Giải đề thi giữa học kì 1 lý lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THPT Hoài Đức A

Giải chi tiết đề thi giữa học kì 1 môn lý lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THPT Hoài Đức A với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là:

A. \(v = \sqrt {2gh} \)          B. \(v = \sqrt {gh} \)

C. \(v = 2gh\)              D. \(v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

Câu 2: Chuyển động của vật nào sau đây được xem là rơi tự do nếu chúng được thả rơi?

A. Một tờ giấy            B. Một sợi tóc

C. Một hòn sỏi            D. Một lá cây rụng

Câu 3: Chọn đáp án đúng. Công thức định luật II Niuton là:

A. \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)         B. \(\overrightarrow F  = ma\) 

C. \(F = m\overrightarrow a \)           D. \(\overrightarrow F  =  - m\overrightarrow a \)

Câu 4: Gọi \(\Delta \varphi \) là góc quét ứng với cung \(\Delta s\) trong thời gian \(\Delta t\). Công thức tính tốc độ góc của vật chuyển động tròn đều là:

A. \(\omega  = \frac{{\Delta \varphi }}{R}\)             B. \(\omega  = \frac{{\Delta s}}{{\Delta t}}\) 

C. \(\omega  = \frac{{\Delta s}}{{\Delta {t^2}}}\)             D. \(\omega  = \frac{{\Delta \varphi }}{{\Delta t}}\)

Câu 5: Chọn câu ĐÚNG NHẤT. Rơi tự do là chuyển động:

A. Chậm dần đều 

B. Nhanh dần đều 

C. Biến đổi đều 

D. Thẳng đều

Câu 6: Công thức quan hệ vận tốc, thời gian và gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều là:

A. \(v = {v_0} + at\)          B. \(v = {v_0} - at\) 

C. \(v =  - {v_0} + at\)       D. \(v = {v_0} + a{t^2}\)

Câu 7: Vận tốc dài của chuyển động tròn đều

A. Tất cả đều đúng

B. Có phương luôn vuông góc với đường tròn quỹ đạo tại điểm đang xét

C. Có độ lớn v tính bởi công thức \(v = {v_0} + at\)

D. Có độ lớn là một hằng số

Câu 8: Hãy chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm:

A. Vecto là gia tốc không đổi

B. Tốc độ dài không đổi

C. Tốc độ góc không đổi

D. Qũy đạo là đường tròn

Câu 9: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng? Chuyển động cơ là:

A. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian

B. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian

C. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian

D. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian

Câu 10: Chọn câu sai

A. Tọa độ của 1 điểm trên trục Ox có thể dương hoặc âm

B. Tọa độ của 1 chất điểm trong các hệ qui chiếu khác nhau là như nhau

C. Đồng hồ dùng để đo khoảng thời gian

D. Giao thừa năm Mậu Thân là một thời điểm

Câu 11: Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc \(\omega \) với chu kì T và giữa tốc độ góc \(\omega \) với tần số f trong chuyển động tròn đều là:

A. \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T};\omega  = \frac{{2\pi }}{f}\)

B. \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T};\omega  = 2\pi f\)

C. \(\omega  = 2\pi T;\omega  = 2\pi f\)

D. \(\omega  = 2\pi T;\omega  = \frac{{2\pi }}{f}\)

Câu 12: Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:

A. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều

B. Chỉ có độ lớn không đổi

C. Có phương, chiều và độ lớn không đổi

D. Tăng đều theo thời gian

Câu 13: Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là:

A. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 trái dấu)

B. \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 trái dấu)

C. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 cùng dấu)

D. \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 cùng dấu)

Câu 14: Chọn câu sai: Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều thì nó

A. Có thể lúc đầu chuyển động chậm dần sau đó chuyển động nhanh dần

B. Có gia tốc không đổi

C. Có gia tốc trung bình không đổi

D. Chỉ có thể chuyển động nhanh dần hoặc chậm dần

Câu 15: Đơn vị đo tần số:

A. s (giây)                   B. Hz

C. số vòng                   D. rad/s

Câu 16: Gia tốc của vật sẽ thay đổi như thế nào nếu độ lớn lực tác dụng lên vật tăng lên hai lần và khối lượng của vật giảm đi 2 lần?

A. Gia tốc vật không đổi

B. Gia tốc của vật tăng lên hai lần

C. Gia tốc của vật giảm đi hai lần

D. Gia tốc vật tăng lên bốn lần

Câu 17: Chọn đáp án đúng. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính, hành khách sẽ:

A. chúi người về phía trước

B. nghiêng sang phải

C. nghiêng sang trái

D. ngả người về phía sau

Câu 18: Từ thực tế hãy xem trường hợp nào dưới đây quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?

A. Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang

B. Một ô tô đang chạy theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Mịnh

C. Một viên bi rơi tự do từ độ cao 2m xuống mặt đất

D. Một chiếc lá rơi từ độ cao 3m xuống mặt đất

Câu 19: Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niuton:

A. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá

B. Tác dụng vào cùng một vật

C. Tác dụng vào hai vật khác nhau

D. Không cần phải bằng nhau về độ lớn

Câu 20: Câu nào đúng?

A. Tốc độ dài của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

B. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

C. Với v và \(\omega \) cho trước, gia tốc hướng tâm phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

D. Với v và \(\omega \) cho trước, gia tốc hướng tâm không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

Câu 21: Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối?

A. Vì trạng thái của vật được quan sát ở các thời điểm khác nhau

B. Vì trạng thái của vật được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường

C. Vì trạng thái của vật không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động

D. Vì trạng thái của vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau

Câu 22: Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: \(x = 4t - 10\) (x: km, t:h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h là:

A. 8 km           B. 2 km

C. 6 km           D. 4,5 km

Câu 23: Xét các vật rơi tự do tại cùng một vị trí xác định trên mặt đất và ở cùng độ cao thì:

A. Vận tốc của hai vật không đổi

B. Hai vật rơi với cùng vận tốc

C. Vận tốc của vật nặng lớn hơn vận tốc của vật nhẹ

D. Vận tốc của vật nặng nhỏ hơn vận tốc của vật nhẹ

Câu 24: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: \(x = 10t + 4{t^2}\left( {x:m;t:s} \right)\). Vận tốc tức thời của chất điểm lúc t = 2s là:

A. 18 m/s         B. 26 m/s 

C. 16 m/s         D. 28 m/s

Câu 25: Lúc 0h, hai kim phút và giờ của đồng hồ trùng nhau. Thời điểm đầu tiên sau đó mà hai kim tạo với nhau góc 450 là:

A. \(\frac{{16}}{{11}}h\)        B. \(\frac{3}{{22}}h\)  C. \(\frac{{14}}{{11}}h\)        D. \(\frac{{24}}{{11}}h\)

Câu 26: Hai ô tô chạy trên hai đường thẳng vuông góc nhau, sau khi gặp nhau ở ngã tư, xe 1 chạy sáng hướng Đông, xe 2 chạy lên hướng Bắc với cùng vận tốc có độ lớn 40 km/h. Sau 1h kể từ lúc gặp nhau ở ngã tư, khoảng cách giữa ha xe là bao nhiêu?

A. 66 km         B. 80 km 

C. 120 km       D. \(40\sqrt 2 \) km

Câu 27: Một người lái đò chèo đò qua một con sông rộng 400 m. Muốn cho đò đi theo  đường AB vuông góc với bờ sông, người ấy phải luôn hướng con đò theo hướng AC. Đò sang sông mất một thời gian 8 phút 20 giây, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 0,6 m/s. Vận tốc của con đò so với dòng nước là;

A. 1,6 m/s        B. 0,2 m/s

C. 1 m/s           D. 5 m/s

Câu 28: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100 m. Gia tốc của ô tô là:

A. \(a =  - 0,5m/{s^2}\)

B. \(a = 0,2m/{s^2}\)

C. \(a =  - 0,2m/{s^2}\)

D. \(a = 0,5m/{s^2}\)

Câu 29: Thả một vật từ miệng hang xuống đáy hang sau 3,6 s nghe tiếng vật đó chạm đáy hang phát ra. Cho \(g = 9,8m/{s^2}\), vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. Độ sâu của hang xấp xỉ:

A. 127 m         B. 57,7 m 

C. 63,5 m        D. 47,9 m

Câu 30: Lực F lần lượt tác dụng vào vật có khối lượng m1 và m2 thì chúng thu được gia tốc là \({a_1} = 2m/{s^2}\) và \({a_2} = 4m/{s^2}\). Nếu lực chịu tác dụng vào vật có khối lượng \(\left( {{m_1} + {m_2}} \right)\) thì vật sẽ thu được gia tốc bao nhiêu?

A. \(8\left( {m/{s^2}} \right)\)            B. \(6\left( {m/{s^2}} \right)\)

C. \(2\left( {m/{s^2}} \right)\)            D. \(\frac{4}{3}\left( {m/{s^2}} \right)\)

Lời giải chi tiết

1. A

2. C

3. A

4. D

5. B

6. A

7. D

8. A

9. A

10. B

11. B

12. C

13. A

14. D

15. B

16. D

17. C

18. C

19. B

20. C

21. D

22. A

23. B

24. B

25. B

26. D

27. C

28. A

29. B

30. D

Câu 1:

Ta có:

 \(\begin{array}{l}{v^2} - v_0^2 = 2gh \Leftrightarrow {v^2} - 0 = 2gh\\ \Leftrightarrow v = \sqrt {2gh} \end{array}\)

Chọn A

Câu 2:

Chuyển động của một hòn sỏi được xem là rơi tự do nếu chúng được thả rơi.

