Giải đề thi hết học kì II Hóa 10 năm học 2019 - 2020 trường THPT Bình Dương - Bình Định

Đề thi hết học kì II Hóa 10 năm học 2019 - 2020 trường THPT Bình Dương - Bình Định có đáp án và lời giải chi tiết

Quảng cáo

Đề bài

A. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 : Dung dịch axit nào sau đây được dùng trong việc khắc thủy tinh?

A. HI.

B. HBr.

C. HF.

D. HCl.

Câu 2 : Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các lọ đựng riêng biệt khí SO2 và CO2?

A. Dung dịch brom trong nước.

B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch Ba(OH)2.

D. Dung dịch Ca(OH)2.

Câu 3 : Trong các halogen sau: F2, Cl2, Br2, I2 đơn chất halogen có tính oxi hóa mạnh nhất là

A. F2.

B. Cl2.

C. Br2.

D. I2.

Câu 4 : Cấu hình e lớp ngoài cùng của các halogen là

A. ns2np4.

B. ns2np3.

C. ns2np6.

D. ns2np5.

Câu 5 : Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là

A. 90 ml.

B. 57 ml.

C. 75 ml.

D. 50 ml.

Câu 6 : Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc nguội?

A. Fe.

B. Zn.

C. Mg.

D. Ca.

Câu 7 :Liên kết trong các phân tử clo, brom, iot, oxi, nitơ đều là

A. liên kết cộng hóa trị có cực.

B. liên kết cộng hóa trị không cực.

C. liên kết ion.

D. liên kết cho - nhận.

Câu 8 : Khi cho kim loại nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng, khí nào tạo thành sau phản ứng là

A. SO2.

B. H2S.

C. H2.

D. CO2.

Câu 9 : Dãy kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Zn, Fe, Mg.

B. Ba, Fe, Zn.

C. Mg, Al, Zn.

D. Cu, Ag, Au.

Câu 10 : Cho 4,8 gam kim loại Mg tác dụng hết với HCl thu được V lít khí ở đktc. Giá trị của V là:

A. 4,48 lít.

B. 1,12 lít.

C. 3,36 lít.

D. 1,68 lít.

Câu 11 : Dãy nào sau đây sắp xếp đúng thứ tự thay đổi độ mạnh tính axit của các dung dịch halogenua?

A. HCl > HBr > HF > HI.

B. HI > HBr > HCl > HF.

C. HF > HCl > HBr > HI.

D. HCl > HBr > HI > HF.

Câu 12 : Cho cân bằng sau: C(r) + H2O (k) ⇄ CO(K) + H2 (k) (ΔH > 0). Yếu tố nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng?

A. Tăng lượng hơi nước.

B. Thêm khí H2 vào.

C. Dùng chất xúc tác.

D. Tăng nhiệt độ.

Câu 13 : Sắt tác dụng với chất nào sau đây tạo muối FeCl3?

A. HCl.

B. Cl2.

C. CuCl2.

D. NaCl.

Câu 14 :  Cho phản ứng: KMnO4 + HCl → Cl2 + H2O + KCl + MnCl2. Tổng hệ số cân bằng (số nguyên, có tỉ lệ tối giản) của phương trình là

A. 18.

B. 35.

C. 17.

D. 33.

Câu 15 : Phản ứng tổng hợp amoniac trong công nghiệp xảy ra theo phương trình hóa học: N2 + 3H2 ⇄ 2NH3; (ΔH < 0). Muốn tăng hiệu suất của phản ứng cần

A. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.

B. giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

C. tăng nhiệt độ và tăng áp suất.

D. giảm nhiệt độ và giảm áp suất.

Câu 16 : Trong các chất sau đây, chất nào dùng để nhận biết hồ tinh bột?

A. Cl2.

B. I2.

C. NaOH.

D. Br2.

Câu 17 : Chất nào sau đây có thể oxi hóa được kim loại Ag thành Ag2O?

