Giải Bài tập 6 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sốngVăn bản có đoạn trích trên thuộc thể loại gì? Dấu hiệu cơ bản nào trong đoạn trích cho phép khẳng định điều đó? Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Trả lời Bài tập 6 trang 28 SBT Văn 9 Kết nối tri thức Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người, với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng, ... Hang có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một “sảnh chờ" rộng rãi; cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm khá rộng, sâu quá thắt lưng. Muốn vào hang, phải lội qua sông; rồi trèo ngược vách đá hiểm trở, cao mấy chục mét. Đứng trên đỉnh dốc sẽ nhìn thấy lòng hang xa tít phía dưới, được bao bọc bằng một quãng sông rộng, nước sâu. Vịn đá lần xuống chân dốc, chúng tôi ngồi bè qua sông để đến lòng hang chính. (Hà My, Hang Én, dẫn theo Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr. 115) Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 28 SBT Văn 9 Kết nối tri thức Văn bản có đoạn trích trên thuộc thể loại gì? Dấu hiệu cơ bản nào trong đoạn trích cho phép khẳng định điều đó? Phương pháp giải: Nhớ lại những loại, thể loại văn bản đã học và các dấu hiệu nhận diện cơ bản của chúng. Lời giải chi tiết: Nhớ lại những loại, thể loại văn bản đã học và các dấu hiệu nhận diện cơ bản của chúng. Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 28 SBT Văn 9 Kết nối tri thức Đoạn trích trên gợi cho em liên tưởng đến đoạn nào trong văn bản Yên Tử, núi thiêng? Vì sao em có liên tưởng như vậy? Xét theo đối tượng được đề cập và cách thể hiện đối tượng, giữa hai đoạn có những điểm chung và khác biệt gì? Phương pháp giải: Đọc lại văn bản Yên Từ, núi thiêng (chú ý phần 2 của văn bản), nêu liên tưởng của em và làm rõ cơ sở của liên tưởng đó Lời giải chi tiết: - Liên tưởng đến đoạn trong bài “Yên Tử, núi thiêng”: Yên Tử ngày nay…. cánh mỏng phớt tím. - Lí do: + Chú trọng ghi chép sự thực. + Cung thấp thông tin, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết. + Tác giả trực tiếp tham gia, chứng kiến. - Khác nhau về đối tượng được đề cập. Trong cách thể hiện đối tượng vừa có sự miêu tả, thể hiện sao cho sát đúng đối tượng, vừa có việc biểu hiện cảm xúc cá nhân của người viết. Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 29 SBT Văn 9 Kết nối tri thức Dựa trên kết quả trả lời câu 2 và qua việc so sánh hai đoạn trích, theo em, người ta có thể chuyển văn bản thuyết minh có nội dung giới thiệu danh lam thắng cảnh thành một văn bản văn học được không? Nếu có thể thì điều kiện tiên quyết mà người viết phải đảm bảo là gì và văn bản văn học đó nên được xếp vào thể loại nào? Phương pháp giải: Dựa vào kết quả trả lời câu 2 Lời giải chi tiết: - Có thể thực hiện việc chuyển văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh thành văn bản văn học. - Điều cơ bản cần làm khi thực hiện công việc trên là người viết phải bộc lộ được góc nhìn độc đao, sự đánh giá mang dấu ấn cá nhân trong văn bản. Văn bản cần có nhiều liên tưởng bất ngờ, thú vị và cách triển khai linh hoạt, không bị mô hình có sẵn nào ràng buộc. - Nếu chuyển đổi thể loại thành công thì văn bản mới này có thể được xếp vào một trong các tiểu loại sau của thể kí: du kí, tản văn, tuỳ bút, ... (tuỳ từng trường hợp cụ thể). Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 29 SBT Văn 9 Kết nối tri thức Phát biểu suy nghĩ của em về vấn đề: yếu tố thông tin trong văn bản văn học và yếu tố văn học trong văn bản thông tin. Phương pháp giải: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: Yếu tố thông tin trong văn bản văn học giúp người đọc nắm bắt được những sự kiện, kiến thức và bối cảnh cụ thể, làm rõ chủ đề và tình huống trong tác phẩm. Ngược lại, yếu tố văn học trong văn bản thông tin lại giúp thông tin được truyền tải một cách sinh động, hấp dẫn và có chiều sâu cảm xúc hơn. Cả hai yếu tố này đều cần thiết để làm phong phú nội dung và tăng cường khả năng tác động đến độc giả, kết hợp giữa sự chính xác và tính nghệ thuật trong cách diễn đạt.
Quảng cáo
|