Chọn C

Câu 3:

Công thức của định luật II Niuton là:

\(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\) hay \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

Chọn A

Câu 4:

Tốc độ góc của vật chuyển động tròn đều là:

\(\omega  = \frac{{\Delta \varphi }}{{\Delta t}}\left( {ra{\rm{d}}/s} \right)\)

Chọn D

Câu 5:

Rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Chọn B

Câu 6:

Trong chuyển động thẳng biến đổi đều ta có:

\(v = {v_0} + at\)

Chọn A

Câu 7:

Vận tốc dài của chuyển động tròn đều luôn có phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo => B sai.

Độ lớn: \(v = \frac{{\Delta s}}{{\Delta t}}\) => C sai

Trong chuyển động tròn đều tốc độ dài của vật có độ lớn không đổi => D đúng

Chọn D

Câu 8:

Chuyển động tròn đều là chuyển động có:

+ Quỹ đạo là đường tròn.

+ Tốc độ dài và tốc độ góc không đổi.

+ Vecto gia tosc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm quỹ đạo nên phương luôn thay đổi, chỉ có độ lớn không thay đổi.

Chọn A

Câu 9:

Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.

Chọn A

Câu 10:

Tọa độ của một chất điểm trong các hệ quy chiếu khác nhau là khác nhau.

Chọn B

Câu 11:

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}T = \frac{{2\pi }}{\omega } \Rightarrow \omega  = \frac{{2\pi }}{T}\\f = \frac{\omega }{{2\pi }} \Rightarrow \omega  = 2\pi f\end{array} \right.\)

Chọn B

Câu 12:

Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều là một đại lượng vecto, có phương, chiều và độ lớn không đổi theo thời gian.

Chọn C

Câu 13:

Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là:

\(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\) (a và v0 trái dấu)

Chọn A

Câu 14:

Chọn D

Câu 15:

Đơn vị đo tần số là Hz.

Chọn B

Câu 16:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}a = \frac{F}{m}\\a' = \frac{{2F}}{{m/2}} = 4\frac{F}{m}\end{array} \right. \Rightarrow a' = 4{\rm{a}}\)

Gia tốc của vật tăng 4 lần.

Chọn D

Câu 17:

Theo quán tính vật có xu hướng giữ nguyên chuyển động nên người nghiêng sáng trái.

Chọn C

Câu 18:

Một viên bi rơi tự do từ độ cao 2m xuống đất có quỹ đạo chuyển động là đường thẳng.

Chọn C

Câu 19:

Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niuton: cùng tác dụng vào một vật, cùng phương, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau.

Chọn B

Câu 20:

Tốc độ dài: \(v = \frac{{\Delta s}}{{\Delta t}}\) => không phụ thuộc bán kính quỹ đạo => A sai

Tốc độ góc: \(\omega  = \frac{{\Delta \varphi }}{{\Delta t}}\) => không phụ thuộc bán kính quỹ đạo => B sai

Gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = r{\omega ^2}\) => phụ thuộc bán kính quỹ đạo => C đúng, D sai

Chọn C

Câu 21:

Trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối vì trạng thái của vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.

Chọn D

Câu 22:

Phương trình chuyển động thẳng đều: \(x = {x_0} + vt\)

Theo bài ra, ta có: \(x = 4t - 10\) (x:km, t:h)

So sánh với phương trình tổng quát ta được:

\({x_0} =  - 10km,v = 4km/h\)

Quãng đường chất điểm đi được sau 2h là:

\(s = vt = 4.2 = 8km\)

Chọn A

Câu 23:

Ta có:

\(v = \sqrt {2gh} \)

Suy ra các vật rơi tự do tại cùng một vị trí xác định trên mặt đất (g như nhau) và ở cùng độ cao thì hai vật rơi với cùng vận tốc.

Chọn B

Câu 24:

Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng:

\(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Theo đề bài: \(x = 10t + 4{t^2}\) (x:m, t:s)

So sánh với phương trình tổng quát ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{v_0} = 10m/s\\\frac{1}{2}a = 4 \Rightarrow a = 8m/{s^2}\end{array} \right.\)

Vận tốc tức thời của chất điểm lúc t = 2s là:

\(v = {v_0} + at = 10 + 8.2 = 26m/s\)

Chọn B

Câu 25:

*Cách 1:

Gọi t là thời gian hai kim chuyển động

Sau thời gian t kim phút quay được \(\frac{t}{1}{.360^0} = t{.360^0}\)

Sau thời gian t kim giờ quay được \(\frac{t}{1}{.30^0} = t{.30^0}\)

Hai kim tạo với nhau góc \({45^0}\) lần đầu:

\(t{.360^0} - t{.30^0} = {45^0} \Rightarrow t = \frac{3}{{22}}h\)

*Cách 2:

Lúc 0h hai kim đồng hồ cùng chỉ vào số 12 => Khoảng cách ban đầu của hai kim là 0.