A. O3.

B. I2.

C. O2.

D. Br2.

Câu 18 : Khi tham gia các phản ứng hóa học, nguyên tử oxi có khả năng dễ dàng

A. nhường đi 4e.

B. nhận thêm 4e.

C. nhường đi 2e.

D. nhận thêm 2e.

Câu 19 : Số oxi hóa của lưu huỳnh trong H2SO4 là

A. +4.

B. -2.

C. +3.

D. +6.

Câu 20 : Để nhận ra sự có mặt của ion sunfat trong dung dịch, người ta thường dùng

A. dung dịch chứa ion Ba2+.

B. dung dịch muối Mg2+.

C. quỳ tím.

D. thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2.

Câu 21 : Trong phản ứng Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO. Vai trong của clo là

A. chất khử.

B. chất oxi hóa, chất khử.

C. chất oxi hóa.

D. không là chất oxi hóa, chất khử.

Câu 22 : Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?

A. Cu.

B. Ag.

C. Fe.

D. Au.

Câu 23 : Để pha loãng dung dịch H2SO4 đậm đặc, trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào trong các cách sau đây?

A. Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều.

B. Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều.

C. Cho nhanh nước vào axit và khuấy đều.

D. Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều.

Câu 24 : Lưu huỳnh có khả năng thể hiện được tính chất

A. tính oxi hóa.

B. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

C. tính khử.

D. không có tính oxi hóa, không có tính khử.

B. TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 25 : Bằng phương pháp hóa học nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, NaCl, NaNO3.

Câu 26 : Nêu, viết phương trình phản ứng, giải thích hiện tượng của thí nghiệm sau: Sục khí SO2 qua dung dịch Br2.

Câu 27 : Cho m gam kim loại Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).

a) Tính khối lượng m của sắt đã dùng.

b) Nếu cho một lượng kim loại Fe gấp đôi lượng kim loại Fe trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được V lít khí SO2. Tính thể tích khí SO2 sinh ra ở đktc.

----- HẾT -----

 
 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT

1.C

2.A

3.A

4.D

5.C

6.A

7.B

8.C

9.D

10.A

11.B

12.C

13.B

14.B

15.B

16.B

17.A

18.D

19.D

20.A

21.B

22.C

23.B

24.B

Câu 1

Phương pháp:

Dựa vào tính chất của hợp chất flo.

Cách giải:

Dung dịch axit HF được dùng trong việc khắc thủy tinh do HF phản ứng SiO2 (thành phần chính của thủy tinh) khiến cho thủy tinh bị ăn mòn.

PTHH: 4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O

Chọn C.

Câu 2

Phương pháp:

Để phân biệt các chất ta chọn thuốc thử sao cho hiện tượng khác nhau giữa các chất.

Cách giải:

Dùng dd Br2:

- Dung dịch Br2 nhạt màu ⟹ SO2.

PTHH: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.

- Không hiện tượng ⟹ CO2.

Chọn A.

Câu 3

Phương pháp:

Dựa vào sự biến đổi tính chất của halogen.

Cách giải:

Trong các halogen tính oxi hóa giảm dần từ F2 > Cl2 > Br2 > I2.

⟹ Halogen có tính oxi hóa mạnh nhất là F2.

Chọn A.

Câu 4

Phương pháp:

Các halogen thuộc nhóm VIIA ⟹ cấu hình e lớp ngoài cùng.

Cách giải:

Các halogen thuộc nhóm VIIA ⟹ cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np5.

Chọn D.

Câu 5

Phương pháp:

- Oxit tạo từ KL và O ⟹ mO + mKL = moxit ⟹ nO.

- Khi cho oxit tác dụng với HCl:

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Từ PTHH suy ra số mol HCl ⟹ Vdd HCl.

Cách giải:

- Oxit tạo từ KL và O ⟹ mO + mKL = moxit

⟹ mO = 3,33 - 2,13 = 1,2 gam

⟹ nO = 1,2/16 = 0,075 mol

- Khi cho oxit tác dụng với HCl:

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

+) BTTN "O" ⟹ nH2O = nO(oxit) = 0,075 mol

+) Từ các PTHH ⟹ nHCl = 2nH2O = 2.0,075 = 0,15 mol

⟹ Vdd HCl = n/CM = 0,15/2 = 0,075 lít = 75 ml.

Chọn C.

Câu 6

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của axit H2SO4 đặc, nguội.

