Bài 21.2 trang 66 SBT Vật lí 6

Giải bài 21.2 trang 66 sách bài tập vật lí 6. Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?

Quảng cáo

Đề bài

Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng lí thuyết sự nở vì nhiệt của chất rắn.

Lời giải chi tiết

Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.

Loigiaihay.com

  • Bài 21.3 trang 66 SBT Vật lí 6

    Giải bài 21.3 trang 66 sách bài tập vật lí 6. Để ghép chặt hai tấm kim loại vào nhau người ta thường dùng phương pháp tán rivê

  • Bài 21.4 trang 66 SBT Vật lí 6

    Giải bài 21.4 trang 66 sách bài tập vật lí 6. Hai chốt A và B của mạch điện tự động vẽ ở hình 21.2a và 21.2b sẽ tiếp xúc nhau khi nhiệt độ tăng hay giảm?

  • Bài 21.5 trang 66 SBT Vật lí 6

    Giải bài 21.5 trang 66 sách bài tập vật lí 6. Hình 21.3 là cảnh những người thợ đóng đai sắt vào bánh xe. Hãy mô tả cách làm này và giải thích tại sao phải làm như vậy?

  • Bài 21.6 trang 67 SBT Vật lí 6

    Giải bài 21.6 trang 67 sách bài tập vật lí 6. Hình 21.4 trình bày hoạt động của bộ phận điều chỉnh lượng ga tự động trong lò đốt dùng ga khi nhiệt độ lò tăng.

  • Bài 21.7 trang 67 SBT Vật lí 6

    Giải bài 21.7 trang 67 sách bài tập vật lí 6. Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close