Giải Bài tập 5 trang 6 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Nhân vật An có những cảm xúc gì khi quan sát cảnh rùng U Minh? Điều gì khiến nhân vật An cảm thấy “bực mình” với người bạn đồng hành của mình? Vì sao nhân vật Cò có thái độ “lơ là”, không hưởng ứng những cảm xúc của nhân vật An?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trả lời câu hỏi bài tập 5 SBT trang 6 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1

Đọc lại văn bản Đi lấy mật (từ “Chúng tôi tiếp tục đi tới một cái trảng rộng” đến “trông cái miệng thấy ghét quá”) trong SGK (tr. 21 – 22) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Nhân vật An có những cảm xúc gì khi quan sát cảnh rừng U Minh?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung trong SGK trang 21 – 22 và chỉ ra cảm xúc của nhân vật An khi vào rừng U Minh

Lời giải chi tiết:

An cảm thấy cánh rừng thật rộng lớn và mênh mông, cậu rất thích thú với những loài chim chóc ở trong rừng, thích được khám phá công việc đi “ăn ong”. Với An, cánh rừng U Minh như một thế giới mới lạ mà lần đầu cậu được khám phá nên cậu rất thích thú.

Câu 2

Điều gì khiến nhân vật An cảm thấy “bực mình” với người bạn đồng hành của mình?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích trong SGK và tìm ra điều khiến An “bực mình” với người bạn đồng hành của mình.

Lời giải chi tiết:

Điều khiến An “bực mình” với Cò là nó cứ “nói một cách lơ là rồi cắm cúi đội cái thúng đi. An định hỏi về cái “sân chim” nhưng lại tự ái và sợ Cò nghĩ mình dốt nên không hỏi nữa, cứ lặng thinh đi. 

Câu 3

Vì sao nhân vật Cò có thái độ “lơ là”, không hưởng ứng những cảm xúc của nhân vật An?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ chi tiết trong đoạn trích, suy nghĩ và lý giải tại sao nhân vật Cò có thái độ “lơ là” không hưởng ứng những cảm xúc của nhân vật An

Lời giải chi tiết:

Cò có thái độ “lơ là” không hưởng ứng những cảm xúc của nhân vật An bởi vì Cò đang chú tâm vào công việc của mình nên không có thời gian để ý đến những câu hỏi của An. Hơn nữa, Cò đã quá quen thuộc với rừng U Minh nên nhân vật này thấy những câu hỏi của An không mới lạ gì với Cò, cậu không cần giải đáp vì An hoàn toàn có thể tự quan sát cánh rừng và tìm ra được câu trả lời cho mình.

Câu 4

Nêu nhận xét về cách nhà văn miêu tả lời nói và cảm xúc, suy nghĩ của hai nhân vật An và Cò

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời nói, cảm xúc, hành động của hai nhân vật An và Cò được miêu tả trong đoạn trích và đưa ra nhận xét của bản thân về cách miêu tả của nhà văn về hai nhân vật này

Lời giải chi tiết:

Cách nhà văn miêu tả lời nói, cảm xúc, hành động của hai nhân vật An và Cò rất phù hợp với đặc điểm tính cách của hai nhân vật. An thì là đứa trẻ lần đầu tiên được khám phá rừng U Minh nên rất tò mò, thích thú về cánh rừng. Nhưng sự tò mò ấy của An lại không được Cò hưởng ứng và giải đáp nên An cảm thấy “bực mình”. Còn nhân vật Cò là người hồn nhiên, vô tư, chăm chú vào công việc. Cò vì mải mê làm việc của mình mà đã “lơ là” An. Sự “lơ là” của cậu thực chất cho thấy câu rất chú tâm vào công việc và không để ý nhiều đến xung quanh

Câu 5

Chủ ngữ (in đậm) trong câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn

   Giữa vùng cỏ tranh khô vàng, gió thổi lao xao, một bầy chim hàng nghin con vọt cất cánh bay lên

Phương pháp giải:

Chú ý vào phần chủ ngữ10 in đậm trong câu văn, rút gọn chủ ngữ sao cho phù hợp với nội dung câu văn được cho sẵn.

Lời giải chi tiết:

Giữa vùng cỏ tranh khô vàng, gió thổi lao xaomột bầy chim vọt cất cánh bay lên.

+ Nếu rút gọn như vậy, câu sẽ không còn có thông tin về số lượng (hàng nghìn con) của bầy chim mà chỉ có thông tin “một bầy chim” chung chung, người đọc sẽ không biết được bầy chim đó nhiều hay ít con.

Câu 6

Vị ngữ trong các câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn vị ngữ trong mỗi câu và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn:

a. Chúng tôi tiếp tục đi tới một cái trảng rộng

b. Tôi nhìn theo ngón tay nó trở lên một kèo ong gác trên cây tràm thấp

Phương pháp giải:

Chú ý vào phần VN trong các câu văn đã cho, rút gọn vị ngữ sao cho phù hợp với nội dung câu văn. Sau đó đưa ra nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi được rút gọn.

Lời giải chi tiết:

a. Chúng tôi tiếp tục đi.

Nhận xét: Khi câu được rút gọn như vậy thì sẽ không chỉ rõ được điểm đến của “chúng tôi”. Người đọc chỉ biết được “chúng tôi” đi nhưng không biết họ đi tới đâu.

b. Tôi nhìn theo ngón tay nó.

Nhận xét: Khi câu được rút gọn như vậy thì sẽ không chỉ rõ được đối tượng mà nhân vật “tôi” hướng đến là vật thể gì, nằm ở đâu. Câu văn như vậy trở nên mơ hồ, không rõ nghĩa.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close