Giải Bài tập 4 trang 24 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức

Đọc lại văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 103 – 104), từ câu 26 đến hết và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 103 – 104), từ câu 26 đến hết và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu:

Câu 1

Câu 1 (trang 24, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Kết hợp thông tin ở cột A với thông tin ở cột B để tạo nên năm câu hoàn chỉnh thể hiện đúng ý nghĩa của đoạn văn (viết các câu vào vở, chú ý bổ sung hoặc thay đổi các từ ngữ liên kết và sửa chính tả cho phù hợp).

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại cả văn bản để kết hợp hai thông tin ở hai cột cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Tác giả đã sử dụng liên tiếp các cặp từ lặp “thác mà”, “thác cũng”  nhằm nhấn mạnh tinh thần bất tử, ý nguyện dâng hiến trọn vẹn cho non sông của người nghĩa sĩ.

b. Việc tác giả gắn cuộc đời nhỏ bé của mình với bổn phận, trách nhiệm lớn lao đã thể hiện rõ sự đánh giá và ngợi ca sự hy sinh của người nghĩa sĩ.

c. Cặp từ đối “sống-thác” trong câu văn được lặp lại, không biểu thị quan hệ đối lập nhằm nhấn mạnh tinh thần bất tử, ý nguyện dâng hiến trọn vẹn cho non sông của người nghĩa sĩ.

Câu 2

Câu 2 (trang 24, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Giải thích nghĩa của các từ ngữ “danh thơm”, “tiếng ngay” trong câu 28. Tìm thêm các từ ngữ được sử dụng trong đoạn văn để thể hiện rõ sự đánh giá, ngợi ca của tác giả và nhân dân đối với sự hi sinh của người nghĩa sĩ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại toàn văn bản để giải thích nghĩa của từ, từ đó tìm thêm các từ ngữ thể hiện rõ sự đánh giá, ngợi ca. 

Lời giải chi tiết:

- “Danh thơm”: danh tiếng tốt đẹp (của người nghĩa sĩ) còn lưu lại (sau khi họ đã hi sinh vì nghĩa lớn). Từ “danh thơm” trong tiếng Việt do chữ “phương danh” trong Hán ngữ; cũng biểu đạt ý này, tiếng Việt còn có các từ ngữ khác như: “tiếng thơm”, “tiếng tốt”, “tiếng lành”...

- “Tiếng ngay”: danh tiếng ngay thẳng, chính trực (của người nghĩa sĩ) còn lưu lại (sau khi họ đã hi sinh vì nghĩa lớn). Cụm từ “tiếng ngay” là một sáng tạo rất riêng của Nguyễn Đình Chiểu, không (hoặc ít) thấy trong các tác phẩm trước đó.

- Một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng trong đoạn văn thể hiện rõ sự đánh giá, ngợi ca của tác giả và nhân dân đối với sự hi sinh của người nghĩa sĩ: “khen”, “mộ”, “cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm,...

Câu 3

Câu 3 (trang 24, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu ấn tượng của bạn về nội dung và đặc điểm nghệ thuật của câu văn “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại toàn văn bản để đưa ra ấn tượng về nội dung và nghệ thuật.

Lời giải chi tiết:

- “Một trận khói tan”: Ý nói trận công đồn của nghĩa sĩ Cần Giuộc diễn ra chóng vánh, chịu nhiều tổn thất. Sự kiện công đồn giặc của nghĩa binh chỉ là một trong vô số các hành động anh hùng của nhân dân quyết đứng lên bảo vệ đất nước.

- “Nghìn năm tiết rõ": (Tuy thế), danh tiếng, khí tiết, phẩm giá của người nghĩa sĩ sẽ còn lưu lại muôn đời. Sự hi sinh của người nghĩa binh nông dân vì đạo lí và chính nghĩa là hết sức đáng giá, để lại trong lòng nhân dân sự kính trọng, khâm phục và thương tiếc vô hạn.