Cách giải:

H2SO4 đặc, nguội bị thụ động (không phản ứng) với các kim loại Al, Fe, Cr.

Chọn A.

Câu 7

Phương pháp:

Dựa vào khái niệm của các loại liên kết.

Cách giải:

Liên kết trong các phân tử clo, brom, iot, oxi, nitơ đều là liên kết cộng hóa trị không cực do chúng đều được hình thành nên từ 2 nguyên tử giống hệt nhau.

Chọn B.

Câu 8

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng.

Lưu ý:

+ Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại tác dụng với axit H2SO4 loãng tạo muối và H2.

+ Dãy hoạt động hóa học của kim loại: K-Na-Ba-Ca-Mg-Al-Zn-Fe-Ni-Sn-Pb-H-Cu-Hg-Ag-Pt-Au.

(Mẹo nhớ: Khi Nào Bạn Cần May Áo Záp Sắt Nên Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Áo Phi Âu).

Cách giải:

PTHH: 2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2 ↑.

Chọn C.

Câu 9

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng.

Lưu ý:

+ Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại tác dụng với axit H2SO4 loãng tạo muối và H2.

+ Dãy hoạt động hóa học của kim loại:

K-Na-Ba-Ca-Mg-Al-Zn-Fe-Ni-Sn-Pb-H-Cu-Hg-Ag-Pt-Au.

(Mẹo nhớ: Khi Nào Bạn Cần May Áo Záp Sắt Nên Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Áo Phi Âu).

Cách giải:

Các kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại không tác dụng với axit H2SO4 loãng, HCl.

⟹ Cu, Ag, Au.

Chọn D.

Câu 10

Phương pháp:

Tính theo PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2.

Cách giải:

nMg = 4,8/24 = 0,2 mol.

PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

             0,2                     →        0,2 (mol)

⟹ VH2 = 0,2.22,4 = 4,48 lít.

Chọn A.

Câu 11

Phương pháp:

Dựa vào tính axit của các axit HX.

Cách giải:

Tính axit của HF < HCl < HBr < HI.

Chọn B.

Câu 12

Phương pháp:

Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

Cách giải:

A. Tăng lượng H2O ⟹ CB chuyển dịch theo chiều làm giảm H2O ⟹ chiều thuận.

B. Thêm H2 ⟹ CB chuyển dịch theo chiều làm giảm H2 ⟹ chiều nghịch.

C. Dùng xúc tác ⟹ tăng tốc độ cả phản ứng thuận và nghịch ⟹ không làm chuyển dịch cân bằng.

D. Tăng nhiệt độ ⟹ CB chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ tức là chiều thu nhiệt ⟹ chiều thuận.

Chọn C.

Câu 13

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của sắt.

Cách giải:

A. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.

B. 3Cl2 + 2Fe \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2FeCl3.

C. CuCl2 + Fe → FeCl2 + Cu.

D. NaCl không phản ứng Fe.

Chọn B.

Câu 14

Phương pháp:

Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

Cách giải:

\(\begin{array}{*{20}{c}}{ \times 2}\\{ \times 5}\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{l}}{M{n^{ + 7}} + 5e \to M{n^{ + 2}}}\\{2C{l^ - } \to C{l_2} + 2e}\end{array}} \right.\)

⟹ PTHH: 2KMnO4 + 16HCl → 5Cl2 + 8H2O + 2KCl + 2MnCl2.

Tổng hệ số = 2 + 16 + 5 + 8 + 2 + 2 = 35.

Chọn B.

Câu 15

Phương pháp:

Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

Cách giải:

Để tăng hiệu suất phản ứng cần làm cho phản ứng chuyển dịch cân bằng theo chiều thuận nên cần tăng áp suất và giảm nhiệt độ.

Chọn B.

Câu 16

Cách giải:

Iot (I2) là thuốc thử để nhận biết hồ tinh bột do có hiện tượng chuyển màu xanh tím.

Chọn B.

Câu 17

Cách giải:

Ozon có tính oxi hóa mạnh có thể oxi hóa được Ag ngay ở điều kiện thường.

PTHH: 2Ag + O3 → Ag2O + O2.

