Đọc Tiểu Thanh kí (Văn 11)Đọc Tiểu Thanh kí bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả Tác giả Nguyễn Du 1. Tiểu sử - Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. * Thời đại: - Đầy biến động: giang sơn mấy lần đổi chủ. - Chế độ phong kiến suy tàn, phong trào khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi. → Suy ngẫm về cuộc đời và thế thái nhân sinh. * Quê hương – gia đình: - Quê hương: + Quê cha: Hà Tĩnh → giàu truyền thống văn hóa, hiếu học. + Quê mẹ: Bắc Ninh – cái nôi của dân ca quan họ. + Nguyễn Du sống chủ yếu ở Thăng Long → Mảnh đất nghìn năm văn hiến. + Quê vợ: Thái Bình, nhiều truyền thống văn hóa. → Tiếp nhận văn hóa nhiều vùng miền tạo tiền đề cho sự tổng hợp tài năng nghệ thuật. - Gia đình: + Sinh ra và trưởng thành trong gia đình quý tộc phong kiến quyền quý: > Cha: Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều Lê. > Anh là Nguyễn Khản, làm chức Tham tụng (ngang Thừa tướng) trong phủ chúa Trịnh. → Có điều kiện dùi mài kinh sử và am hiểu vốn văn hóa văn học bác học. + Mẹ: Trần Thị Tần: quê ở Bắc Ninh, thông minh xinh đẹp, nết na. → Hiểu biết về văn hóa dân gian. → Gia đình nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học, thích hát xướng. * Bản thân: - Thời thơ ấu và thanh niên (1765 – 1789): Sống sung túc, hào hoa ở kinh thành Thăng Long trong gia đình quyền quý → Là điều kiện để có những hiểu biết về cuộc sống ông phong lưu của giới quý tộc phong kiến. - Mười năm gió bụi (1789 – 1802): Sống cuộc đời nghèo khổ, phong trần, gió bụi → Đem lại cho Nguyễn Du vốn sống thực tế gần gũi với quần chúng, học tập ngôn ngữ dân tộc và thôi thúc ông suy ngẫm về cuộc đời con người. - Từ khi ra làm quan triều Nguyễn (1802 – 1820): Giữ nhiều chức vụ cao, được đi nhiều nơi, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. → Giúp ông mở mang, nâng tầm khái quát về xã hội, con người. - Ông mất tại Huế 1820. → Tiểu kết: Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc. 2. Sự nghiệp sáng tác a. Tác phẩm chính * Sáng tác bằng chữ Hán: Còn khoảng 249 bài - Thanh Hiên thi tập (78 bài), sáng tác ở Thái Bình và Tiên Điền. - Nam Trung tạp ngâm (40 bài), sáng tác khi làm quan ở Quảng Bình. - Bắc Hành tạp lục (131 bài), sáng tác khi đi sứ ở Trung Quốc. * Sáng tác bằng chữ Nôm: - Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều); - Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh); b. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du * Đặc điểm nội dung: - Đề cao xúc cảm (tình). + Thể hiện tình cảm chân thành, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người bé nhỏ, những số phận bất hạnh, những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh (Thuý Kiều, Đạm Tiên...). + Triết lí về thân phận bất hạnh của phụ nữ trong xã hội cũ, đề cập đến vấn đề thân phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. + Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến chà đạp quyền sống của con người. + Đề cao quyền sống của con người, đồng cảm và ca ngợi tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc (mối tình Kim- Kiều, nhân vật Từ Hải). + Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lí. + Tiếng khóc cho số phận con người: khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ; khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan; khóc cho nhân phẩm bị chà đạp; khóc cho thân xác con người bị đày đoạ. + Bản cáo trạng đanh thép: tố cáo thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, phanh phui sức mạnh làm tha hoá con người của đồng tiền. * Đặc điểm nghệ thuật: - Thành công trong nhiều thể loại: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật và ca, hành. - Thơ lục bát, song thất lục bát đạt đến đỉnh cao. - Vận dụng thành công các điển cố, điển tích trong văn học Trung Hoa, Việt hoá nhiều ngôn ngữ Hán. → Nguyễn Du đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân gian, làm giàu cho tiếng Việt. Sơ đồ tư duy tác giả Nguyễn Du