Vì kim phút đi nhanh hơn kim giờ, kim phút đi hết 1 vòng đồng hồ, lúc này là 1 giờ (kim phút chỉ số 12, kim giờ chỉ số 1). Khoảng cách lúc này giữa hai kim là 1/12 vòng.

Để hai kim tạo với nhau góc 450 thì kim giờ và kim phút phải cách nhau một khoảng là 1/8 vòng đồng hồ.

Như vậy, từ lúc 0h đến khi hai kim tạo với nhau góc 450 thì kim phút đã đi nhiều hơn kim giờ là:

\(0 + \frac{1}{8} = \frac{1}{8}\) (vòng đồng hồ)

Mỗi giờ kim phút đi được 1 vòng đồng hồ, còn kim giờ đi được 1/12 vòng đồng hồ.

=> Hiệu vận tốc của hai kim là:

\(1 - \frac{1}{{12}} = \frac{{11}}{{12}}\) (vòng/h)

Thời điểm đầu tiên sau đó, hai kim tạo với nhau góc 450  là:

\(t = \frac{{\Delta s}}{{\Delta v}} = \frac{{1/8}}{{11/12}} = \frac{3}{{22}}h\)

Chọn B

Câu 26:

Chọn gốc tọa độ O tại ngã tư, gốc thời gian là lúc hai xe bắt đầu rẽ.

Quãng đường xe 1 và xe 2 đi được sau 1h bằng nhau và bằng 40km.

Hướng Đông và hướng Bắc vuông góc với nhau.

=> Khoảng cách giữa xe 1 và xe 2 sau 1 giờ là:

\(d = \sqrt {{{40}^2} + {{40}^2}}  = 40\sqrt 2 \left( {km} \right)\)

Chọn D

Câu 27:

Gọi vật 1 là đò, vật 2 là nước, vật 3 là bờ.

Theo đề bài ta có: \({v_{23}} = 0,6m/s\)

Đổi 8 phút 20 giây = 500 giây

Vận tốc của đò so với bờ là:

\({v_{13}} = \frac{s}{t} = \frac{{400}}{{500}} = 0,8m/s\)

Đò đi theo đường AB vuông góc với dòng sông, nên:

\({v_{12}} = \sqrt {v_{13}^2 + v_{23}^2}  \Leftrightarrow {v_{12}} = \sqrt {0,{8^2} + 0,{6^2}}  = 1m/s\)

Chọn C

Câu 28:

Ta có:

\({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{a}}s \Leftrightarrow {0^2} - {10^2} = 2{\rm{a}}.100\)

\( \Rightarrow a = \frac{{0 - 100}}{{200}} =  - 0,5m/{s^2}\)

Chọn A

Câu 29:

Gọi t1 là thời gian rơi tự do của hòn đá từ miệng hang xuống đáy:

\({t_1} = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \) (1)

Gọi t2 là thời gian để âm đi từ đáy đến miệng hang:

\({t_2} = \frac{h}{{340}}\) (2)

Mặt khác, ta có: \({t_1} + {t_2} = 3,6{\rm{s}}\) (3)

\(\frac{{{{\left( 1 \right)}^2}}}{{\left( 2 \right)}} = \frac{{t_1^2}}{{{t_2}}} = \frac{{2h/9,8}}{{\frac{h}{{340}}}} = 69,4\)

\( \Rightarrow t_1^2 = 69,4{t_2}\) (4)

Từ (3) và (4) ta được:

\(t_1^2 + 69,4{t_1} - 249,84 = 0\)

\( \Rightarrow {t_1} = 3,43\left( {\rm{s}} \right)\) thay vào phương trình (1), ta được:

\(h = \frac{{gt_1^2}}{2} = \frac{{9,8.3,{{43}^2}}}{2} \approx 57,7m\)

Chọn B

Câu 30:

Áp dụng định luật II Niuton ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{a_1} = \frac{F}{{{m_1}}} \Rightarrow {m_1} = \frac{F}{2}\\{a_2} = \frac{F}{{{m_2}}} \Rightarrow {m_2} = \frac{F}{4}\end{array} \right.\)

Lực chịu tác dụng của vật có khối lượng (m1+m2) thì:

\(a = \frac{F}{m} = \frac{F}{{\frac{F}{2} + \frac{F}{4}}} = \frac{4}{3}\left( {m/{s^2}} \right)\)

Chọn D

Quảng cáo

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close