Giải bài Gương báu khuyên răn trang 7 sách bài tập văn 10 - Cánh diều

Bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) được sáng tác vào thời gian nào?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) thuộc thể loại nào sau đây?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần Kiến thức Ngữ văn bài 5 để xác định kiến thức về thể loại văn bản.


Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Câu 2

Bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) được sáng tác vào thời gian nào?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần chuẩn bị của văn bản để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Câu 3

Bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) viết về chủ đề gì? Từ chủ đề bài thơ, em có suy nghĩ gì về việc tác phẩm được đặt trong mục Gương báu khuyên răn của Quốc âm thi tập?


Phương pháp giải:

Đọc văn bản, trả lời và đưa ra những lí giải hợp lí.


Lời giải chi tiết:

Chủ đề của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn nhà của Nguyễn Trãi.

Mục Gương báu khuyên răn tập hợp những bài thơ mang tính giáo huấn đạo đức, nhưng thực chất đa số các bài thơ trong đó vượt ra khỏi khuôn khổ của những bài học dạy dỗ, khuyên răn đạo đức thông thường. Hiện thực được miêu tả trong những bài thơ này hết sức gần gũi với cuộc sống hằng ngày, thể hiện những khát vọng lớn lao của nhà thơ với mong muốn cho đất nước mãi mãi phồn vinh và cuộc sống của người dân luôn yên bình, no ấm.


Câu 4

Nhận biết vai trò các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.


Phương pháp giải:

Đánh dấu các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.


Lời giải chi tiết:

Vai trò: Tái hiện lại bức tranh thiên nhiên có sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh, giữa cảnh vật với con người. Màu xanh mát của hoa hòe làm nền nổi bật lên sắc đỏ của hoa thạch lựu, tiếng lao xao chợ cá hòa cùng với tiếng ve kêu. Tất cả như đang hòa trộn vào nhau trong không gian đầy sức sống để rồi làm bật lên sự nhộn nhịp của của sống của những ngư dân làng chài.


Câu 5

Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Bảo kính cảnh giới (Bài 43)


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Chú ý những hình ảnh, chi tiết miêu tả cảnh và tình trong bài thơ.


Lời giải chi tiết:

Cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) được Nguyễn Trãi khắc họa như một bức tranh đẹp. Tác giả không chỉ miêu tả bằng thị giác mà còn miêu tả bằng thính giác, khứu giác. Từ sắc xanh của hòe, sắc đỏ của lựu, tiếng lao xao của chợ cá, tiếng ve kêu râm ran, những con người làng chài chất phác, tất cả như đang hòa quyện hài hóa với nhau tạo nên bức tranh thiên nhiên thật êm đềm bình dị.


Câu 6

Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó?


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Hiểu được hình thức thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Đưa ra sự so sánh.


Lời giải chi tiết:

- Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật:

+ Trong bài thơ, tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo thể thơ Đường luật với sự đan xen của câu sáu chữ và câu bảy chữ.

→ Việc sử dụng như vậy sẽ tạo nên âm điệu cho bài thơ và đồng thời như thể hiện sự dồn nén trong câu chữ những tình cảm của ông.


Câu 7

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43).


Phương pháp giải:

Viết đoạn văn theo hiểu biết, cảm nhận của bản thân nhưng phải đưa ra lí giải, phân tích hợp lí.


Lời giải chi tiết:

Là một nhà thơ yêu thiên nhiên, đất nước luôn nặng lòng với thế sự đời tư Nguyễn Trãi đã mang tình cảm ấy gửi gắm vào trong những vần thơ, mỗi bài thơ của ông đều chất chứa nhiều nỗi niềm và thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi, Gương báu khuyên răn (bài 43) cũng là một bài thơ như thế. Qua cảm nhận của nhà thơ về cảnh sắc thiên nhiên làng quê, ta thấy được sự quan sát, cảm nhận tinh tế và hơn hết là tấm lòng yêu thiên nhiên của tác giả. Phải có một tâm hồn nhạy cảm vô cùng thì nhà thơ mới có thể vẽ lên bức tranh thiên nhiên với sắc đỏ của lựu, sắc xanh của hoè, sắc hồng của sen sinh động đến vậy. Ngoài tình yêu với thiên nhiên ta còn thấy được một tâm hồn luôn tha thiết với cuộc sông thôn quê. Bức tranh đời sống sinh hoạt muôn hình vạn trạng của con người được nhà thơ khéo léo đưa vào tác phẩm của mình đó là hình ảnh “làng ngư phủ”, là âm thanh “lao xao” của chợ cá, là tiếng ve “dắng dỏi” như tiếng đàn. Tất cả làm nên một khung cảnh mùa hè có đủ vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của cuộc sống và hơn hết là vẻ đẹp của tâm hồn thi nhân Nguyễn Trãi luôn mong ước cho nhân dân được ấm no, đất nước được thái bình.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close