Duy nhất từ 08-10/01
Giờ
Phút
Giây
Đề thi vào 10 môn Toán Bến Tre năm 2021Tải vềCâu 1 (1,0 điểm): Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề bài Câu 1 (1,0 điểm):
Câu 2 (1,0 điểm): a) Tính giá trị của biểu thức A=√9.32−√2. b) Rút gọn biểu thức B=x−5√x+√5 với x≥0. Câu 3 (1,0 điểm): Cho đường thẳng (d):y=(5m−6)x+2021 với m là tham số. a) Điểm O(0;0) có thuộc (d) không? Vì sao? b) Tìm các giá trị của m để (d) song song với đường thẳng: y=4x+5 Câu 4 (1,0 điểm): Vẽ đồ thị hàm số y=12x2 Câu 5 (2,5 điểm): a) Giải phương trình: 5x2+6x−11=0. b) Giải hệ phương trình: {x+y=54x+5y=9 c) Gọi x1,x2 là hai nghiệm của phương trình: x2−2(m−3)x−6m−7=0 với m là tham số. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: C=(x1+x2)2+8x1x2. Câu 6 (1,0 điểm):
Câu 7 (2,5 điểm): Cho đường tròn (O;3cm) và điểm M sao cho OM=6cm. Từ điểm M kẻ hai tiếp tuyến MA và MB đến đường tròn (O) (A và B là các tiếp điểm). Trên đoạn thẳng OA lấy điểm D (D khác A và O), dựng đường thẳng vuông góc với OA tại D và cắt MB tại E. a) Chứng minh tứ giác ODEB nội tiếp đường tròn. b) Tứ giác ADEM là hình gì? Vì sao? c) Gọi K là giao điểm của đường thẳng MO và (O) sao cho O nằm giữa điểm M và K. Chứng minh tứ giác AMBK là hình thoi. Lời giải Câu 1 (TH): Phương pháp: Nhận biết các điểm nằm trên hệ trục tọa độ Oxy để đọc được tọa độ của các điểm. Cách giải: a) Dựa vào hình vẽ ta có: M(−1;−2), P(3;3). b) Dựa vào hình vẽ ta có: N(−2;4) nên hoành độ điểm N là xN=−2. c) Dựa vào hình vẽ ta có: Q(1;−1) nên tung độ điểm N là yQ=−1. Câu 2 (TH): Phương pháp: a) Vận dụng hằng đẳng thức √A2=|A| để tính giá trị của biểu thức A. b) Vận dụng hằng đẳng thức A−B=(√A−√B)(√A+√B) để xác định các nhân tử chung, rút gọn biểu thức B. Cách giải: a) A=√9.32−√2 A=√9.16.2−√2A=3.4√2−√2A=12√2−√2A=11√2 b) Với x≥0 ta có: B=x−5√x+√5=(√x+√5)(√x−√5)√x+√5=√x−√5. Vậy với x≥0 thì B=√x−√5. Câu 3 (VD): Phương pháp: a) Thay tọa độ điểm O(0;0) vào đường thẳng (d) để kiểm tra. b) Vận dụng quan hệ hai đường thẳng song song. Cách giải a) Thay x=0 và y=0 vào phương trình đường thẳng (d):y=(5m−6)x+2021 ta được: 0=(5m−6).0+2021⇔0=2021 (Vô lý) Vậy O(0;0) không thuộc đường thẳng (d). b) Đường thẳng (d) song song với đường thẳng: y=4x+5 ⇔{5m−6=42021≠5(luondung)⇔m=2. Vậy m=2 thỏa mãn đề bài. Câu 4 (VD): Phương pháp: Lập bảng giá trị để xác định được các điểm mà (P) đi qua (thường chọn 3 hoặc 5 điểm thuộc (P)). Cách giải Parabol (P):y=12x2 có bề lõm hướng lên và nhận Oy làm trục đối xứng. Ta có bảng giá trị sau:
⇒ Parabol (P):y=12x2 đi qua các điểm (−4;8), (−2;2), (0;0), (2;2), (4;8). Đồ thị Parabol (P):y=12x2:
