tuyensinh247

Bài 19 trang 64 Vở bài tập toán 8 tập 1

Giải bài 19 trang 64 VBT toán 8 tập 1. Áp dụng quy tắc đổi dấu để các phân thức có cùng mẫu thức rồi làm tính cộng phân thức...

Quảng cáo

Đề bài

Áp dụng quy tắc đổi dấu để các phân thức có cùng mẫu thức rồi làm tính cộng phân thức.

b) \( \dfrac{4-x^{2}}{x-3}+\dfrac{2x-2x^{2}}{3-x}+\dfrac{5-4x}{x-3}\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng quy tắc đổi dấu, quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu.

\(A=-(-A)\)

\(\dfrac{A}{B} = \dfrac{{ - A}}{{ - B}}\)

\( \dfrac{A}{B}+\dfrac{C}{B}=\dfrac{A+C}{B}\)

Lời giải chi tiết

b) \( \dfrac{4-x^{2}}{x-3}+\dfrac{2x-2x^{2}}{3-x}+\dfrac{5-4x}{x-3}\) 

\( =\dfrac{4-x^{2}}{x-3}+\dfrac{-(2x-2x^{2})}{-(3-x)}+\dfrac{5-4x}{x-3}\)

\( =\dfrac{4-x^{2}}{x-3}+\dfrac{2x^{2}-2x}{x-3}+\dfrac{5-4x}{x-3}\) 

\( =\dfrac{4-x^{2}+2x^{2}-2x+5-4x}{x-3}\)

\(=\dfrac{x^{2}-6x+9}{x-3}=\dfrac{{{x^2} - 2.x.3 + {3^2}}}{{x - 3}}\)

\( =\dfrac{(x-3)^{2}}{x-3}= x-3\)

Chú ý: Để quy đồng mẫu thức hoặc rút gọn phân thức được thuận lợi ta nên nhận xét các mẫu thức để xem có cần đổi dấu một mẫu thức nào đó hay không. Việc đổi dấu này nên thực hiện ngay ở bước đầu trong quá trình tính toán. Chẳng hạn, khi thực hiện phép tính \(\dfrac{y}{{2{x^2} - xy}} + \dfrac{{4x}}{{{y^2} - 2xy}}\), ta nhẩm thấy rằng trong \({2{x^2} - xy}\) có nhân tử \(2x-y\), còn trong \({{y^2} - 2xy}\) có nhân tử \(y-2x\). Do đó nên đổi dấu ở mẫu thức thứ hai để được: 

\(\eqalign{
& {y \over {2{x^2} - xy}} + {{4x} \over {{y^2} - 2xy}} \cr&= {y \over {2{x^2} - xy}} + {{ - 4x} \over { - \left( {{y^2} - 2xy} \right)}} \cr
& = {y \over {x\left( {2x - y} \right)}} + {{ - 4x} \over {y\left( {2x - y} \right)}} \cr&= {{{y^2} - 4{x^2}} \over {xy\left( {2x - y} \right)}} \cr} \)

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close