- Câu văn ngắn, có hình thức tiểu đối; khác với phần lớn các câu biền ngẫu trong bài (thường có hai vế câu, mỗi vế có nhiều mệnh đề). Logic nghĩa của câu văn này có thể được giải thích như sau: Tuy chỉ là một trận đánh chớp nhoáng, nhưng khí tiết anh hùng của người nghĩa sĩ còn rạng rỡ nghìn năm.

Câu 4

Câu 4 (trang 24, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Suy nghĩ và hành động “vì nghĩa quên thân” của người nghĩa sĩ được tác giả thể hiện như thế nào qua câu 29?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại toàn văn bản để chỉ ra suy nghĩ và hành động.

Lời giải chi tiết:

- Đây là một trong những câu văn thể hiện rõ sự khái quát hoá sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu, đồng thời thể hiện cảm hứng ngợi ca người anh hùng nghĩa sĩ bất tử trong lòng nhân dân. Về ngôn từ và lập luận, cần chú ý: hai cụm từ “đánh giặc” và “thờ vua” được lặp lại trong cấu trúc lặp “sống. thác cũng.. mang hàm ý nhấn mạnh.

- Suy nghĩ và hành động xả thân vì nghĩa lớn của người nghĩa sĩ gắn liền với ý thức quyết tâm đánh giặc giữ nước. Đánh giặc giữ nước chính là thể hiện lòng trung thành với Tổ quốc, là biểu hiện cao nhất của quan niệm “ái quốc”; “thờ vua”, theo lí tưởng Nho giáo, chính là yêu nước. Người nghĩa sĩ dẫu đã hi sinh, nhưng linh hồn của họ vẫn phù trợ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân, vẫn một lòng thờ vua, với ý nguyện “muôn kiếp nguyện được trả thù”. Có nghĩa là họ vẫn đồng hành với những lớp người sau và sẽ sống mãi trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.

Câu 5

Câu 5 (trang 24, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình ảnh người nghĩa sĩ bất tử trong lòng nhân dân được tác giả nhấn mạnh trong phần kết gợi cho bạn suy nghĩ gì về lựa chọn và hành động của những con người bình thường nhưng biết xả thân vì Tổ quốc?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để đưa ra suy nghĩ về lựa chọn hành động của những con người bình thường nhưng biết xả thân vì Tổ quốc.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh người nghĩa sĩ bất tử trong lòng nhân dân được tác giả nhấn mạnh trong phần kết đã gợi trong lòng chúng ta lòng biết ơn đối với những vị anh hùng đã xả thân vì nước. Họ là những con người bình thường, nhưng ý chí của họ là bất diệt, vì nghĩa, họ sẵn sàng quên mình. Đoạn trích nhắc nhở con người cần phải có trách nhiệm và bổn phận với cộng đồng. Ý nghĩa của cuộc sống cá nhân luôn gắn với số phận của nhân dân, đất nước. Ý thức sống đúng đắn sẽ hình thành và nuôi dưỡng khát vọng thực hiện các giá trị chân chính.

Câu 6

Câu 6 (trang 24, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):

Trình bày quan điểm của bạn về ý kiến sau: Trong phần kết tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu đã khách quan hoá đánh giá của mình về sự hi sinh của người nghĩa sĩ Cần Giuộc bằng quan điểm của nhân dân.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để trình bày quan điểm về ý kiến.

Lời giải chi tiết:

Nguyễn Đình Chiểu đã khách quan hoá đánh giá của mình về sự hi sinh của người nghĩa sĩ thông qua việc sử dụng những từ ngữ biểu thị sự nhìn nhận của quần chúng nhân dân; gắn người nghĩa sĩ với đồng bào và đất nước: “danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen”, “tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”, “hai chữ thiên dân”, “một câu vương thổ”... Như vậy, ông đã xuất phát từ quan điểm của nhân dân để ngợi ca và bất tử hoá hình tượng người anh hùng.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close