Hoạt động khám phá 6 trang 22 SGK GDQP 11

Pháp luật quy định như thế nào về phòng, chống các tệ nạn: mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo

Đề bài

Khám phá 6 (trang 22, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Pháp luật quy định như thế nào về phòng, chống các tệ nạn: mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Chú ý phần 3. Một số quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội, trang 22

Lời giải chi tiết

- Một số quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn mại dâm:

+ Nghiêm cấm các hành vi: mua dâm; bán dâm; chứa mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; cưỡng bức bán dâm; môi giới mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm và các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật.

+ Xử phạt vi phạm hành chính tùy theo mức độ và trường hợp vi phạm đối với các hành vi: mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm; lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm.

+ Phạt tù tùy theo mức độ và trường hợp phạm tội đối với các hành vi: chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người dưới 18 tuổi.

- Một số quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn cờ bạc:

+ Xử phạt vi phạm hành chính tùy theo mức độ và trường hợp vi phạm đối với hành vi đánh bạc trái phép chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Phạt cải tạo không giam giữ, phạt tiền hoặc phạt tù tùy theo mức độ và trường hợp phạm tội đối với hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép.

- Một số quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn mê tín dị đoan:

+ Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan, tổ chức hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội

+ Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tùy theo mức độ và trường hợp phạm tội đối với người dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; làm chết người; thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

  • Hoạt động khám phá 7 trang 23 SGK GDQP 11

    Công dân có trách nhiệm gì trong phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao?

  • Hoạt động luyện tập 1 trang 21 SGK GDQP 11

    Bạn A nói: “Mình có thể mở được máy tính của người khác mà không cần người đó cung cấp mật khẩu”. Theo em, nếu bạn A thực hiện hành vi này thì có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

  • Hoạt động luyện tập 2 trang 21 SGK GDQP 11

    Em hãy nhận xét, góp ý cho từng bạn trong các tình huống sau:

  • Hoạt động luyện tập 3 trang 23 SGK GDQP 11

    Trên đường đi học về, bạn K gặp một nhóm bạn đang chơi chọi gà ăn tiền. K muốn tham gia nhưng không có tiền. Bạn H trong nhóm nói vưới K: “Cứ chơi đi, tớ cho vay tiền. Nếu thắng thì trả tớ, thua thì thôi”. Em hãy nhận xét, góp ý cho K và H.

  • Hoạt động luyện tập 4 trang 23 SGK GDQP 11

    Hôm nay nghỉ học, Kiên rủ mấy bạn đến nhà đánh tú lơ khơ ăn tiền. Lan vội ngăn Kiên: “Như thế là đánh bạc trái phép đấy”. Kiên nói: “Chỉ đánh ít tiền thì không sao đâu”. Theo em, Lan cần làm gì để giúp Kiên và các bạn không vi phạm pháp luật?

Quảng cáo

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close