Giải đề thi học kì 2 hoá lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Phan Huy ChúGiải chi tiết đề thi học kì 2 môn hoá lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Song ngữ Horizon với cách giải nhanh và chú ý quan trọng Quảng cáo
Đề bài Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Ozon tan trong nước ít hơn oxi B. Ozon là chất khí màu xanh nhạt, mùi đặc trưng C, Ozon là một dạng thù hình của oxi D. Tầng ozon có khả năng hấp thụ tia tử ngoại. Câu 2: Hiện tượng quan sát được khi sục khí SO2 vào H2S là? A. không có hiện tượng gì xảy ra B. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng C. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen D. Có bọt khí bay lên Câu 3: Để pha loãng H2SO4 đặc, người ta dùng cách nào sau đây? A. Rót từ từ nước vào axit H2SO4 đặc B. Đổ nhanh nước vào axit đặc, khuấy đều C. Rót từ từ axit H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều D. Đổ nhanh H2SO4 đặc vào nuóc Câu 4: Ở điều kiện thường chất nào là chất rắn, màu vàng? A. S B. H2S C. SO3 D. H2SO4 Câu 5: Khi tác dụng với phi kim có hoạt động mạnh hơn, S thể hiện tính chất hóa học nào? A. +1, +6 B. -2, +6 C. -2, +4 D. +4, +6 Câu 6: Hidrosunfua là chất khí A. Không độc B. Có màu vàng C. Nhẹ hơn không khí D. có mùi trứng thối. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Oxi tan nhiều trong nước B. Oxi có vai tro quyết định sự sống của con người và động vật C. Oxi nặng hơn không khí D. Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị Câu 8: Cho 2,8 gam Fe tác dụng hết với S, sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối? A. 5,5 g B. 4,4 g C. 2,2 g D. 8,8 g Câu 9: Chất khí nào sau đây có mùi hắc, tan nhiều trong nước? A. O2 B. H2S C. CO2 D. SO2 Câu 10: Oxi (Z =8) thuộc nhóm nào trong bảng hệ thống tuần hoàn? A. V A B. IV A C. VI A D. VII A Câu 11: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong H2S là? A. -2 B. +2 C. +4 D. +1 Câu 12: Hóa chất dùng để phân biệt dung dịch Na2SO4, NaCl là? A. CuCl2 B. KNO3 C. MgSO4 D. BaCl2 Câu 13: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với cả hai chất nào sau đây? A. Ba(OH)2, Ag B. CuO, NaCl C. Na2CO3, FeS D. FeCl3, Cu Câu 14: Cấu hình e lớp ngoài cùng của lưu huỳnh là? A. 2s22p4 B. 3s23p4 C. 2s22p6 D. 3s23p6 Câu 15: Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế, thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là? A. Lưu huỳnh B. Vôi sống C. Muối ăn D. Đường tinh luyện Câu 16: Dung dịch H2S không thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây? A. Cl2 B. NaOH C. O2 D. SO2 Câu 17: Người ta có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước là vì khí oxi A. nặng hơn nước B. khó hóa lỏng C. tan ít trong nước D. nhẹ hơn nước Câu 18: Hai chất nào sau đây đều phản ứng được với oxi? A. Mg, Cl2 B. CO, CO2 C. H2,Na D. Mg, Au Câu 19: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim B. Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hóa khử C. Oxi phản ứng trực tiếp với hầu hết các kim loại D. Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động hóa học mạnh, có tính OXH mạnh Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Lưu huỳnh chỉ có tính OXH B. Lưu huỳnh vừa có tính khử và tính OXH C. Lưu huỳnh chỉ có tính khử D. Lưu huỳnh không có tính OXH, khử Câu 21: Cặp kim loại nào sau đây thụ động với H2SO4 đặc nguội? A. Cu, Ag B. Cu, Cr C. Al, Fe D. Zn, Al Câu 22: Chất nào sau đây không tan trong nước? A. FeSO4 B. BaSO4 C. Na2SO4 D. CuSO4 Câu 23: Nguyên liệu dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là? A. H2O C. H2SO4 B. KMnO4 D. O3 Câu 24: Sục 0,125 mol khí SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng được dung dịch chứa chất tan là? A. NaOH và Na2SO3 B. Na2SO3 và NaHSO3 C. NaHSO3 D. Na2SO3 Câu 25: Phản ứng nào sau đây SO2 thể hiện tính khử? A. SO2 + H2O \(\overset{{}}{leftrightarrows}\) H2SO3 B. SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O C. SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4 D. SO2 + H2S → S + H2O Câu 26: Trong công nghiệp, 90% lượng lưu huỳnh khai thác được dùng để điều chế chất nào sau đây? A. H2S B. FeS2 C. Na2SO3 D. H2SO4 Câu 27: Dung dịch nào sau đây được dùng làm thuốc thử để phân biệt được khí O2 và O3 bằng phương pháp hóa học? A. NaOH B. CuSO4 C. KI + hồ tinh bột D. H2SO4 Câu 28: Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa sinh H2S nhưng trong không khí lượng H2S rất ít. Nguyên nhân của sự việc này là do H2S A. Sinh ra bị oxi không khí OXH chậm B. Tan được trong nước C. Bị phân hủy ở nhiệt độ thường tạo S và H2 D. Bị CO2 có trong không khí OXH thành chất khác Câu 29: Phản ứng được dùng để điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm là? A. C + H2SO4 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\)2SO2 + CO2 + 2H2O B. 4FeS2 + 11O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\)8SO2 + 2Fe2O3 C. 3S + 2KClO3 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\)2SO2 + 2KCl D. Cu + 2H2SO4(đ) \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\)CuSO4 + SO2 + 2H2O Câu 30: Ứng dụng nào sau đây không phải của ôzn A. Sát trùng nước sinh hoạt B. Chữa sâu răng C. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm Câu 31: Cho các thí nghiệm: a, Cho đường saccarozo vào dung dịc H2SO4 đặc b, Cho FeO vào dung dịch H2SO4 loãng c, cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc nguội d, Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc nóng Số thi nghiệm sinh ra chất khí là? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 9,4 gam hỗn hợp ancol etylic và ancol metylic (tỉ lệ số mol là 2:3) cần dùng bao nhiêu lít khí oxi. Biết sản phẩm sau phản ứng thu được chỉ gồm CO2 và H2O A. 8,96 lít B. 16,8 lít C. 13,44 lít D. 11,76 lít Câu 33: Đun nóng hỗn hợp 4,2 gam bột Fe và 1,2 gam bột S trong điều kiện không có oxi, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Cho toàn bộ Y vào 200 ml dung dịch HCl vừa đủ thu được một hỗn hợp khí bay ra. Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là? A. 0,75 M B. 0,50 M C. 0,25 M D. 0,15 M Câu 34: Hấp thụ hoàn toàn V lít H2S (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1,25M thu được dung dịch X có chứa 12,3 gam hỗn hợp muối. Gía trị của V là? A. 4,032 B. 3,36 C. 5,60 D. 4,480 Câu 35: Hấp thụ hết 3,36 lít khí SO2 vào 200 ml dung dịch NaOH 2M cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 18,9 g B. 22,9 g C. 16,8 g D. 22,3 g Câu 36: Cho 24,6 gam hỗn hợp Zn và Fe tác dụng vừa đủ với 420 ml dung dịch H2SO4 1M loãng. Phần trăm khối lượng Fe có trong hỗn hợp ban đầu là? A. 27,3 % B. 32,4 % C. 68,3% D. 31,7% Câu 37: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,3 mol khí H2. Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với axit H2SO4 dư, đun nóng thu được 11,2 lít khí SO2 (đktc). Biết các bản ứng xảy ra hoàn toàn, SO2 là sản phẩm khử duy nhất S+6. Gía trị m và khối lượng H2SO4 đã phản ứng lần lượt là? A. 54 và 58,8 gam B. 24 và 107,8 gam C. 24 và 58,8 gam D. 54 và 107,8 gam Câu 38: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (chỉ có hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc), 5,76 gam S (không có sản phẩm khử nào khác) và dung dịch X có chứa 105,6 gam muối Fe2(SO4)3, MSO4. Mặt khác nếu như hòa tan hết m gam X ban đầu với dung dịch HCl dư thu được 16,128 lít khí H2. Kim loại M là? A. Mg B. Cu C. Zn D. Al Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam bột một kim loại hóa trị II trong oxi dư thu được chất rắn X có khối lượng 16,2 gam. Kim loại đó là? A. Zn B. Ca C. Cu D. Mg Câu 40: Cho 4,32 gam Al và 6,4 gam Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư. Sau phản ứng thu được V lít khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Gía trị của V là? A. 6,72 B. 3,36 C. 11,2 D. 7,616 Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Phương pháp giải Xem lại phần tính chất của ozon có trong chương trình hóa học lớp 10 Hướng dẫn giải A sai do ozon có khả năng tan trong nước nhiều hơn 16 lần so với oxi Đáp án A Câu 2: Phương pháp giải Xem lại phần tính chất hóa học của SO2 Hướng dẫn giải Ta có PTHH: SO2 + H2S → 3S + 2H2O => Sau phản ứng , dung dịch xuất hiện vẩn đục vàng của lưu huỳnh (S) Đáp án B Câu 3: Phương pháp giải: Xem lại phần tính chất vật lý của H2SO4 đặc Hướng dẫn giải: Để pha loãng H2SO4 đặc ta cần rót từ từ axit H2SO4 đặc vào nước và khuấy đều Đáp án C Câu 4: Phương pháp giải: Xem lại phần rính chất vật lý của S và các hợp chất của S Hướng dẫn giải Ở điều kiên thường, S tồn tại ở thể rắn, có màu vàng Đáp án A Câu 5: Phương pháp giải: Xem lại phần tính chất hóa học của S Hướng dẫn giải: Khi tác dụng với phi kim hoạt động mạnh hơn, S thường thể hiện số oxi hóa +4, +6 (đóng vai trò là chất khử) Đáp án D Câu 6 Phương pháp giải: Xem lại phần tính chất của H2S Hướng dẫn giải H2S là chất khí có mùi trứng thối Đáp án D Câu 7: Phương pháp giải: Xem lại phần tính chất vật lý của oxi Hướng dẫn giải A sai do oxi ít tan trong nước Đáp án A Câu 8: Phương pháp giải Tính nFe => nFeS => mFeS Hướng dẫn giải nFe = 2,8 : 56 = 0,05 (mol) nFe = nFeS = 0,05 (mol) Vậy mFeS = 0,05 * (56 + 32) = 4,4 (gam) Đáp án B Câu 9: Phương pháp giải: Xem lại tính chất vật lý của các chất khí O2, H2S, SO2. Hướng dẫn giải: Trong các chất có trong đáp án, chất khí có mùi hắc, tan nhiều trong nước là SO2 Đáp án D Câu 10: Phương pháp giải: Xem lại chương