Giải bài Tiếng Việt trang 53 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạoĐiền vào bảng sau những điểm giống và khác nhau giữa biện pháp điệp từ, điệp ngữ với biện pháp lặp cấu trúc, đồng thời nêu ví dụ cho từng trường hợp. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 53 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo Điền vào bảng sau những điểm giống và khác nhau giữa biện pháp điệp từ, điệp ngữ với biện pháp lặp cấu trúc, đồng thời nêu ví dụ cho từng trường hợp.
Phương pháp giải: Đọc lại kiến thức về biện pháp điệp từ, điệp ngữ với biện pháp lặp cấu trúc Lời giải chi tiết:
Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 53 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo Chỉ ra biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong bài thơ Gai (Mai Văn Phấn) và phân tích tác dụng của biện pháp đó. Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức về biện pháp tu từ lặp cấu trúc Đọc kĩ bài thơ Gai (Mai Văn Phấn) Lời giải chi tiết: - Phép lặp thứ nhất: Sớm /Hái bông hoa hồng/Chiều / Gai cào mộng mị. - Phép lặp thứ hai: Sẹo/ Lên xanh biếc thế/ Gai/ Trong hồn đơn hoa. → Tác dụng: Tổ chức cấu trúc thơ kép nhấn mạnh sự song song và đối lập giữa cái đẹp và nỗi đau, thành quả sáng tạo và những tổn thương phải trải qua để có được thành quả đó. Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 53 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo Chỉ ra biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong các ví dụ sau, trong số đó, hãy xác định đâu là phép đối a. Bây giờ thì khác hẳn. Hồng bị mắng luôn luôn. Đồng một tí gì u cũng mắng. Nói một mình, mắng! Vấp ngã, mắng! Đi chậm, mắng! Bữa ăn, không có thức ăn, ngả ngốn không ăn được, mắng!... Như vậy kể cũng còn đáng tội. Nhưng lại còn những cái không phải tội Hồng: thí dụ như nhà bẩn, nhà lắm ruồi vào, con chó bới vườn trầu, hay thằng Thiện ngã, thằng Thiên khóc,... đâu có phải tại Hồng. Hồng làm sao cho không thế được? Ấy thế mà u cũng cứ Hồng mà mắng. Hồng mếu mếu suốt ngày vì phải mắng.
(Nam Cao, Bài học quét nhà) b.Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo, Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu. Rượu cúc nhận đem, hàng biếng quẩy, Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu. Bánh chưng sắp gói, e nồm chảy Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu. Thôi thế thì thôi đành Tết khác, Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo (Trần Tế Xương, Cảm Tết) Phương pháp giải: Đọc và nhớ lại kiến thức về biện pháp tu từ lặp cấu trúc Đọc kĩ 2 văn bản Lời giải chi tiết: a. Phép lặp cấu trúc: “ Nói một mình, mắng! Vấp ngã, mắng! Đi chậm, mắng! Bữa ăn không có thức ăn, ngả ngốn không ăn được, mắng!...” → Nhấn mạnh sự lặp đi lặp lại và tăng tiến của hành động la mắng vô lý của người mẹ. b. Trong bài thơ trên, việc lặp cấu trúc ngữ pháp có sự đối lập về từ ngữ, thanh điệu đã làm nên phép đối. Đây là phép đối giữa hai dòng thơ 7 chữ: - Rượu cúc nhận đem, hàng biếng quẩy,/Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu. - Bánh chưng sắp gói, e nồm chảy/Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu. → Tác dụng: Nhấn mạnh lí do thiếu thốn những món ngon ngày tế(do những yếu tố khách quan chứ không phải do nghèo) nhằm mục đích tạo tiếng cười hài hước.
Quảng cáo
|