Giải đề thi học kì 2 hoá lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Lê Lợi

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn hoá lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Lê Lợi với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau (nếu xảy ra phản ứng)

a. Cl2 + O2

b. Cl2 + H2

c. Cl2 + NaOH(dd)

d. CuO + HCl

e. Fe + H2SO4 (loãng)

f. Ag + H2SO4 (loãng)

h. AgNO3 + NaF

Câu 2: Bằng phương pháp hóa học, không dùng chất chỉ thị hãy phân biệt 3 dung dịch: KCl, H2SO4, K2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn.

Câu 3: Viết phương trình hóa học phản ứng điều chế Cl2, O2 trong phòng thí nghiệm

Câu 4: Sục từ từ 2,24 lít SO2 vào 200 ml dung dịch KOH 0,85M thu được m gam muối. Tính m

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp 2,44 gam X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Tính phần trăm khối lượng của Cu trong X

(Cho biết: Khối lượng mol nguyên tử các nguyên tố:

S = 32; H =1; O = 16; Fe = 56; Cu = 64; K = 39)

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương pháp giải

Xem lại phần ôn tập tính chất hóa học chương halogen và oxi- lưu huỳnh

Lưu ý: Khi viết phương trình xong các em nhớ cân bằng phương trình nhé

Hướng dẫn giải

a. Không phản ứng

b. Cl2 + H2 → 2HCl

c. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

d. CuO + HCl → CuCl2 + H2O

f. Không phản ứng (H2SO4 loãng chỉ phản ứng với những kim loại hoạt động đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học)

g. Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O

h. Không phản ứng

Để 1 phản ứng trao đổi có thể diễn ra được, sản phẩm cần có chất kết tủa, hoặc khí bay ra. Tuy nhiên AgF, NaNO3 đều là chất tan nên phản ứng không diễn ra được

Câu 2:

Phương pháp giải:

Nhớ lại cách nhận biết gốc clorua (thường dùng AgNO3) và gốc sunfat (thường dùng BaCl2, hoặc Ba(OH)2) để nhận biết

Hướng dẫn giải

Lấy lần lượt các chất mất nhãn trên ra từng dung dich riêng biệt, ta thực hiện các bước như sau:

 

KCl

H2SO4

K2SO4

B1: Fe

x

Khí H2 bay ra

X

B2: BaCl2

x

 

Kết tủa trắng

Ta có phương trình phản ứng:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

BaCl2 + K2SO4 → BaSO4 + 2KCl

Câu 3:

Phương pháp giải:

Xem lại phương pháp điều chế Cl2, O2 trong phòng thí nghiệm

Hướng dẫn giải:

* Điều chế clo

để điều chế được clo trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng những chất cho tính OXH mạnh như: KmnO4, MnO2 tác dụng với HCl đặc

2KMnO4 + 16HCl(đ) → 2KCl + MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

* Điều chế O2

 Để điều chế oxi trong PTN, người ta thường nhiệt phân một số hợp chất giàu oxi: KMnO4, KClO3,…

2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)K2MnO4 + MnO2 + O2

Câu 4:

Hướng dẫn giải:

Tính nSO2, nKOH

=> Xác định muối tạo thành

=> Khối lượng muối

Phương pháp giải

nSO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 (mol)

nKOH = 0,2 * 0,85 = 0,17 (mol)

T = nKOH/nSO2 = 0,17 : 0,1 = 1,7

=> Phản ứng sinh ra 2 muối: KHSO3 và K2SO3

Gọi nKHSO3 và nK2SO3 lần lượt là x, y mol

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố S

=> nSO2 = nKHSO3 +  nK2SO3 = x + y =0,1 (I)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố K

=> nKOH = nKHSO3 + 2 nK2SO3 = x + 2y = 0,17 (II)

Từ (I) và (II) => x = 0,07 y= 0,03

Vậy m = m KHSO3 + m K2SO3 = 0,07 * 120 + 0,03 * 158 = 13,18 (gam)

Câu 5

Phương pháp giải

Gọi nFe, nO, nCu lần lượt là x, y,z (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn e để giải bài tập này

Hướng dẫn giải

Gọi nFe, nO, nCu lần lượt là x, y,z (mol)

Khối lượng X là 2,44 gam => 56x + 16y + 64z = 2,44 (I)

Tổng khối lượng muối sunfat thu được là 6,6 gam

Ta có x mol Fe sẽ sinh ra x/2 mol Fe2(SO4)3

Z mol Cu sinh ra z mol CuSO4

(Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố)

=> 200 x + 160 z = 6,6 (II)

Theo đề bài, X tác dụng với H2SO4 đặc dư thu được 0,504 lít SO2

 nSO2 = 0,504 : 22,4 = 0,0225 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

3 * nFe + 2 * nCu = 2 * nO + 2 * nSO2

=> 3x + 2z = 2 * y + 0,0225 * 2 (III)

Từ (I), (II), (III)

=> x =0,025; y =0,025; z =0,01 => x : y =1

Vậy oxit sắt có CTPT là FeO

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close