oxi – lưu huỳnh, dựa vào cấu hình e của O để suy ra vị trí oxi trong bảng hệ thống tuần hoàn Hướng dẫn giải Z = 8 : 1s22s22p4 => oxi thuộc nhóm VIA Đáp án C Câu 11: Phương pháp giải: Xem lại cách xác định số oxi hóa có trong chương trình hóa học 10 Hướng dẫn giải: Số oxi hóa của S trong H2S là -2 Đáp án A Câu 12 Phương pháp giải: Xem lại phần tính chất hóa học của muối sunfat Hướng dẫn giải: Cho 2 dung dịch Na2SO4 và NaCl tác dụng với BaCl2, dung dịch nào thấy xuất hiện kết tủa thì đó là Na2SO4. BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl Còn lại là NaCl Đáp án D Câu 13: Phương pháp giải: Xem lại phần tính chất hóa học của H2SO4 loãng Hướng dẫn giải Các chất có khả năng tác dụng được với H2SO4 loãng: Kim loại hoạt động, bazo, oxit bazo, muối của axit yếu. => 2 chất tác dụng được với H2SO4 loãng là Na2CO3 và FeS Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2 FeS + H2SO4 →FeSO4 + H2S Đáp án C Câu 14: Phương pháp giải: Xem lại phần vị trí S có trong bảo hệ thống tuần hoàn Hướng dẫn giải: S có Z = 16 : 1s22s22p63s23p4 => Cấu hình e lớp ngoài cùng của S là 3s23p4 Đáp án B Câu 15: Phương pháp giải: Xem lại phần tính chất tác dụng với kim loại của S Hướng dẫn giải Do có khả năng tác dụng với Hg ở nhiệt độ thường nên S được dùng để rắc lên Hg nhằm gom lại S + Hg → HgS Đáp án C Câu 16: Phương pháp giải: H2S không thể hiện tính khử khi tác dụng với bazo, kim loại Hướng dẫn giải H2S không thể hiện tính khử khi tác dụng với NaOH Đáp án B Câu 17: Phương pháp giải: Xem lại phần tính chất vật lý và tính chất hóa học của oxi Hướng dẫn giải: Người ta có thể thu được oxi bằng cách đẩy nước vì oxi tan ít trong nước Đáp án C Câu 18: Phương pháp giải: Xem lại phần tính chất hóa học của oxi Hướng dẫn giải: Oxi tác dụng được với hầu hết phi kim (trừ halogen), hầu hết kim loại (trừ Au, Pt,) => oxi tác dụng được với H2, Na Đáp án C Câu 19: Phương pháp giải: Xem lại phần tính chất hóa học của oxi Hướng dẫn giải: A sai do oxi phản ứng với hầu hết phi kim (trừ halogen) Đáp án A Câu 20: Phương pháp giải: Xem lại tính chất hóa học của S có trong chương trình SGK lớp 10 Hướng dẫn giải: S đơn chất có số oxi hóa là 0. Đây là số oxi hóa trung gian nên S vừa có tính khử và tính OXH Đáp án B Câu 21 Phương pháp giải: Xem lại tính chất của H2SO4 đặc Hướng dẫn giải: Al, Fe, Cr là những kim loại bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội Đáp án C Câu 22 Phương pháp giải: Xem lại đặc điểm của muối sunfat có trong chương trình hóa lớp 10 Hướng dẫn giải BaSO4 là muối không tan trong nước và axit Đáp án B Câu 23: Phương pháp giải: Xem lại cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: Phân hủy hợp chất giàu oxi Hướng dẫn giải: Người ta thường dùng KMnO4 để thu được khí oxi trong PTN 2KmnO4 K2MnO4 MnO2 O2 Đáp án C Câu 24: Phương pháp giải tính nSO2, nNaOH => T = nOH/nSO2 => thành phần muối sinh ra sau phản ứng Hướng dẫn giải n NaOH = 0,25 (mol) => T =nOH/nSO2 = 0,25 : 0,125 = 2 => Chất tan là Na2SO3 Đáp án D Câu 25 Phương pháp giải: SO2 thể hiện tính khử khi nó tác dụng với chất có tính OXH mạnh và sau phản ứng số OXH của S tăng