, SD.

VD 1

Video hướng dẫn giải

Một chiếc gậy được đặt một đầu dựa vào tường và đầu kia trên mặt sàn (H.4.20). Hỏi có thể đặt chiếc gậy đó song song với một trong các mép tường hay không?

Phương pháp giải:

Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng cùng nằm trong 1 mặt phẳng và không có điểm chung

Lời giải chi tiết:

Chiếc gậy được đặt một đầu dựa vào tường và đầu kia trên mặt sàn với mép tường tạo thành hai đường thẳng chéo nhau nên không thể song song

  • Giải mục 2 trang 80, 81, 82 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức

    Trong không gian, cho một đường thẳng d và một điểm M không nằm trên d (H.4.21). Gọi (P) là mặt phẳng chứa M và d. a) Trên mặt phẳng (P) có bao nhiêu đường thẳng đi qua M và song song với d? b) Nếu một đường thẳng đi qua M và song song với d thì đường thẳng đó có thuộc mặt phẳng (P) hay không?

  • Bài 4.9 trang 82 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức

    Trong không gian, cho ba đường thẳng a, b, c. Những mệnh đề nào sau đây là đúng?a) Nếu a và b không cắt nhau thì a và b song song b) Nếu c và c chéo nhau thì b và c không cùng thuộc một mặt phẳng c) Nếu a và b cùng song song với c thì a song song với b. d) Nếu a và b cắt nhau, b và c cắt nhau thì a và c cắt nhau

  • Bài 4.10 trang 82 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Trong các cặp đường thẳng sau, cặp đường thẳng nào cắt nhau, cặp đường thẳng nào song song, cặp đường thẳng nào chéo nhau? a) AB và CD b) AC và BD c) SB và CD

  • Bài 4.11 trang 82 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh bên SA, SB, SC, SD (H.4.27). Chứng minh rằng tứ giác MNPQ là hình bình hành

  • Bài 4.12 trang 82 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang (AB // CD). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh SA, SB. Chứng minh rằng tứ giác MNCD là hình thang.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close