Giải Bài tập 3 trang 23 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thứcĐọc lại văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 100 – 103), từ câu 10 đến câu 25 và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu: Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc lại văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 100 – 103), từ câu 10 đến câu 25 và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu: Câu 1 Câu 1 (trang 23, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Cho biết nội dung các câu văn dưới đây là đúng hay sai (kẻ bảng vào vở để đánh dấu): Phương pháp giải: Đọc kĩ lại văn bản để chỉ ra nội dung của câu văn. Lời giải chi tiết:
Câu 2 Câu 2 (trang 23, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Liệt kê và chỉ ra tác dụng của các cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ đối lập giữa hoàn cảnh, điều kiện trang bị với tinh thần chiến đấu của người nghĩa binh. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại văn bản để liệt kê và chỉ ra tác dụng của các cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ đối lập. Lời giải chi tiết: - Các cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ đối lập giữa hoàn cảnh, điều kiện trang bị với tinh thần chiến đấu của người nghĩa binh: “vốn chẳng phải” –“chẳng qua là..”;“nào” (đâu có) – “chi” (chẳng);“bằng” – “cũng”;.. - Tác dụng: Quan hệ đối lập về ngữ nghĩa của đoạn văn được thể hiện cụ thể sinh động, xác thực qua các cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ được sử dụng nhiều lần, liên tục; thể hiện sự nhấn mạnh và ngày một tăng cường cấp độ; qua đó góp phần khẳng định ý chí tự lực tự cường và lòng quả cảm vô song của người nghĩa sĩ Cần Giuộc. Câu 3 Câu 3 (trang 23, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): “Không khí chiến trận” được tác giả miêu tả trong đoạn văn như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại văn bản để xác định tác giả miêu tả “không khí chiến trận”. Lời giải chi tiết: “Không khí chiến trận” trong đoạn văn được thể hiện bằng những câu có nhịp điệu dồn dập, liên tục, khi thế trận đánh vô cùng quyết liệt, mạnh mẽ. Tác giả đã miêu tả sinh động, cụ thể tính chất căng thẳng cũng như khí phách hào hùng của những người nghĩa binh thông qua những từ ngữ biểu thị hành động dứt khoát, ý chí sôi sục. Câu 4 Câu 4 (trang 24, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Câu 20 đã phản ánh suy nghĩ của người nghĩa sĩ nông dân về quốc gia, dân tộc như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại văn bản để chỉ ra phản ánh suy nghĩ của người nghĩa sĩ nông dân. Lời giải chi tiết: Câu 20 đã phản ánh suy nghĩ hết sức đơn giản nhưng sâu sắc của người nghĩa sĩ nông dân về quốc gia, dân tộc thông qua quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu: Quan niệm về quốc gia, dân tộc gắn với ý thức hệ tư tưởng Nho giáo truyền thống: Quốc gia gắn với chế độ quân chủ, vua (chúa) nhận mệnh trời để thực thi quyền cai trị thiên hạ, lo lắng cho muôn dân.”Nước nhà ta” vì thế có chủ quyền bất khả xâm phạm; dân giữ lòng trung với vua, ơn vua cũng chính là trung với xã tắc, ơn đất nước. Câu 5 Câu 5 (trang 24, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Phân tích giá trị biểu cảm của hệ thống từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để nói về nỗi đau thương, mất mát sau trận công đồng. Phương pháp giải: Đọc kĩ lại văn bản để phân tích giá trị biểu cảm của hệ thống tự ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng. Lời giải chi tiết: Từ ngữ biểu thị nỗi đau, sự mất mát có nét nghĩa cụ thể, trực tiếp; hình ảnh đau thương bao trùm thiên nhiên và cuộc đời những người còn sống, được miêu tả chân thực, xúc động. Thủ pháp liệt kê, đặc tả được tác giả sử dụng đạt hiệu quả cao. Câu 6 Câu 6 (trang 24, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai): Âm hưởng bi tráng của tác phẩm được thể hiện cụ thể trong phần này như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại văn bản để chỉ ra âm hưởng bi tráng của tác phẩm. Lời giải chi tiết: - Âm hưởng bi tráng (bi thương mà hùng tráng) của tác phẩm được thể hiện cụ thể, tập trung nhất trong phần 2 (từ câu 10 đến câu 15) của văn bản: - Âm hưởng bi thương thể hiện qua nỗi đau hi sinh, mất mát mà người nghĩa binh, nhân dân, đất nước phải chịu đựng. Đó là Tiếng khóc xót thương cho người đã mất: nghĩa sĩ, nhân dân, là tiếng khóc của tác giả, của gia đình thân quyến, của nhân dân Nam Bộ và cả nước. Nguyễn Đình Chiểu đã nhân danh vận nước, nhân danh lịch sử mà khóc những người dân anh hùng xả thân cho Tổ quốc. - Âm hưởng hùng tráng thể hiện ở khí phách kiên cường, tinh thần chiến đấu quả cảm quyết trả mối nợ nước thù nhà của những con người bình dị nhưng trượng nghĩa. Các nghĩa sĩ là những người dân bình thường nhưng họ đã dám đứng lên bảo vệ từng tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo của mình chống lại kẻ thù hung hãn, lây cái chất để làm rạng ngời một chân lí cao đẹp của thời đại - thà chết vinh còn hơn sống nhục. → Có thể thấy, bi tráng là âm hưởng chủ đạo, làm nên sức sống của tác phẩm; góp phần tạo nên sự lay động sâu xa và niềm xúc động tri ân của người đọc nhiều thế hệ.
Quảng cáo
|