Giải bài 3 trang 87 sách bài tập toán 12 - Cánh diềuTrong mỗi ý a), b), c), d), chọn phương án: đúng (Đ) hoặc sai (S). Lớp 12A có 40 học sinh. Trong một buổi kiểm tra định kì, số học sinh của lớp được chia thành hai phòng như sau: Chọn ngẫu nhiên một học sinh của lớp 12A. Xét các biến cố: (A): “Học sinh được chọn ở phòng 2”; (B): “Học sinh được chọn là học sinh nữ”. a) Biến cố học sinh được chọn là học sinh nữ ở phòng 2 là (A cap B). b) (Pleft( {A cap B} right) ne frac{3}{{10}}). c) (Pleft( B right) = frac{{21}}{{40 Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa Quảng cáo
Đề bài Trong mỗi ý a), b), c), d), chọn phương án: đúng (Đ) hoặc sai (S). Lớp 12A có 40 học sinh. Trong một buổi kiểm tra định kì, số học sinh của lớp được chia thành hai phòng như sau: Chọn ngẫu nhiên một học sinh của lớp 12A. Xét các biến cố: \(A\): “Học sinh được chọn ở phòng 2”; \(B\): “Học sinh được chọn là học sinh nữ”. a) Biến cố học sinh được chọn là học sinh nữ ở phòng 2 là \(A \cap B\). b) \(P\left( {A \cap B} \right) \ne \frac{3}{{10}}\). c) \(P\left( B \right) = \frac{{21}}{{40}}\). d) \(P\left( {A|B} \right) = \frac{4}{7}\). Phương pháp giải - Xem chi tiết ‒ Sử dụng công thức tính xác suất của biến cố \(A\): \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( {\Omega } \right)}}\). ‒ Sử dụng công thức tính xác suất của \(A\) với điều kiện \(B\): \(P\left( {A|B} \right) = \frac{{P\left( {A \cap B} \right)}}{{P\left( B \right)}}\). Lời giải chi tiết \(A\): “Học sinh được chọn ở phòng 2”; \(B\): “Học sinh được chọn là học sinh nữ”. Vậy biến cố học sinh được chọn là học sinh nữ ở phòng 2 là \(A \cap B\). Vậy a) đúng. Số phần tử của không gian mẫu: \(n\left({\Omega } \right) = 40\). Số phần tử của biến cố học sinh được chọn là học sinh nữ ở phòng 2 là: \(n\left( {A \cap B} \right) = 12\). Vậy ta có: \(P\left( {A \cap B} \right) = \frac{{n\left( {A \cap B} \right)}}{{n\left({\Omega } \right)}} = \frac{{12}}{{40}} = \frac{3}{{10}}\). Vậy b) sai. Số phần tử của biến cố \(B\): “Học sinh được chọn là học sinh nữ”: \(n\left( B \right) = 9 + 12 = 21\). Vậy ta có: \(P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left({\Omega } \right)}} = \frac{{21}}{{40}}\). Vậy c) đúng. Ta có: \(P\left( {A|B} \right) = \frac{{P\left( {A \cap B} \right)}}{{P\left( B \right)}} = \frac{{\frac{3}{{10}}}}{{\frac{{21}}{{40}}}} = \frac{4}{7}\). Vậy d) đúng. a) Đ. b) S. c) Đ. d) Đ.
Quảng cáo
|