Bài 12 trang 100 Vở bài tập toán 8 tập 1Giải bài 12 trang 100 VBT toán 8 tập 1. Chứng minh định lí "Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân" qua bài toán sau: Cho hình thang ABCD (AB//CD) có AC = BD... Quảng cáo
Đề bài Chứng minh định lí "Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân" qua bài toán sau: Cho hình thang \(ABCD\) \(\left( {AB//C{\rm{D}}} \right)\) có \(AC = BD.\) Qua \(B\) kẻ đường thẳng song song với \(AC\), cắt đường thẳng \(DC\) tại \(E.\) Chứng mình rằng: a) \(∆BDE\) là tam giác cân. b) \(∆ACD = ∆BDC.\) c) Hình thang \(ABCD\) là hình thang cân. Phương pháp giải - Xem chi tiết Áp dụng: - Hình thang cân là hình thang có hai góc kề với một đáy bằng nhau. - Tam giác cân có hai cạnh bên bằng nhau, hai góc đáy bằng nhau. - Nhận xét: Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau. Lời giải chi tiết a) Hình thang \(ABEC\; (AB // CE)\) có hai cạnh bên \(AC, BE\) song song nên \( AC = BE\) (1) Theo giả thiết \(AC = BD\) (2) Từ (1) và (2) suy ra \(BE = BD\) nên \(\Delta BDE\) là tam giác cân. b) \(∆BDE\) cân (câu a) nên \( \widehat {{D_1}} = \widehat E\) (3) \(AC//BE \) nên \( \widehat {{C_1}} = \widehat E\) (2 góc đồng vị) (4) Từ (3) và (4) suy ra \( \widehat {{D_1}} = \widehat {{C_1}}\) \(∆ACD\) và \( ∆BDC\) có: +) \(AC = BD\) (giả thiết) +) \(\widehat {{C_1}} = \widehat {{D_1}}\) (chứng minh trên) +) \(CD\) cạnh chung Do đó \(∆ACD = ∆BDC\) (c.g.c) c) \(∆ACD = ∆BDC\) (câu b) suy ra \( \widehat {A{\rm{D}}C} = \widehat {BCD}\) (\(2\) góc tương ứng) Hình thang \(ABCD\) có \( \widehat {A{\rm{D}}C} = \widehat {BCD}\) nên là hình thang cân. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|