Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 11 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Bắc Ninh với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Quảng cáo

Đề bài

I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm)

            Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là sai? Lực từ là lực tương tác

A. giữa hai nam châm

B. giữa hai điện tích đứng yên

C. giữa hai dòng điện 

D. giữa một nam châm và một dòng điện

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là đúng? Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường

A. vuông góc với đường sức từ

B. nằm theo hướng của đường sức từ

C. nằm theo hướng của lực từ 

D. không có hướng xác định

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là đúng? Độ lớn cảm ứng từ tại tâm một dòng điện tròn

A. tỉ lệ với cường độ dòng điện

B. tỉ lệ với chiều dài đường tròn

C. tỉ lệ với diện tích hình tròn

D. tỉ lệ nghịch với diện tích hình tròn

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là sai? Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi:

A.dòng điện tăng nhanh 

B. dòng điện giảm nhanh

C. dòng điện có giá trị lớn 

D. dòng điện biến thiên nhanh

Câu 5: Với \(\alpha  = \left( {\overrightarrow n ,\overrightarrow B } \right)\). Công thức tính từ thông gửi qua một mạch kín diện tích S là

A.\(\phi  = B{\rm{S}}\cos \alpha \)

B. \(\phi  = B{\rm{Ssin}}\alpha \)

C. \(\phi  = B{\rm{S/}}\cos \alpha \)

D. \(\phi  = B{\rm{S/sin}}\alpha \)

Câu 6: Độ lớn của suất điện động cảm ứng tỉ lệ với:

A. từ thông gửi qua mạch kín đó.

B. tốc độ biến thiên của từ thông gửi qua mạch kín đó.

C. thời gian biến thiên.

D. góc hợp bởi vecto pháp tuyến với vecto cảm ứng từ.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

a) Nêu định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

b) Nêu kết luận về bản chất dòng điện trong kim loại

Câu 2: (2 điểm)

a) Tính độ tự cảm của một ống dây hình trụ có chiều dài 1 m gồm 2000 vòng dây, mỗi vòng có bán kính 10 cm.

b) Một điện lượng 6,0 mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2,0 s. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.

Câu 3: (3 điểm): Một vật sáng đặt trước một thấu kính, trên trục chính ảnh của vật tạo bởi thấu kính bằng hai lần vật. Dời vật ra xa thấu kính một đoạn 60 cm, ảnh của vật ở vị trí mới vẫn bằng hai lần vật.

a) Thấu kính trên là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kỳ? Vì sao?

b) Tính tiêu cự của thấu kính

c) Tính khoảng cách giữa hai vị trí của ảnh trong hai trường hợp trên.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

1.B

2.B

3.A

4.C

5.A

6.B

Câu 1:

Phương pháp

Lực từ là lực tương tác giữa hai nam châm hoặc giữa hai dòng điện hoặc giữa một nam châm với một dòng điện.

Cách giải

Phát biểu sai là: giữa hai điện tích đúng yên.

Chọn B

Câu 2:

Phương pháp

Vecto cảm ứng từ tại một điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

Cách giải

Vecto cảm ứng từ tại một điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

Chọn B

Câu 3:

Phương pháp

Độ lớn cảm ứng từ tại tại tâm dòng điện tròn được xác định:

\(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

Cách giải

Ta có:

Độ lớn cảm ứng từ tại tại tâm dòng điện tròn được xác định:

\(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)

=>B tỉ lệ với cường độ dòng điện I

Chọn A

Câu 4:

Phương pháp

Sử dụng công thức \({e_{tc}} =  - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)

Cách giải

Ta có: \({e_{tc}} =  - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)

Từ công thức ta thấy suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi dòng điện biến thiên (tăng nhanh hoặc giảm nhanh). Nó không phụ thuộc vào giá trị dòng điện lớn hay nhỏ mà chỉ phụ thuộc vào độ tự cảm L và độ biến thiên của dòng điện.

Chọn C

Câu 5:

Công thức tính từ thông gửi qua một mạch kín diện tích S là: \(\phi  = B{\rm{S}}\cos \alpha \)

Chọn A

Câu 6:

Phương pháp

Công thức của suất điện động cảm ứng: \({e_c} =  - \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}\)

Cách giải

Ta có: \({e_c} =  - \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}\)

Suy ra: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông gửi qua mạch kín đó.

Chọn B

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Sử dụng lý thuyết về dòng điện trong kim loại

Cách giải

a)

Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.

b)

Bản chất dòng điện trong kim loại: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường.

Câu 2:

Phương pháp

Sử dụng các công thức: \(\left\{ \begin{array}{l}L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}}}{l}S\\I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\end{array} \right.\)

Cách giải

a)

Độ tự cảm của ống dây là:

\(\begin{array}{l}L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}}}{l}S = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}}}{l}\pi {R^2}\\ = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{{2000}^2}}}{1}\pi .{({10.10^{ - 2}})^2} = 0,158(H)\end{array}\)

b)

6 mC = 6.10-3  C

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là:

\(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}} = \frac{{{{6.10}^{ - 3}}}}{2} = {3.10^{ - 3}}(A)\)

Kết luận:

a) \(L = 0,158H\)

b) \(I = {3.10^{ - 3}}A\)

Câu 3:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết sự tạo ảnh của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.

Sử dụng công thức tính độ phóng đại ảnh \(k =  - \frac{{d'}}{d}\)

Cách giải

a) Ảnh của vật tạo bởi thấu kính trong cả hai trường hợp đều lớn hơn bằng hai lần vật. Một trường hợp sẽ là ảnh thật ngược chiều với vật và trường hợp còn lại sẽ là ảnh ảo cùng chiều với vật.

=>Thấu kính là thấu kính hội tụ.

b)

+ Ở Vị trí thứ nhất (ảnh ảo, cùng chiều với vật) ta có:

\(k > 0 \Rightarrow k =  - \frac{{d'}}{d} = 2 \Rightarrow d' =  - 2{\rm{d}}\)

\( \Rightarrow f = \frac{{d.d'}}{{d + d'}} = \frac{{d.( - 2{\rm{d)}}}}{{d - 2{\rm{d}}}} = 2d\) (1)

+ Khi dời vật ra xa thấu kính một đoạn 60 cm (ảnh thật, ngược chiều với vật) ta có:

\(k' < 0 \Rightarrow k' =  - \frac{{d''}}{{d + 60}} =  - 2 \\\Rightarrow d'' = 2\left( {d + 60} \right)\)

\( \Rightarrow f = \frac{{2.\left( {d + 60} \right).\left( {d + 60} \right)}}{{2.\left( {d + 60} \right) + \left( {d + 60} \right)}} = \frac{{2\left( {d + 60} \right)}}{3}\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra:

\(2{\rm{d}} = \frac{{2(d + 60)}}{3} \\\Leftrightarrow 6d = 2{\rm{d}} + 120 \Rightarrow d = 30cm\)

Thay vào (1) ta có tiêu cự của thấu kính là: \(f = 2{\rm{d}} = 2.30 = 60cm\)

c)

Khoảng cách giữa hai vị trí của ảnh trong hai trường hợp trên là:

\(L = d' + d'' =  - 2d + 2(d + 60) \\=  - 2.30 + 2(30 + 60) = 120cm\)

Kết luận:

a)Thấu kính hội tụ

b) \(f = 60cm\)

c) L = 120 cm

Loigiaihay.com

Quảng cáo

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close