Giải Bài tập 4 trang 27 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc lại văn bản Tình sông núi trong SGK (tr. 102 - 103) và trả lời các câu hỏi:

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trả lời Bài tập 4 trang 27 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Đọc lại văn bản Tình sông núi trong SGK (tr. 102 - 103) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 27 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Có thể xếp bài thơ Tình sông núi vào loại tác phẩm văn học viết về đề tài gì? Kể tên một số bài thơ của các tác giả khác mà em cho rằng có cùng đề tài với Tình sông núi.

Phương pháp giải:

Ôn lại khái niệm đề tài đã học từ lớp 7, đồng thời đọc kĩ đoạn đầu phần Giới thiệu bài học trong SGK để trả lời

Lời giải chi tiết:

- Đề tài: Quê hương, đất nước.

- Một số bài thơ cùng đề tài: Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm),…

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 27 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Khi say ngắm sông núi quê hương, tác giả có ấn tượng mạnh nhất về điều gì? Dựa vào đâu mà em nhận định như vậy?

Phương pháp giải:

Chú ý những phát hiện riêng của nhà thơ ở một đề tài đã có nhiều người viết, về một đối tượng đã được nhiều tác giả miêu tả, thể hiện

Lời giải chi tiết:

Có thể thấy nhà thơ Trần Mai Ninh có sự nhạy cảm đặc biệt với vẻ đẹp thơ mộng, thân thương, gần gũi của những gì được ông tái hiện, tạo hình. Đằng sau nét quyến rũ của thiên nhiên luôn thấp thoáng hình bóng con người. Cảnh và người luôn hòa quyện với nhau, gợi dậy những cảm xúc êm ái, dịu ngọt, gắn bó.

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 27 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cho biết cách hiểu của tác giả về các khái niệm: cần lao, dân tộc, giang sơn, Tổ quốc.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung, ngữ cảnh bài thơ xác định nghĩa của các khái niệm này

Lời giải chi tiết:

- Cần lao vừa có thể được dùng như tính từ, chỉ sự cần cù trong lao động, vừa có thể được dùng như danh từ, chỉ người lao động nói chung. Trong bài thơ, cần lao hiện lên như một đối tượng được tác giả yêu quý, ngưỡng mộ, tôn vinh.

- Dân tộc được tác giả bài thơ hiểu như một khái niệm thiêng liêng, luôn gợi lên cảm xúc tự hào, thể hiện được sự gắn kết giữa tất cả những con người đã àd chung tay xây dựng nên đất nước Việt Nam.

- Giang sơn cũng được nhìn nhận là một khái niệm thiêng liêng. Khi nhắc đến nó, trong lòng nhà thơ dấy lên niềm xúc động lớn lao, do nhà thơ ý thức sâu sắc rằng giang sơn là thành quả vĩ đại mà nhân dân đã phải đổ bao nhiêu mồ hôi và máu để tạo nên trong suốt chiều dài lịch sử.

- Tổ quốc, trong cảm nhận của nhà thơ, cũng là một khái niệm đặc biệt. Vì thế, câu thơ chỉ có từ Tổ quốc ở cuối bài mang âm điệu như nghẹn ngào, do niềm xúc động đã được đầy lên tột đỉnh.

Có thể thấy: Khi được tắm đẫm trong tình cảm yêu thương sâu nặng của nhà thơ, các từ cần lao, dân tộc, giang sơn, Tổ quốc không còn tồn tại như những khái niệm khô khan mà đã trở thành hình tượng sống động, tác động mạnh vào cảm xúc và nhận thức của người đọc.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 27 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Tình sông núi là bài thơ đậm chất tạo hình. Nếu được thể hiện tác phẩm này bằng ngôn ngữ hội hoạ, em sẽ vẽ những gì? (Nêu dự định của em về bố cục, hình tượng trung tâm và các chi tiết đặc tả, ... )

Phương pháp giải:

Đặt mình vào vai một hoạ sĩ để tưởng tượng ra những gì có thể vẽ theo gợi ý của bài thơ

Lời giải chi tiết:

Có thể vẽ bức tranh mang tính tả thực, với một khung cảnh xác định. Cũng có thể vẽ bức tranh mang tính trừu tượng mà tương quan giữa các khối hình, đường nét, màu sắc biểu đạt được cảm xúc nồng nàn về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Nếu em đủ khả năng biến dự định thành hiện thực thì đó là điều rất có ý nghĩa, thực sự đáng khuyến khích.

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 27 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Trong tuỳ bút Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua (llya Ehrenburg) đã viết: “Dòng suối đổ vào sông, sông đồ vào dải trường giang Vôn-ga (Volga), con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc." (dẫn theo Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011, tr. 107). Cách nhìn nhận đó của nhà văn Nga giúp em hiểu thêm gì vệ mạch cảm xúc của bài thơ Tình sông núi? Hãy viết đoạn văn (có độ dài tuỳ chọn) để trả lời câu hỏi này.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ mấy câu trích trong bài tuỳ bút của Ê-ren-bua để tiếp nhận từ đó những gợi ý cần thiết, giúp em thực sự hiểu được mạch cảm xúc của bài thơ Tình sông núi

Lời giải chi tiết:

Tình cảm đối với đất nước, Tổ quốc không phải là thứ tình cảm chung chung, được phô diễn qua những lời to tát, hướng tới những đối tượng cũng to tát nhưng trừu tượng. Nó cần phải được bắt mạch vào chính cuộc sống thực, biểu hiện qua tình cảm và thái độ gắn bó máu thịt với tất cả những gì quen thuộc quanh ta, từ con người đến cảnh sắc, dù có thể rất bình dị, đơn sơ. Chính điều đó sẽ dẫn con người đến với những tình cảm rộng lớn và ý thức công dân cao cả. Trong thơ, việc các tác giả biểu hiện tình yêu đất nước, Tổ quốc qua tình yêu đối với một miền đất cụ thể luôn tạo được ấn tượng thẩm mĩ tích cực về sự chân thật, sâu sắc của cảm xúc.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close