Giải Bài tập 2 trang 4 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Chỉ ra những câu văn không phải lời của nhân vật. Em dựa vào đặc điểm nào để xác định như vậy? Hai anh em Mên và Mon trò chuyện với nhau về những gì? Điều gì khiến hai bạn nhỏ đặc biệt quan tâm?Qua những lời đối thoại của nhân vật Mên và Mon, em có cảm nhận như thế nào về từng nhân vật?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trả lời câu hỏi bài tập 2 SBT trang 4 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1

Đọc văn bản “Bầy chim chìa vôi” (từ Mùa mưa năm nay đến cứ lấy đò của ông Hảo mà đi ) trong SGK trang 13 – 14 và trả lời câu hỏi

Câu 1

Chỉ ra những câu văn không phải lời của nhân vật. Em dựa vào đặc điểm nào để xác định như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung văn bản từ trang 13 -14, chú ý những câu văn không phải lời của nhân vật. 

Lời giải chi tiết:

Những câu văn không phải là lời của nhân vật là:

+ “Mùa mưa năm nay như về sớm hơn. Mấy ngày mưa lên miên và nước sông dâng lên rất nhanh”.

+ “Thằng Mên nằm im lặng không trả lời em nó. Lâu sau nó hỏi:”

+ “Hai đứa bé lại nằm im lặng. Mưa vẫn đổ xuống mái nhà và gió vẫn thổi vào phiên cửa liếp cành cạch.”

+ “Thằng Mên quay sang phía em nó hỏi.”

+ “Thằng Mên bật cười khoái chí.”

+ “Thằng Mên hỏi sau một phút im lặng.”

- Đặc điểm nhận biết:

+ Những câu văn này không có dấu gạch nganh đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

+ Những câu văn này là lời của người kể chuyện dẫn dắt vào nội dung văn bản chứ không liên quan đến lời nói của nhân vật.

Câu 2

Hai anh em Mên và Mon trò chuyện với nhau về những gì? Điều gì khiến hai bạn nhỏ đặc biệt quan tâm?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn hội thoại của hai anh em Mên và Mon, sau đó chỉ ra nội dung cuộc trò chuyện của hai nhân vật

Lời giải chi tiết:

+ Hai anh em Mên và Mon trò chuyện với nhau về những con chim chìa vôi; về chuyện bố đi kéo chũm; việc Mon cứu con cá bống; về ý định cứu những con chim chìa non ở ngoài dải cát giữa sông.

+ Điều khiến hai bạn nhỏ đặc biệt quan tâm là tổ chim chìa vôi có bị ngập nước không? Chính vì họ quan tâm đến đàn chìa vôi nhỏ nên họ đã quyết định đi ra bãi cát nhỏ để xem đàn chìa vôi ra sao.

Câu 3

Qua những lời đối thoại của nhân vật Mên và Mon, em có cảm nhận như thế nào về từng nhân vật? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ những lời đối thoại của hai anh em Mên và Mon, từ đó rút ra tính cách của từng nhân vật được thể hiện trong cuộc đối thoại

Lời giải chi tiết:

+ Nhân vật Mon: Hồn nhiên, vô tư, quan tâm và yêu thương động vật

+ Nhân vật Mên: Chững chạc, người lớn, quan tâm và yêu chiều em, muốn giúp em xem xét tình hình bầy chìa vôi.

Câu 4

Em có thích những lời đối thoại của hai nhân vật Mên và Mon không? Vì sao? 

Phương pháp giải:

Đọc lại lời đối thoại của hai nhân vật Mên và Mon, trình bày suy nghĩ của bản thân về những lời đối thoại đó

Lời giải chi tiết:

Em rất thích những lời đối thoại của hai nhân vật Mên và Mon. Bởi vì đây là những lời đối thoại của những đứa trẻ hồn nhiên, thích tìm tòi, khám phá những chưa biết trong cuộc sống. Đặc biệt, cả hai đứa trẻ đều có tâm hồn nhân hậu, biết quan tâm, yêu thương những loài vật bé nhỏ xung quanh mình.

Câu 5

Tìm trong đoạn trích trên một câu có thành phần trạng ngữ và cho biết chức năng của trạng ngữ trong câu đó? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích, xác định câu văn có trạng ngữ và tìm ra chức năng của trạng ngữ trong câu văn đó

Lời giải chi tiết:

+ Câu văn có trạng ngữ: “Rồi ngay sau đó, cả hai đứa bé không nói gì và cùng chạy ngược lên đoạn bờ sông đối diện với dải cát”

+ Chức năng của trạng ngữ: Trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 6

Tìm từ láy và giải thích nghĩa của mỗi từ trong các câu sau:

Phương pháp giải:

Đọc toàn bộ câu văn, xác định từ láy được sử dụng trong câu văn đó

Lời giải chi tiết:

a. Mấy ngày mưa liên miên, nước sông dâng lên rất nhanh

- Từ láy “liên miên”:  mưa kéo dài, không ngừng, không dứt.

- Có thể thay bằng từ ngữ đồng nghĩa: liên tục, không ngừng,...

b. Mày có nhìn thấy cái chấm đen to to ở vây nó không?

- Từ láy “to to”: có kích thước lớn hơn một chút so với bình thường.

- Có thể thay bằng từ ngữ đồng nghĩa: khá to, lơn lớn,...

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close