Đề kiểm tra 45 phút chương 3 phần Số học 6 - Đề số 2Giải đề kiểm tra 45 phút chương 3: Phân số đề số 1 trang 89, 90 VBT lớp 6 tập 2 có đáp án, lời giải chi tiết kèm phương pháp giải đầy đủ tất cả các bài Quảng cáo
Đề bài Câu 1. (1 điểm) Có bốn đẳng thức : (A) \(\dfrac{{16}}{{64}} = \dfrac{1}{4};\) (B) \(\dfrac{{19}}{{95}} = \dfrac{1}{5};\) (C) \(\dfrac{{49}}{{98}} = \dfrac{4}{8};\) (D) \(\dfrac{{17}}{{75}} = \dfrac{1}{5}.\) Hãy chỉ ra đẳng thức sai. Câu 2. (1 điểm) Phân số có tử là \(3,\) lớn hơn \(\dfrac{1}{6}\) và nhỏ hơn \(\dfrac{1}{5}\) là : (A) \(\dfrac{3}{{17}};\) (B) \(\dfrac{3}{{18}};\) (C) \(\dfrac{3}{{15}};\) (D) \(\dfrac{3}{{14}}.\) Hãy chọn đáp án đúng. Câu 3. (1 điểm) Kết quả của phép tính \(3 - 2\dfrac{1}{4}\) là: (A) \(\dfrac{3}{4};\) (B) \(1\dfrac{1}{4};\) (C) \(\dfrac{1}{4};\) (D) \( - \dfrac{6}{4}.\) Hãy chỉ ra đáp án sai. Câu 4. (3 điểm) Tìm \(x,\) biết : a) \(\left( {2\dfrac{4}{5} \cdot x + 50} \right):\dfrac{2}{3} = - 51;\) b) \(\left( {4\dfrac{1}{2} - 2x} \right) \cdot 1\dfrac{4}{{61}} = 6\dfrac{1}{2}\). Câu 5. (3 điểm) Số học sinh lớp 6A bằng \(\dfrac{4}{5}\) số học sinh lớp 6B. Nếu chuyển \(6\) bạn ở lớp 6B sang lớp 6A thì số học sinh lớp 6A bằng \(\dfrac{{14}}{{13}}\) số học sinh lớp 6B. Tính số học sinh lúc đầu của mỗi lớp. Câu 6. (1 điểm) So sánh hai phân số : \(\dfrac{{2941}}{{2938}}\) và \(\dfrac{{2940}}{{2937}}.\) Phương pháp giải - Xem chi tiết Câu 1. Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) được gọi là bằng nhau nếu \(a.d = b.c.\) Câu 2.Quy đồng tử hai phân số \(\dfrac{1}{6}\) và \(\dfrac{1}{5}\); so sánh rồi chọn phân số thích hợp. Câu 3. Thực hiện phép trừ rồi chọn đáp án đúng. Lời giải chi tiết Câu 1. (A) \(\dfrac{{16}}{{64}} = \dfrac{1}{4}\) (Đúng vì \(16.4 = 64.1 = 64\)) (B) \(\dfrac{{19}}{{95}} = \dfrac{1}{5}\) (Đúng vì \(19.5 = 95.1\)) (C) \(\dfrac{{49}}{{98}} = \dfrac{4}{8}\) (Đúng vì \(49.8 = 392 = 98.4\) ) (D) \(\dfrac{{17}}{{75}} = \dfrac{1}{5}\) (Sai vì \(17.5 = 85 \ne 75.1\) ) Chọn D. Câu 2. Ta có \(\dfrac{1}{6} = \dfrac{3}{{18}}\) và \(\dfrac{1}{5} = \dfrac{3}{{15}}\) Vì \(\dfrac{3}{{18}} < \dfrac{3}{{17}} < \dfrac{3}{{15}}\) hoặc \(\dfrac{3}{{18}} < \dfrac{3}{{16}} < \dfrac{3}{{15}}\) nên đáp án cần chọn là (A). Câu 3. \(3 - 2\dfrac{1}{4} = 2\dfrac{4}{4} - 2\dfrac{1}{4} = \dfrac{3}{4}\) Chọn A. Câu 4: Phương pháp giải : Thực hiện lần lượt các phép tính rồi tìm \(x\). Cách giải : \(\begin{array}{l}a)\left( {2\dfrac{4}{5} \cdot x + 50} \right):\dfrac{2}{3} = - 51\\2\dfrac{4}{5} \cdot x + 50 = - 51 \cdot \dfrac{2}{3}\\2\dfrac{4}{5} \cdot x + 50 = - 34\\\dfrac{{14}}{5}x = - 34 - 50\\\dfrac{{14}}{5}x = - 84\\x = - 84:\dfrac{{14}}{5}\\x = - 30\end{array}\) \(\begin{array}{l}b)\left( {4\dfrac{1}{2} - 2x} \right) \cdot 1\dfrac{4}{{61}} = 6\dfrac{1}{2}\\\left( {\dfrac{9}{2} - 2x} \right) \cdot \dfrac{{65}}{{61}} = \dfrac{{13}}{2}\\\dfrac{9}{2} - 2x = \dfrac{{13}}{2}:\dfrac{{65}}{{61}}\\\dfrac{9}{2} - 2x = \dfrac{{61}}{{10}}\\2x = \dfrac{9}{2} - \dfrac{{61}}{{10}}\\2x = \dfrac{{ - 8}}{5}\\x = \dfrac{{ - 8}}{5}:2\\x = \dfrac{{ - 4}}{5}.\end{array}\). Câu 5: Phương pháp giải : - Tìm số học sinh lớp 6A bằng bao nhiêu phần so với tổng số học sinh của cả hai lớp trước và sau khi chuyển thêm 6 bạn học sinh. - Tìm \(6\) học sinh bằng bao nhiêu phần của tổng số học sinh cả hai lớp. - Tìm tổng số học sinh của cả hai lớp. - Tìm số học sinh mỗi lớp. Cách giải : Số học sinh lớp 6A bằng số phần tổng học sinh hai lớp là : \(\dfrac{4}{{4 + 5}} = \dfrac{4}{9}\) Nếu chuyển \(6\) học sinh từ lớp 6B sang lớp 6A thì số học sinh lớp 6A bằng số phần tổng học sinh cả hai lớp là : \(\dfrac{14}{{14 + 13}} = \dfrac{14}{27}\) \(6\) học sinh ứng với số phần là : \(\dfrac{14}{27}-\dfrac{4}{9}=\dfrac{2}{27}\) Tổng số học sinh của cả hai lớp là : \(6:\dfrac{2}{27}=81\) (học sinh) Lớp 6A có số học sinh là : \(81:(4+5)\times4=36\) (học sinh) Lớp 6B có số học sinh là : \(81-36=45\) (học sinh) Đáp số : Lớp 6A : \(36\) học sinh; Lớp 6B : \(45\) học sinh. Câu 5: Phương pháp giải : - Trừ hai phân số ban đầu với \(1\). - So sánh kết quả vừa tìm được từ đó so sánh hai phân số ban đầu. Cách giải : Ta có : \(\dfrac{{2941}}{{2938}} - 1 = \dfrac{3}{{2938}}\) và \(\dfrac{{2940}}{{2937}} - 1 = \dfrac{3}{{2937}}\) Mà \(\dfrac{3}{{2938}} < \dfrac{3}{{2937}}\) nên \(\dfrac{{2941}}{{2938}}<\dfrac{{2940}}{{2937}}\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|