Bài 5 trang 10 SBT sử 11

Giải bài 5 trang 10 sách bài tập Lịch sử 11. Hãy ghi lại những hiểu biết của em về B. Ti-lắc

Quảng cáo

Đề bài

Hãy ghi lại những hiểu biết của em về B. Ti-lắc - người đứng đầu phái dân chủ cấp tiến trong Đảng Quốc đại

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sách báo lịch sử và hiể biết cá nhân để trả lời

Lời giải chi tiết

- B. Ti-lắc (1856-1920) là anh hùng dân tộc Ấn Độ, nhà cách mạng ấn Độ, lãnh tụ phái cấp tiến trong Đảng Quốc đại ấn Độ, một học giả, một triết gia về truyền thống dân tộc cổ ấn Độ. Ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân.

- B. Ti-lắc sinh ra trong một gia đình trí thức Bà La Môn ở bang Maharastra (vùng ven biển miền Tây Âu). 

- Năm 1880, sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, ông từ chối làm quan chức trong chính quyền thực dân, mà cùng với bạn mở trường tư thục ở Poana, nhằm giáo dục thanh niên tinh thần độc lập dân tộc. Ngoài ra, ông còn đứng ra thành lập tờ báo Sư tử bằng tiếng dân tộc Marathi và tờ Maratha bằng tiếng Anh để tuyên truyền nền văn hóa dân tộc, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân, đả kích nền thống trị của thực dân Anh.

- Năm 1885, ông tham gia Đảng Quốc đại và trở thành lãnh tụ nhóm cấp tiến phái tả của Đảng đó.

- Phương pháp cách mạng của ông không phù hợp với phái ôn hòa trong Đảng Quốc đại, ông bị khai trừ khỏi Đảng.

- Năm 1908, thực dân Anh một lần nữa lại kiếm cớ bắt giam ông, xử ông 6 năm khổ sai và đày sang Manđalay (Mianma). Trước tòa án, Ti-lắc là người đã tố cáo đanh thép và lên án tội ác của chính quyền thực dân. Nhân dân khắp nơi sôi sục phản đối bản án. Trong nhà tù, Ti-lắc viết sách về triết học truyền thống của ấn Độ để bày tỏ lòng quyết tâm đối với cách mạng. Sau khi được trả tự do (1914), ông lại tiếp tục đấu tranh. Năm 1916, ông thành lập Liên đoàn tự trị. Ông mất ở Bombay năm 1920.

Loigiaihay.com

  • Bài 6 trang 10 SBT sử 11

    Giải bài 6 trang 10 sách bài tập Lịch sử 11. Hãy nêu những chính sách, thủ đoạn của thực dân Anh

  • Bài 7 trang 11 SBT sử 11

    Giải bài 7 trang 11 sách bài tập Lịch sử 11. Ý nghĩa phong trào đấu tranh những năm 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ.

  • Bài 4 trang 10 SBT sử 11

    Giải bài 4 trang 10 sách bài tập Lịch sử 11. Chủ trương của Đảng Quốc đại và của phái dân chủ cấp tiến

  • Bài 3 trang 9 SBT sử 11

    Giải bài 3 trang 9 sách bài tập Lịch sử 11. Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp về nội dung lịch sử

  • Bài 2 trang 9 SBT sử 11

    Giải bài 2 trang 9 sách bài tập Lịch sử 11. Hãy nối ý ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close