Giải Bài tập 1 trang 9 tập 2 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc lại văn bản Cuộc chạm trán dưới đáy đại dương trong SGK (tr. 27 - 32) và trả lời các câu hỏi: Hãy nêu vắn tắt những sự việc chính diễn ra trong truyện theo trật tự thời gian.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Cuộc chạm trán dưới đáy đại dươngtrong SGK (tr. 27 - 32) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Hãy nêu vắn tắt những sự việc chính diễn ra trong truyện theo trật tự thời gian.

Sự việc 1 => Sự việc 2 => Sự việc 3 => Sự việc n

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và tìm ra những chi tiết chính được thể hiện trong văn bản đó.

Lời giải chi tiết:

+ Sự việc 1: Tàu Lin - côn chuẩn bị sẵn sàng để nghênh chiến.

+ Sự việc 2: Tàu Lin - côn đuổi bắt “con cá”.

+ Sự việc 3: Tàu Lin - côn tấn công “con cá”.

+ Sự việc 4: Tàu Lin - côn bị đánh bại.

+ Sự việc 5: Ba nhân vật bị bắt.

Câu 2

Vì sao khi còn cách “con cá” khoảng bốn trăm mét, tàu Lin-côn lại tắt máy, chỉ chuyển động theo quán tính?

Phương pháp giải:

Lí giải vì sao khi còn cách “con cá” khoảng 400 mét, tàu Lin – côn lại tắt máy, chỉ chuyển động theo quán tính.

Lời giải chi tiết:

Khi còn cách “con cá” khoảng 400 mét, tàu Lin – côn lại tắt máy, chỉ chuyển động theo quán tính bởi vì thuyền trưởng muốn tàu chuyển động từ từ để con cá không tỉnh giấc. Đoàn tàu có thể dựa vào cơ hội đó để bắt được con cá.

Câu 3

Em nghĩ gì về việc tàu Lin-côn, một trong những chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ, được cử đi săn “con cá thiết kình”?

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của bản thân về việc tàu Lincon – một trong những chiếc tàu nhanh nhạy nhất của quân đội Mỹ được cử đi săn “con cá thiết kình”

Lời giải chi tiết:

Tàu Lincon – một trong những chiếc tàu nhanh nhạy nhất của quân đội Mỹ được cử đi săn “con cá thiết kình” đã cho thấy rằng con cá ấy có sức mạnh khủng khiếp và để săn được nó phải cần đến những hạm đội tinh nhuệ nhất.

Câu 4

Vì sao ở thời điểm câu chuyện được kể, “cả giới bác học bế tắc”, không giải mã được “con quái vật biển cả” đí thuộc loài động vật gì?

Phương pháp giải:

Lí giải vì sao tại thời điểm câu chuyện được kể, mọi người đều không giải mã được “con quái vật biển cả” đó thuộc loài động vật gì.

Lời giải chi tiết:

Ở thời điểm câu chuyện được kể, “cả giới bác học bế tắc”, không giải mã được “con quái vật biển cả” đó thuộc loài động vật gì bởi họ chưa từng gặp một loài động vật nào to lớn và có tốc độ bơi nhanh như vậy.

Câu 5

Em hãy thử đặt mình vào vai nhân vật giáo sư – người kể chuyện ngôi thứ nhất – để diễn tả cảm xúc khi “chính mắt mình trông thấy một cái gì đó kì diệu, siêu nhiên, lại do thiên tài con người tạo ra”.

Phương pháp giải:

Đóng vai vị giáo sư, diễn tả cảm xúc khi “chính mắt mình trông thấy một cái gì đó kì diệu, siêu nhiên, lại do thiên tài con người tạo ra”.

Lời giải chi tiết:

Tôi vô cùng ngạc nhiên và bất ngờ khi biết được rằng đó không phải là một con cá như mình đã nghĩ mà đó là một sản phẩm của khoa học tiên tiến, hiện đại do con người chế tạo ra.

Câu 6

Theo em, tàu ngầm Nau-ti-luýt có thể hoạt động được ở cơ chế nào?

A. Chạy trên mặt nước

B. Chạy nửa chìm nửa nổi

C. Đi ngầm

D. Cả 3 cơ chế

Phương pháp giải:

Chọn một phương án phù hợp

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án D

Câu 7

Hãy chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép và dấu chấm lửng trong các trường hợp sau:

a. Chừng nào cái “phao” này còn nổi thì tôi chẳng có gì phản đối. Nhưng nếu nó giở trò lặn xuống thì cái mạng tôi chẳng đáng hai đô-la!

b. Chắc là nhờ được xoa bóp mạnh toàn thân, nên tôi tỉnh lại ngay. Tôi mở mắt…

Phương pháp giải:

Chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép và dấu chấm lửng trong các trường hợp đưa ra ở SBT.

Lời giải chi tiết:

a. Dấu ngoặc kép có tác dụng thông báo cho mọi người biết “phao” được hiểu theo nghĩa đặc biệt (chỉ chiếc tàu ngầm)

b. Dấu chấm lửng thể hiện lời nói bỏ dở, diễn tả đúng trạng thái mệt mỏi, hoang mang của người vừa tỉnh lại sau khi bị ngất.

Quảng cáo
close