Giải Bài tập 1 trang 21 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thứcĐọc lại văn bản Bài ca ngất ngưởng trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr.95 – 96) và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc lại văn bản Bài ca ngất ngưởng trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr.95 – 96) và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu: Câu 1 Câu 1 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Tra từ điển, giải thích nghĩa của từ “vũ trụ”. Theo bạn, trong số các phương án sau đây, phương án nào phù hợp nhất với nghĩa của từ”vũ trụ” được tác giả sử dụng trong câu thơ đầu tiên? A. Bầu trời rộng lớn, khoảng không bao la B. Không gian và thời gian vô tận C. Cõi trời, tiên giới, chốn bồng lai tiên cảnh D. Thiên hạ, thế gian, cuộc đời Phương pháp giải: Tra từ điển để chọn ra phương án đúng về nghĩa của từ “vũ trụ” để rút ra ý nghĩa trong câu thơ đầu tiên. Lời giải chi tiết: Chọn đáp án: D Câu 2 Câu 2 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Từ “lược thao” trong cụm từ “sách lược thao” ở bài Bình Ngô đại cáo (đọc lại cước chú số 2 – Ngữ văn 10, tập hai, tr. 14) và từ “thao lược” trong cụm từ “gồm thao lược” ở câu thơ thứ tư của bài thơ Bài ca ngất ngưởng có ý nghĩa, cách dùng giống và khác nhau như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và dựa vào hiểu biết cá nhân để giải thích cụm từ “thao lược” Lời giải chi tiết: “Lược thao” và “thao lược” đều là từ ghép đẳng lập. Tuy trật tự các yếu tố khác nhau nhưng cùng xuất phát từ nghĩa gốc (rút gọn của “Tam lược” và “Lục thao tên những cuốn sách binh pháp thời xưa), có nghĩa chung là nói chuyện quân sự, dùng binh. Câu 3 Câu 3 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Lập bảng để thống kê các sự kiện chính trong cuộc đời; chức vụ, công việc, hành động của tác giả và nêu nhận xét. Gợi ý:
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và điền thông tin phù hợp. Lời giải chi tiết:
Câu 4 Câu 4 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Tác giả có nói đến việc “vào lồng” ở câu thơ thứ hai, vậy ý thơ nào cho biết việc tác giả “ra khỏi lồng”? Qua việc đọc bài thơ và từ những hiểu biết về Nguyễn Công Trứ, hãy bình luận về tâm thế, cách ứng xử của tác giả ở từng thời điểm và trước các sự kiện mang tính dấu mốc trong cuộc đời mình. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và từ những hiểu biết về tác giả để giải thích về ý thơ và bình luận về tâm thế, cách ứng xử. Lời giải chi tiết: - “Vào lồng” tức tham gia vào bộ máy chính trị, làm quan. Ý thơ cho biết việc tác giả “ra khỏi lồng”: “Đô môn giải tổ chi niên” (Tại kinh đô, tác giả cởi dây đeo ấn, tức từ quan để về quê). - Cả sự kiện “vào lồng” và “giải tổ” đều thể hiện sự chủ động, mạnh mẽ của tác giả. Khi “nhập thế”, làm quan, thi thố tài năng thì dấn thân, hết sức thực thi bổn phận, trách nhiệm; luôn tận tụy cống hiến. Khi rời chốn quan trường thì dứt khoát, không luyến tiếc vinh hoa phú quý; sống hết mình, tự do tự tại;... Câu 5 Câu 5 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Phong cách “ngông”, “ngất ngưởng” thể hiện thái độ sống, ý thức sống của tác giả như thế nào ở hai chặng: khi làm quan và lúc về hưu? Khái quát về sự thống nhất của phong cách ấy. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản để chỉ ra thái độ sống và ý thức sống ở hai chặng và khái quát về sự thống nhất. Lời giải chi tiết: - Phong cách “ngông”, “ngất ngưởng” của tác giả không phải là sự coi thường cuộc đời, bất chấp các chuẩn mực; càng không phải là sự ngông cuồng, ngạo mạn. Phong cách ấy thể hiện thái độ sống tích cực, chủ động, luôn có ý thức và khát vọng khẳng định cá tính của mình một cách mạnh mẽ. - Sự thống nhất của phong cách sống “ngông”, “ngất ngưởng” ở cả hai chặng: Con người đầy cá tính, dám sống hết mình. Khi làm quan thì nỗ lực đạt đến đỉnh cao sự nghiệp, bằng chính tài năng của mình; khẳng định mình bằng nội lực chứ không chịu luồn cúi, xu nịnh. Lúc về hưu thì thoả sức phong lưu, bản lĩnh vượt qua mọi rào cản, bỏ ngoài tai chuyện được mất, khen chê theo thói thường. Câu 6 Câu 6 (trang 22, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Đọc văn bản sau của Nguyễn Công Trứ và cho biết những điểm tương đồng về tư tưởng, phong cách sống của tác giả so với Bài ca ngất ngưởng: ĐI THI TỰ VỊNH Đi không há lẽ trở về không, Cái nợ cầm thư phải trả xong. Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt, Dở đem thân thế hẹn tang bồng. Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông. Trong cuộc trần ai ai dễ biết, Rồi ra mới biết mặt anh hùng. (Thơ văn Nguyễn Công Trứ, NXB Văn học, Hà Nội, 1983, tr. 84) Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và bài thơ bên trên để chỉ ra điểm tương đồng về tư tưởng và phong cách sống. Lời giải chi tiết: * Những điểm tương đồng giữa văn bản Đi thi tự vịnh với Bài ca ngất ngưởng: - Tư tưởng lập thân, lập nghiệp: quyết trả xong “nợ cầm thư, tự hào về bản thân khi đỗ thủ khoa kì thi Hương. - Tâm hồn phóng khoáng, ý thức về giá trị cá nhân: luôn mong muốn cuộc sống điền viên thanh thản (“Không Phật, không tiên, không vướng tục”; “Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt”;..); làm quan nhưng khảng khái tự tại, không chịu luy quan trường. - Phong cách sống mạnh mẽ, thực thi bổn phận với non sông: xứng danh kẻ anh hùng, sống có trách nhiệm, sẵn sàng vì đời thế mà hành động (“Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”; “Phải có danh gì với núi sông”;..).
Quảng cáo
|