lên (cụ thể là từ +4 lên +6) Hướng dẫn giải SO2 thể hiện tính khử trong phản ứng: SO2 + Br2 → HBr + H2SO4 Trong phản ứng này số oxh của S tăng từ +4 lên +6 Đáp án C Câu 26: Phương pháp giải: Xem lại phần ứng dụng của S trong đời sống xã hội Hướng dẫn giải: Người ta dùng phần lớn sản lượng S để sản xuất H2SO4 Đáp án D Câu 27 Phương pháp giải: O3 có tính oxi hóa manh hơn O2, xem lại tính chất hóa học của O3 để chọn phản ứng có hiện tượng thích hợp nhằm nhận biết 2 chất này Hướng dẫn giải Người ta dùng hồ tinh bột để nhận biết 2 chất này O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2 => I2 sinh ra làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh tím O2 không có phản ứng này nên không có hiện tượng Đáp án C Cau 28: Phương pháp giải Các em hãy vận dụng tính chất đặc trưng của H2S là tính khử, để trả lời cho câu hỏi này Hướng dẫn giải H2S không tồn tại trong tự nhiên nhiều là do khi sinh ra nó đã bị oxi không khí oxi hóa chậm Đáp án A Câu 29: Phương pháp giải: Xem lại cách điều chế SO2 trong công nghiệp Hướng dẫn giải Người ta điều chế SO2 trong công nghiệp bằng cách sử dụng quặng pirit để điều chế Đáp án B Câu 30: Hướng dẫn giải: Xem lại phần ứng dụng của ozon có trong SGK Hóa lớp 10 Phương pháp giải Người ta không dùng ozon để điều chế oxi trong PTN Đáp án D Câu 31: Phương pháp giải: Xem lại tính chất hóa học của H2SO4 đặc Hướng dẫn giải: a, C12H22O11 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)C + H2O C+ 2H2SO4 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)CO2 + 2SO2 + 2H2O b, FeO + H2SO4 →FeSO4 + H2O c, CuO + H2SO4đ, ng → CuSO4 + H2O Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O d, Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O Vậy có tất cả 2 trường hợp sinh ra chất khí (a, d) Đáp án B Câu 32 Phương pháp giải: Gọi nC2H5OH, CH3OH lần lượt là 2x, 3x mol => nC2H5OH, CH3OH Viết PTHH => nO2 => V O2 Hướng dẫn giải Gọi nC2H5OH, nCH3OH lần lượt là 2x, 3x => 2x * 46 + 3x * 32 = 9,4 => x = 0,05 => nC2H5OH, CH3OH lần lượt là 0,1 và 0,15 (mol) Ta có phương trình hóa học C2H5OH + 3O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)2CO2 + 3H2O 0,1 0,3 CH3OH + 3/2 O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CO2 + 2H2O 0,15 0,225 => nO2 phản ứng = 0,3 + 0,225 = 0,525 (mol) => V O2 = 11, 76 lít Đáp án D Câu 33 Phương pháp giải Khảo sát quá trình phản ứng Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố => nHCl phản ứng=> CM Hướng dẫn giải Theo đề bài, sau phản ứng có hỗn hợp khí sinh ra => Sau phản ứng ta có Fe còn dư Ta có sơ đồ như sau: Từ sơ đồ ta thấy nHCl = 2nFe = 4,2 : 56 * 2 = 0,15 (mol) V HCl = 0,15 : 0,2 = 0,75M Đáp án A Câu 34 Phương pháp giải Tính nH2S, nNaOH => Hướng dẫn giải nNaOH = 0,2 * 1,25 = 0,25 (mol) Mặt khác sau phản ứng sinh ra hỗn hợp muối => 2 muối đó là NaHS và Na2S Gọi nNaHSO3 và nNa2SO3 lần lượt là x, y (mol) Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Na => x + 2y = 0,25 (I) Tổng khối lượng 2 muối là 12,3 gam => 56x + 78y = 12,3 (II) Từ (I) và (II) => x = 0,15; y = 0,05 Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố S => nH2S = nNaHS + nNa2S = 0,2 (mol) V H2S = 0,2 * 22,4 = 4,48 lít Đáp án D Câu 35 Phương pháp giải Tính số mol SO2, NaOH => thành phần muối => PTHH => Khối lượng muối Hướng dẫn giải nSO2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 (mol) nNaOH = 0,2 * 2 = 0,4 (mol) (1) T = 0,4 : 0,15 = 2,67 > 2 => Sau phản ứng sinh ra Na2SO3 và NaOH dư Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố S => nSO2 = nNa2SO3 = 0,15 (mol) Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Na nNaOH (dư) = nNaOH(1) – 2nNa2SO3 = 0,4 – 0,15 * 2 = 0,1 (mol) Khối lượng chất rắn sau phản ứng là: 0, 15 * 126 + 0,1 * 40 = 22,9 (gam) Đáp án B Câu 36: Phương pháp giải Đặt số mol Zn, Fe lần lượt là x, y mol Lập hệ phương trình 2 ẩn => x, y => %mFe Hướng dẫn giải Đặt số mol Zn, Fe lần lượt là x, y mol nH2SO4 = 0,42 (mol) Ta có PTHH Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 (1) x x (mol) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (2) y y (mol) Từ (1),(2) ta có hệ phương trình x + y = 0,42 65x + 56y = 24,6 => x =0,12; y = 0,3 %mFe = 0,3 * 56 : 24,6 * 100% = 68,3 % Đáp án C Câu 37 Phương pháp giải Từ nH2 => nFe tỪ nSO2 áp dụng định luật bảo toàn e => nFeO => m Bảo toàn nguyên tố S => nH2SO4 Hướng dẫn giải nH2 = nFe = 0,3 (mol) Khi cho H2SO4 đặc vào (Fe, FeO) thu được khí SO2. Áp dụng định luật bảo toàn e => 3 * nFe + 1 * nFeO = 2 * nSO2 => nFeO = 0,5 * 2 – 0,3 * 3 = 0,1 (mol) => m = mFe + mFeO = 0,3 * 56 + 0,1 * 72 =24 (gam) Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố S ta được n H2SO4 = 1,5 n Fe + 1,5n Fe + n SO2 = 1,1 (mol) => m H2SO4 = 1,1 * 98 = 107,8 (gam) Đáp án B Câu 38: Phương pháp giải Đặt số mol Fe, M lần lượt là x, y Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố để giải bài toán Hướng dẫn giải: Đặt số mol Fe, M lần lượt là x, y nSO2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol nS = 5,76 : 32 = 0,18 mol Áp dụng định luật bảo toàn electron => 3x + 2y = 0,3 * 2 + 0,18 * 6 = 1,68 (I) Hòa tan hết X trong HCl thu được hỗn hợp khí H2 có số mol là: 16,128 : 22,4 = 0,72 mol Áp dụng định luật bảo toàn electron => 2x + 2y = 0,72 * 2 = 1,44 (II) Từ (I) và (II) => x =0,24 ; y=0,48 Mặt khác lượng muối thu được sau phản ứng với H2SO4 đặc có khối lượng là 105,6 gam => 0,12 * 400 + 0,48 (M +96) = 105,6 => M = 24 M là Mg Đáp án A Câu 39 Phương pháp giải: Viết phương trình hóa học Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng => mO2 => nO2 => n KL Hướng dẫn giải Gọi kim loại cần tìm là M Ta có phương trình: M + ½ O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)MO (I) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng => mO2 = 16,2 – 13 = 3,2 (g) nO2 = 3,2 : 32 = 0,1 (mol) Từ (I) => nM = 2 * nO2 = 0,2 (mol) MM = 13 : 0,2 = 65 => Kim loại cần tìm là Zn Đáp án A Câu 40 Hướng dẫn giải Áp dụng định luật bảo toàn e để giải bài toán này Hướng dẫn giải Gọi n SO2 là x (mol) n Al = 4,32 : 27 = 0,16 mol n Cu = 6,4 : 64 =0, 1 mol Áp dụng định luật bảo toàn e ta có: 3 * nAl + 2 * nCu = 2 * x => 3 * 0,16 + 2 * 0,1 = 2 * x => x = 0,34 (mol) V SO2 = 0,34 * 22,4 = 7,616 lít Đáp án D Nguồn: Sưu tầm Loigiaihay.com
Quảng cáo
|