Tác phẩm Tác phẩm Đọc Tiểu Thanh ký 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ - hoàn cảnh sáng tác - Chưa rõ tác giả sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào, chỉ biết sau khi đọc xong phần dư tập thơ nàng Tiểu Thanh mà viết ra - Rút từ tập “Thanh Hiên thi tập”. c. Bố cục Có 2 cách chia: - Cách 1: + 6 câu thơ đầu: Nguyễn Du thương xót nàng Tiểu Thanh + 2 câu cuối : Tố Như băn khoăn sau này có ai thương khóc mình không - Cách 2: + Phần 1 (2 cầu đầu): Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lại + Phần 2 (câu 3, 4): số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh + Phần 3 (câu 5, 6): nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh + Phần 4 (2 câu cuối): thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mình 2. Tìm hiểu chi tiết a. Hai câu đề - Là một cảm nhận trực tiếp về cảnh vật ở Tây Hồ. - Có sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại. + Quá khứ : Đẹp, phát triển, tươi tốt ( hoa uyển) vườn hoa. + Hiện tại : Thành gò hoang, bãi hoang, lụi tàn, buồn vắng, thê lương. -> Câu thơ nhói lên nỗi buồn thương nhân tình thế thái; sự biến đổi của cảnh vật trong dòng chảy thời gian. - Giống như cảnh đẹp Tây Hồ, cuộc đời của Tiểu Thanh cũng bị huỷ hoại, chỉ còn một vài bài thơ may mắn sót lại. Nhà thơ nuối tiếc, xót xa cho cảnh đẹp của Tây Hồ nay đã thành “bãi hoang” nhưng thực chất là sự xót xa, tiếc nuối cho Tiểu Thanh - người con gái tài sắc mà bạc mệnh. - Phần dịch thơ đã đánh mất hai chữ “nhất” trong “nhất chỉ thư” và chữ “độc” trong “độc điếu” làm giảm đi ý nghĩa của câu thơ → Thực ra, “nhất” là một mà “độc” cũng là một, nhưng nếu “nhất” là số từ chỉ số lượng thì “độc” là trạng từ chỉ tâm thế của nhà thơ. Việc dùng cùng một nghĩa qua hai từ khác nhau, Nguyễn Du như muốn nhấn mạnh sự cô đơn nhưng cũng nhấn mạnh cả sự tương xứng trong cuộc gặp gỡ này. Một trạng thái cô đơn gặp một kiếp cô đơn, bất hạnh → sự đồng cảm của Nguyễn Du. → Hai câu đề đã mở ra ngoại cảnh và tâm cảnh. Đó là cái khoảnh khắc, suy nghĩ, cảm nhận khi gặp gỡ một con người, một số mệnh. b. Hai câu thực - Chi phấn: đồ trang sức của phụ nữ - Thần: là thần thái, thần sắc, ở đây chỉ nhan sắc, tài hoa và trí tuệ của nàng Tiểu Thanh. - Vô mệnh: không có số mệnh - Phần dư: phần thơ, phần còn sót lại không bị đốt của nàng Tiểu Thanh. - Son phấn: sắc đẹp - Văn chương: tài hoa → Ca ngợi sắc đẹp và tài năng của nàng Tiểu Thanh – một con người toàn diện. - Son phấn – chôn / Văn chương – đốt: chôn, đốt là những động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả với nàng Tiểu Thanh → thái độ của xã hội phong kiến không chấp nhận những con người tài sắc. → Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân,...cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập. → Bên cạnh triết lí đó còn có sự ca ngợi, sự khẳng định trường tồn, bất tử của cái đẹp, tài năng (vẫn hận, còn vương). → Giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du, sự xót xa cho những người vì sắc, vì tài mà bị hủy hoại. c. Hai câu luận - “ Cổ kim hận sự”: mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời, mối hận truyền kiếp-> mối hận của những người tài hoa bạc mệnh → Câu thơ mang tính chất khái quát cao. Nỗi hận kia không phải là nỗi hận của riêng nàng Tiểu Thanh, của Nguyễn Du mà là của tất cả những người tài hoa trong xã hội phong kiến. - “Thiên nan vấn”: khó mà hỏi trời được → câu thơ thể hiện sự đau đớn, phẫn uất cao độ trước một thực tế vô lí: người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc (bởi vậy nên thường có sự đồng cảm trong những cuộc gặp gỡ giữa tài tử giai nhân). - Kì oan: nỗi oan lạ lùng - Ngã: ta (từ chỉ bản thể cá nhân táo bạo so với thời đại Nguyễn Du sống). Nguyễn Du không đứng bên ngoài mà nhìn vào nữa, mà giờ đây ông chủ động tìm sự tri âm với nàng, với những người tài hoa bạc mênh. d. Hai câu cuối - Sử dụng câu hỏi tu từ → Nguyễn Du khóc nàng Tiểu Thanh và băn khoăn, khóc cho chính mình. Nguyễn Du như muốn nói với Tiểu Thanh, hôm nay ta khóc nàng cách ta ba trăm năm. Ba trăm năm sau, ai là người khóc ta? Một câu hỏi da diết, câu hỏi lớn, đậm chất nhân văn. Nguyễn Du hỏi Tiểu Thanh mà như hỏi người, hỏi chính mình. - Khấp (Khóc): tiếng khóc là dấu hiệu mãnh liệt nhất của tình cảm, cảm xúc thương thân mình, thân người trào lên mãnh liệt, không kìm nén được. - Chữ “khấp” mà Nguyễn Du sử dụng trong câu thơ cuối rất tinh tế. Nó cụ thể hóa chữ “điếu” (viếng) ở câu thơ thứ 2. Ông không viết đơn thuần mà khóc cho Tiểu Thanh. Ông băn khoăn không biết hậu thế ai sẽ khóc cho ông. → Thể hiện nỗi cô đơn của của người nghệ sĩ. Ông thấy mình lạc lõng ở hiện tại và đã tìm thấy được một người tri kỉ ở quá khứ nhưng vẫn mong ngóng một tấm lòng trong tương lai. → Tấm lòng nhân đạo mênh mông vượt qua mọi không gian và thời gian. e. Giá trị nội dung - Thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài có sắc trong xã hội phong kiến → chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du. f. Giá trị nghệ thuật - Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật - Nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ → Thể hiện được dòng vận động nội tâm của tác giả: thương người, đồng cảm với người rồi thương mình. Sơ đồ tư duy Đọc Tiểu Thanh kí
Quảng cáo
|