Giải câu 5, 6, 7, vui học trang 35, 36

Giải Cùng em học tiếng việt lớp 5 tập 2 tuần 27 câu 5, 6, 7, vui học trang 35, 36 với lời giải chi tiết. câu 5: Trong câu sau, các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 5

Trong câu sau, các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?

            Con đường đất đỏ men theo sườn đồi dần tới ngôi nhà của bé Thảo, nhà Thảo ở cách xa trường nhưng Thảo rất ham học và em luôn đến trường rất sớm.

Phương pháp giải:

- Xác định các vế câu trong câu ghép.

- Bộ phần nằm giữa các vế câu chính là bộ phận nối cần tìm.

Lời giải chi tiết:

Trong câu trên các vế của câu ghép được nối với nhau bởi dấu phẩy và từ nối (nhưng, và)

- Dấu phẩy nối Con đường đất đỏ men theo sườn đồi dần tới ngôi nhà của bé Thảo Nhà Thảo ở cách xa trường.

- Từ nhưng nối Nhà Thảo ở cách xa trường với Thảo rất ham học và em luôn đến trường rất sớm.

- Từ nối Thảo rất ham học với em luôn đến trường rất sớm.

Câu 6

Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong các câu sau. Chỉ ra câu số mấy có dùng phép liên kết câu, từ ngữ nào thể hiện phép liên kết đó?

            (1) Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. (2) Khi đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc.

Phương pháp giải:

- Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng vế câu.

- Chỉ ra phép liên kết, tìm từ ngữ thể hiện phép liên kết đó.

Lời giải chi tiết:

Theo như phân tích ở trên ta thấy câu số (2) có dùng phép liên kết câu, đó là phép liên kết thay thế. Từ khi đó trong câu (2) được dùng để thay thế cho “thời gian có rau ngon”

Câu 7

Viết một đoạn văn (5-7 câu) tả loài cây mà em thích, trong đoạn văn có sử dụng từ ngữ có tác dụng liên kết.

Phương pháp giải:

- Lựa chọn loài cây để viết.

- Quan sát đặc điểm của cây.

- Viết thành đoạn văn 5 – 7 câu, sử dụng từ ngữ có tác dụng liên kết.

Lời giải chi tiết:

         Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía. Lá bàng xanh mơn mởn tỏa bóng mát rượi. Bởi vậy, lũ học trò như chúng tôi rất thích ngồi dưới gốc cây học bài hoặc cùng nhau vui chơi.

Vui học

Dẻo và bền nhất

            - Thầy: Trò nghe đây: sắt thép, đồng… vật liệu nào dẻo dai và bền nhất?

            - Quỳnh: Thưa thầy là…Thưa thầy, thầy cho em 5 phút suy nghĩ ạ. À! Thưa thầy, vật dẻo dai và bền nhất đó là sợi tóc ạ.

            - Thầy: Sao! Làm gì có chuyện đó, sợi tốc làm sao có thể dẻo hơn sắp thép được?

            - Quỳnh: Sao lại không ạ! Thưa thầy chẳng phải người người ta vẫn nói “nghìn cân treo sợi tóc” đó thôi ạ.

(Sưu tầm)

*Kể câu chuyện trên cho bạn bè, người thân cùng nghe.

*Câu tục ngữ bạn Quỳnh đưa ra có nói về độ bền của sợi tóc không? Nó nói về điều gì?

Phương pháp giải:

* Kể lại câu chuyện cho bạn bè hoặc người thân theo dàn bài sau:

- Giới thiệu về câu chuyện (tên câu chuyện,…)

- Kể lại câu chuyện (Bắt đầu như thế nào, diễn biến ra sao, kết thúc thế nào)

- Ý nghĩa câu chuyện

* Theo con “nghìn cân” được treo trên “sợi tóc” là một tình thế như nào? tình thế này muốn nói về điều gì?

Lời giải chi tiết:

* Kể lại câu chuyện:

Hôm trước mình có đọc được một câu chuyện vui rất thú vị về ứng đối giữa thầy trò ở trên lớp. Có tên là “Dẻo và bền nhất” mình kể lại cho cậu cùng nghe nhé.

Trong giờ học, thầy giáo ra câu đố cho học sinh như thế này:

-  Sắt thép, đồng… vật liệu nào dẻo dai và bền nhất?

Bị thầy gọi một cách đột ngột, Quỳnh ấp úng trả lời:

- Thưa thầy là … Thưa thầy, thầy cho em 5 phút suy nghĩ ạ. À! Thưa thầy, vật dẻo dai và bền nhất là sợi tóc ạ.

Thầy ngạc nhiên nói:

- Sao! Làm gì có chuyện đó, sợi tóc làm sao có thể dẻo hơn sắt thép được?

Lúc này Quỳnh mới nhanh nhảu trả lời thầy:

- Sao lại không ạ! Thưa thầy chẳng phải người ta vẫn nói “nghìn cân treo sợi tóc” đó thôi ạ.

Buồn cười nhất của câu chuyện chính là lời giải thích cuối cùng của Quỳnh. Người  đọc tò mò với đáp án mà Quỳnh đưa ra để rồi vỡ oà vì phát hiện ra bạn ấy thực ra chưa hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ “nghìn cân treo sợi tóc”

 

* Câu tục ngữ “Nghìn cân treo sợi tóc” mà bạn Quỳnh đưa ra không phải nói về độ bền của sợi tóc. Mà thực tế thì câu tục ngữ này có ý chỉ những tình thế nguy hiểm, khó khăn, khó bề cứu vãn nổi.

Loigiaihay.com

  • Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 33, 34, 35

    Giải Cùng em học tiếng việt lớp 5 tập 2 tuần 27 câu 1, 2, 3, 4 trang 33, 34, 35 với lời giải chi tiết. Câu 1a: Nhà của nhân vật tôi nằm ở đâu?

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close