Bài 2.10 trang 48 SBT hình học 12

Giải bài 2.10 trang 48 sách bài tập hình học 12. Một hình trụ có các đáy là hai hình tròn tâm O và O’ bán kính r và có đường cao. Gọi A là một điểm trên đường tròn tâm O và B là một điểm trên đường tròn tâm O’ sao cho OA vuông góc với O’B...

Quảng cáo

Đề bài

Một hình trụ có các đáy là hai hình tròn tâm O và O’ bán kính r và có đường cao \(h = r\sqrt 2 \) . Gọi A là một điểm trên đường tròn tâm O và B là một điểm trên đường tròn tâm O’ sao cho OA vuông góc với O’B.

a) Chứng minh rằng các mặt bên của tứ diện OABO’ là những tam giác vuông. Tính thể tích của tứ diện này.

b) Gọi \((\alpha )\) là mặt phẳng qua AB và song song với  OO’. Tính khoảng cách giữa trục OO’ và mặt phẳng \((\alpha )\).

c) Chứng minh rằng \((\alpha )\) tiếp xúc với mặt trụ trục OO’ có bán kính bằng \({{r\sqrt 2 } \over 2}\) dọc theo một đường sinh.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Sử dụng các kiến thức đã học để kiểm tra các tam giác mặt bên của tứ diện là hình tam gíac vuông.

Tính thể tích theo công thức \( V = \dfrac{1}{3}Sh\).

b) Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng bằng góc giữa đường thẳng và hình chiếu của đường thẳng lên mặt phẳng đó.

c) Chỉ ra mặt trụ và kết luận.

Lời giải chi tiết

a) Vì trục OO’ vuông góc với các đáy nên \(\displaystyle {\rm{OO}}' \bot OA;{\rm{O}}O' \bot O'B\) .

Vậy các tam giác AOO’ và BO’O vuông tại O và O’.

Theo giả thiết ta có \(\displaystyle AO \bot O'B\) mà \(\displaystyle AO \bot {\rm{OO}}' =  > AO \bot ({\rm{OO}}'B)\).

Do đó, \(\displaystyle AO \bot OB\) nên tam giác AOB vuông tại O.

Tương tự, ta chứng minh được tam giác AO’B vuông tại O’. Thể tích hình chóp OABO’ là: \(\displaystyle V = {1 \over 3}{S_{\Delta {\rm{OO}}'B}}.AO\)

Hay \(\displaystyle V = {1 \over 3}.{1 \over 2}OO'.O'B.AO \) \(\displaystyle  = {1 \over 6}.r\sqrt 2 .{r^2} = {{\sqrt 2 } \over 6}{r^3}\)

b) Ta có \(\displaystyle (\alpha )\) là (ABB’).

Vì OO’ // \(\displaystyle (\alpha )\) nên khoảng cách giữa OO’ và \(\displaystyle (\alpha )\) bằng khoảng cách từ O đến \(\displaystyle (\alpha )\).

Dựng \(\displaystyle OH \bot AB'\) ta có \(\displaystyle OH \bot (\alpha )\) .

Tam giác OAB' vuông cân tại O có OA=OB'=r nên \(AB' = \sqrt {O{A^2} + OB{'^2}} \) \( = \sqrt {{r^2} + {r^2}}  = r\sqrt 2 \)

\(OH \bot AB'\) nên OH cũng là đường trung tuyến của tam giác \( \Rightarrow OH = \frac{1}{2}AB' = \frac{{r\sqrt 2 }}{2}\)

Vậy khoảng cách cần tìm là \(\displaystyle OH = {{r\sqrt 2 } \over 2}\).

c) Đường tròn tâm O có bán kính bằng \(\displaystyle {{r\sqrt 2 } \over 2}\) tiếp xúc với AB’ tại H là trung điểm của AB’.

Do đó mặt phẳng \(\displaystyle (\alpha )\) song song với trục OO’ chứa tiếp tuyến của đường tròn đáy, nên \(\displaystyle (\alpha )\) tiếp xúc với mặt trụ dọc theo một đường sinh, với mặt trụ có trục OO’ và có bán kính đáy bằng \(\displaystyle {{r\sqrt 2 } \over 2}\).

Loigiaihay.com

  • Bài 2.11 trang 48 SBT hình học 12

    Giải bài 2.11 trang 48 sách bài tập hình học 12. Một hình trụ có bán kính đáy bằng 50 cm và có chiều cao h = 50 cm.

  • Bài 2.12 trang 48 SBT hình học 12

    Giải bài 2.12 trang 48 sách bài tập hình học 12. Tính diện tích xung quanh của hình trụ có đường tròn đáy là đường tròn nội tiếp tam giác đáy của hình chóp và có chiều cao bằng chiều cao của hình chóp. Các mặt bên SAB, SBC , SCA cắt hình trụ theo những giao tuyến như thế nào?

  • Bài 2.9 trang 47 SBT hình học 12

    Giải bài 2.9 trang 47 sách bài tập hình học 12. Một khối trụ có bán kính đáy bằng r và chiều cao bằng...

  • Bài 2.8 trang 47 SBT hình học 12

    Giải bài 2.8 trang 47 sách bài tập hình học 12. Cho mặt trụ xoay và một điểm S cố định nằm ngoài. Một đường thẳng d thay đổi luôn luôn đi qua S cắt tại A và B. Chứng minh rằng trung điểm I của đoạn thẳng AB luôn luôn nằm trên một mặt trụ xác định.

  • Bài 2.7 trang 47 SBT hình học 12

    Giải bài 2.7 trang 47 sách bài tạp hình học 12. Cho mặt phẳng (P). Gọi A là một điểm nằm trên (P) và B là một điểm nằm ngoài (P) sao cho hình chiếu H của B trên (P) không trùng với A.

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close