Bài 14. Một số bệnh phổ biến ở trâu, bò và biện pháp phòng, trị trang 71, 72, 73 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thứcCó những bệnh phổ biến nào ở trâu, bò? Nguyên nhân nào gây ra các loại bệnh đó? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu hỏi tr71 MĐ Có những bệnh phổ biến nào ở trâu, bò? Nguyên nhân nào gây ra các loại bệnh đó? Người ta thường áp dụng những biện pháp nào để phòng, trị bệnh cho trâu, bò? Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức mục I, II SGK để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr71 CH1 Nêu đặc điểm và nguyên nhân của bệnh lở mồm, long móng. Liên hệ thực tế ở địa phương em. Phương pháp giải: Vận dụng thông tin mục I.1 SGK để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: * Đặc điểm: là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh, mạnh, rộng . * Nguyên nhân: do virus lở mồm, long móng có vật chất di truyền là RNA thuộc họ Picornaviridae gây ra. * Liên hệ thực tế: địa phương em trâu mắc bệnh lở mồm long móng có đặc điểm lây lan mạnh, rộng và rất nhanh. Câu hỏi tr72 CH1 Theo em, để phòng bệnh lở mồm, long móng ở trâu, bò hiệu quả thì biện pháp nào là quan trọng nhất? Vì sao? Phương pháp giải: Tìm hiểu và vận dụng kiến thức mục I.2 SGK để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Theo em, để phòng bệnh lở mồm, long móng ở trâu, bò hiệu quả thì biện pháp quan trọng nhất là tiêm phòng vaccine. Vì hiện tại, bệnh chưa có thuốc đặc trị. Câu hỏi tr73 CH1 Nêu đặc điểm và nguyên nhân của một số bệnh phổ biến ở trâu, bò (bệnh lở mồm, long móng; bệnh tụ huyết trùng). Phương pháp giải: Tìm hiểu và vận dụng kiến thức mục II.2 SGK để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr73 CH2 Nêu đặc điểm và nguyên nhân của một số bệnh phổ biến ở trâu, bò (bệnh lở mồm, long móng, bệnh tụ huyết trùng) Phương pháp giải: Đọc thông tin mục I, II SGK để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Bệnh LMLM do vi rút gây nên. Ở Việt Nam đã phát hiện chủ yếu 3 type gây bệnh là A, O và Asia1. Động vật mắc bệnh LMLM là các loài động vật có móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu,... Triệu chứng của bệnh - Ở trâu, bò: Thời gian nung bệnh từ 2 - 5 ngày, có thể đến 21 ngày. Trâu, bò mắc bệnh, trong 2, 3 ngày đầu sốt cao trên 400C, kém ăn hoặc bỏ ăn, miệng chảy nhiều dãi và bọt trắng như bọt xà phòng; viêm dạng mụn nước ở lợi, lưỡi, vành mũi, vành móng, kẽ móng, đầu vú. Khi mụn nước vỡ ra làm lở loét mồm và dễ làm long móng. - Ở lợn: Thời gian nung bệnh 2 - 4 ngày, có thể đến 21 ngày. Lợn mắc bệnh, sốt cao liên tục 40 - 41,50C; lợn chảy dãi, xuất hiện những mụn nước ở vùng quanh móng chân, bàn chân, kẽ móng, các mụn này phát triển thành mảng lớn, vỡ ra, tạo vết loét. Lợn bị bệnh ngại vận động, hay nằm, ăn ít; lợn bị bệnh nặng, có thể di chuyển bằng đầu gối, gây sây sát ở đầu gối. Ở lợn nái, mụn có thể mọc ở núm vú, gây đau nên lợn mẹ không cho lợn con bú, mụn vỡ tạo vết loét có thể gây viêm vú. Lợn nái mang thai sẽ bị sảy thai. - Dê, cừu: Thời gian nung bệnh 2 - 7 ngày, dê, cừu mắc bệnh, sốt cao 41,50C trong 2 - 4 ngày, xuất hiện những mụn nước dầy đặc xung quanh miệng, sau đó đến chân, vú; mụn nước vỡ ra làm lở loét miệng nên dê, cừu đau miệng khó ăn. - Ở thể huỷ diệt, triệu chứng xuất hiện ở đường tiêu hoá hoặc viêm phổi, gia súc chết nhanh trong vòng 12 - 20 giờ nên chưa có triệu chứng nào khác. Câu hỏi tr73 CH3 So sánh biện pháp phòng trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò (bệnh lở mồm, long móng; bệnh tụ huyết trùng). Liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức mục I, II SGK để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: * So sánh biện pháp phòng trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò:
* Liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương: địa phương có những biện pháp phòng, trị bệnh như sau: - Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, định kỳ tẩy uế, tiêu độc khử trùng. Ở bãi chăn thả và quanh khu vực chuồng nuôi cần phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, thoát nước ở chỗ có vũng nước tù để hạn chế sự tồn tại của mầm bệnh trong tự nhiên. - Tăng cường sức đề kháng cho con vật bằng cách vệ sinh thức ăn, nước uống, ăn, uống đủ, chăm sóc sử dụng và khai thác hợp lý. - Khi có dịch xảy ra phải phát hiện kịp thời gia súc ốm để cách ly điều trị, tránh làm lây lan bệnh, công bố dịch, cấm không cho vận chuyển và mổ thịt trâu, bò. Trâu, bò chết phải chôn sâu, đổ vôi bột vào hố chôn. - Toàn bộ chuồng trại, bãi chăn phải được vệ sinh, tẩy uế và trống chuồng, bãi chăn thả triệt để. Đốt rác thải và ủ phân có trộn vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh. Câu hỏi tr73 CH4 Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi trâu, bò ở địa phương em. Phương pháp giải: Sử dụng internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi trâu, bò ở địa phương em: - Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với trâu, bò, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh. - Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi. - Trước khi nuôi lứa mới, cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện như chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị đã vệ sinh sạch sẽ và vật tư cần thiết như thức ăn, nước uống, thuốc thú y thiết yếu đảm bảo chất lượng... - Vật nuôi nên mua từ cơ sở giống có uy tín, chất lượng, khi mới mua về phải nhốt riêng tại khu cách ly để đảm bảo an toàn, không mắc bệnh truyền nhiễm mới đưa vào khu chăn nuôi. - Vật nuôi ốm cần được cách ly và điều trị. Vật nuôi chết phải xử lý theo quy định của thú y - Đối với người trực tiếp chăn nuôi, phải dùng bảo hộ lao động (quần, áo, ủng, mũ) sử dụng riêng trong khu vực chăn nuôi. - Chuồng trại nên có tường bao quanh, không để người không phận sự, động vật khác vào khu vực chăn nuôi. Các loại xe, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa vào khu chăn nuôi cần vệ sinh, sát trùng. - Thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc. Không dùng nước ao hồ, sông ngòi hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho vật nuôi uống. - Sử dụng vaccine phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo dịch tễ từng vùng để hiệu quả phòng bệnh cao. - Khi dùng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi nhưng vẫn cần phải thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh. - Không mổ vật nuôi ốm, chết gần khu vực chăn nuôi và không cho vật nuôi ăn các phụ phẩm của các loại thịt sống của vật nuôi bị bệnh và không rõ nguồn gốc. - Không đem thức ăn thừa của vật nuôi bệnh cho vật nuôi khác ăn. - Không chuyển các thiết bị, dụng cụ chưa được vệ sinh sát trùng từ khu vực có vật nuôi ốm, chết đến khu vực khác.
Quảng cáo
|