Bài 50 trang 52 Vở bài tập toán 6 tập 2

Giải bài 50 trang 52 VBT toán 6 tập 2. Tính giá trị các biểu thức sau ...

Quảng cáo

Đề bài

Tính giá trị các biểu thức sau:

\(A=a.\dfrac{1}{2} +a.\dfrac{1}{3}-a.\dfrac{1}{4}\) với \(a= \dfrac{-4}{5}\);

\(B=\dfrac{3}{4}.b+\dfrac{4}{3}.b-\dfrac{1}{2}.b\) với \(b=\dfrac{6}{19}\) ;

\(C=c.\dfrac{3}{4}+c.\dfrac{5}{6}-c.\dfrac{19}{12}\) với \(c=\dfrac{2002}{2003}\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau:

\(\dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d} = \dfrac{{a.c}}{{b.d}}\) 

Sử dụng: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: \(\dfrac{a}{b}.\left( {\dfrac{c}{d} + \dfrac{p}{q}} \right) = \dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d} + \dfrac{a}{b}.\dfrac{p}{q}\) 

Lời giải chi tiết

\(A=a.\dfrac{1}{2} +a.\dfrac{1}{3}-a.\dfrac{1}{4}\) \(=a.\left (\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{3}-\dfrac{1}{4} \right )\)\(=a.\dfrac{6+4-3}{12}=a.\dfrac{7}{12}\)

Với \(a= \dfrac{-4}{5}\) ta có \(A=\dfrac{-4}{5}.\dfrac{7}{12}=\dfrac{(-4).7}{5.12}=\dfrac{(-1).7}{5.3}\)\(=\dfrac{-7}{15}.\)

\(B=\dfrac{3}{4}.b+\dfrac{4}{3}.b-\dfrac{1}{2}.b\)

\(=\left( {\dfrac{3}{4} + \dfrac{4}{3} - \dfrac{1}{2}} \right).b \)\(= \dfrac{{3.3 + 4.4 - 1.6}}{{12}}.b = \dfrac{{19}}{{12}}.b\)

Với \(b = \dfrac{6}{{19}}\) ta có \(B = \dfrac{{19}}{{12}}.\dfrac{6}{{19}}\) \(=\dfrac{{19.6}}{{12.19}}=\dfrac{{1.1}}{{2.1}}\) \( = \dfrac{1}{2}\)

\(C=c.\dfrac{3}{4}+c.\dfrac{5}{6}-c.\dfrac{19}{12}\) \( = c.\left( {\dfrac{3}{4} + \dfrac{5}{6} - \dfrac{{19}}{{12}}} \right) \)

\(= c.\left( {\dfrac{{3.3}}{{12}} + \dfrac{{5.2}}{{12}} - \dfrac{{19}}{{12}}} \right) \)\(= c.0 = 0\)

Vậy biểu thức \(C\) luôn luôn bằng \(0\) với mọi giá trị của \(c\).

 Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close