Chọn A.

Câu 18

Phương pháp:

Từ cấu hình electron nguyên tử O ta dự đoán được khả năng nhường/nhận e của 1 nguyên tử O.

Cách giải:

Cấu hình e của nguyên tử O: 1s22s22p4 ⟹ nguyên tử oxi dễ nhận thêm 2 electron để đạt cấu hình bền của khí hiếm.

Chọn D.

Câu 19

Phương pháp:

Quy tắc xác định số oxi hóa:

1. Trong các đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng 0

2. Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng 0.

3. Trong các ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tố bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng điện tích của ion.

4. Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của H bằng +1 (trừ hiđrua kim loại). Số oxi hóa của O bằng -2 (trừ OF2 và peoxit).

Cách giải:

\({\mathop {{\rm{ }}H}\limits^{ + 1} _2}\mathop S\limits^x {\mathop O\limits^{ - 2} _4}\) ⟹ (+1).2 + x + (-2).4 = 0 ⟹ x = +6.

Chọn D.

Câu 20

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của muối sunfat.

Cách giải:

Để nhận ra sự có mặt của ion sunfat trong dung dịch, người ta thường dùng dung dịch chứa ion Ba2+.

PT ion rút gọn: Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓ trắng.

Chọn A.

Câu 21

Phương pháp:

Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của Cl để xác định vai trò của Cl2.

Cách giải:

\({{\overset{0}{\mathop{Cl}}\,}_{2}}+{{H}_{2}}O\text{ }\!\!~\!\!\text{ }\rightleftharpoons \text{ }\!\!~\!\!\text{ }H\overset{-1}{\mathop{Cl}}\,+H\overset{+1}{\mathop{Cl}}\,O\)

⟹ Cl2 vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa.

Chọn B.

Câu 22

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của axit HCl.

Cách giải:

HCl tác dụng được với các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Chọn C.

Câu 23

Phương pháp:

Dựa vào tính chất: H2SO4 tan vô hạn trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt.

⟹ Cách pha loãng an toàn.

Cách giải:

H2SO4 tan vô hạn trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt. Nếu ta rót nước vào H2SO4 đặc, nước sôi đột ngột và kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm. Vì vậy muốn pha loãng axit H2SO4 đặc, người ta phải rót từ từ H2SO4 đặc vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh mà không được làm ngược lại.

Chọn B.

Câu 24

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của lưu huỳnh.

Cách giải:

Lưu huỳnh (S) có số oxi hóa trung gian là 0 nên vừa có khả năng xuống mức oxi hóa -2 và lên mức oxi hóa +4, +6

⟹ Lưu huỳnh vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

Chọn B.

Câu 25

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học đặc biệt của các chất để nhận biết.

Cách giải:

- Dùng quỳ tím:

+ Chuyển đỏ ⟹ dd H2SO4.

+ Chuyển xanh ⟹ dd NaOH.

+ Không chuyển màu ⟹ dd NaCl, dd NaNO3.

- Nhỏ tiếp dung dịch AgNO3 vào hai dung dịch NaCl, NaNO3.

+ Xuất hiện kết tủa trắng ⟹ NaCl.

PTHH: NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓.

+ Không hiện tượng ⟹ NaNO3.

Câu 26

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của khí sunfurơ (SO2).

Cách giải:

Khi sục khí SO2 từ từ đến dư qua dung dịch Br2 thấy dung dịch Br2 nhạt màu dần đến mất màu.

PTHH: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.

Câu 27

a)

Phương pháp: Tính theo PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Cách giải: nH2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol.

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

            0,15                        ← 0,15 (mol)

⟹ mFe = 0,15.56 = 8,4 gam.

b)

Phương pháp: Sử dụng phương pháp bảo toàn electron.

Cách giải: nFe = 0,15.2 = 0,3 mol

Quá trình nhường e:

Fe → Fe3+ + 3e

0,3         →  0,9 (mol)

Quá trình nhận e:

S+6 + 2e   →  S+4

         0,9 → 0,45 (mol)

⟹ VSO2 = 0,45.22,4 = 10,08 lít.

Loigiaihay.com

 
 

Quảng cáo

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close