Câu 5 (VD): Phương pháp: a) Vận dụng cách nhẩm nghiệm nhanh với phương trinh bậc hai một ẩn: ax2+bx+c=0(a≠0) nếu a+b+c=0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt x1=1;x2=ca b) Sử dụng phương pháp cộng đại số để giải hệ phương trình. c) Điều kiện để phương trình có hai nghiệm phân biệt ⇔Δ>0 (hoặc Δ′>0) Áp dụng Định lý Vi – ét, xác định được x1+x2 và x1.x2 sau đó thay vào biểu thức C Vận dụng hằng đẳng thức (A−B)2 để tìm giá trị nhỏ nhất. Cách giải a) Ta có a+b+c=5+6−11=0 nên phương trình có nghiệm phân biệt [x1=1x2=ca=−115. Vậy phương trình có tập nghiệm S={−115;1}. b) {x+y=54x+5y=9⇔{4x+4y=204x+5y=9⇔{y=−11x=5−y⇔{x=16y=−11 Vậy hệ phương trình có nghiệm (x;y)=(16;−11). c) Phương trình x2−2(m−3)x−6m−7=0 có Δ′=(m−3)2+6m+7=m2+16>0 với mọi m∈R. Suy ra phương trình trên luôn có hai nghiệm phân biệt x1,x2. Theo định lí Vi-et ta có: {x1+x2=2m−6x1x2=−6m−7 Theo bài ra ta có: C=(x1+x2)2+8x1x2 ⇒C=(2m−6)2+8(−6m−7)⇔C=4m2−24m+36−48m−56⇔C=4m2−72m−20⇔C=4(m2−18m+81)−4.81−20⇔C=4(m−9)2−344 Vì (m−9)2≥0∀m⇔4(m−9)2≥0∀m⇔4(m−9)2−344≥−344∀m. Vậy Cmin=−344. Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi m=9. Câu 6 (VD): Phương pháp: Vận dụng tính chất: Tổng ba góc trong một tam giác bằng 1800 và mối quan hệ góc nội tiếp và góc ở tâm của đường tròn. Cách giải
Xét tam giác ABC có: ∠BAC+∠BCA+∠ABC=1800 (tổng 3 góc trong một tam giác). ⇒300+400+∠ABC=1800⇒∠ABC=1100. Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O) nên ∠ABC+∠ADC=1800 (tổng hai góc đối diện của tứ giác nội tiếp) ⇒∠1100+∠ADC=1800⇒∠ADC=700. Ta có: ∠AOC=2ADC (góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung AC) ⇒∠AOC=2.700=1400. Vậy ∠ABC=1100,∠ADC=700,∠AOC=1400. Câu 7 (VDC): Phương pháp: a) Áp dụng dấu hiệu nhận biết của tứ giác nội tiếp: Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 1800 là tứ giác nội tiếp. b) Vận dụng quan hê từ vuông góc đến song song, suy ra AM//DE. Lại có ∠DAM=∠ADE=900, nên ADEM là hình thang vuông. c) Gọi {H}=AB∩OM. Vận dụng kiến thức về đường trung trực, hệ thức lượng trong tam giác vuông, mối quan hệ góc – đường tròn Vận dụng định nghĩa hình thoi để chứng minh AMBK là hình thoi. Cách giải
a) Vì MA,MB là tiếp tuyến của (O) nên ∠OAM=∠OBM=900. Xét tứ giác ODEB có: ∠ODE+∠OBE=900+900=1800. ⇒ODEB là tứ giác nội tiếp (tứ giác có tổng hai góc đối bằng 1800). b) Ta có {AM⊥OA(gt)DE⊥OA(gt) ⇒AM//DE (từ vuông góc đến song song) ⇒ADEM là hình thang. Lại có ∠DAM=∠ADE=900 nên ADEM là hình thang vuông. c) Gọi {H}=AB∩OM. Ta có: OA=OB=3cm⇒O thuộc trung trực của AB. MA=MB (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau) ⇒M thuộc trung trực của AB. ⇒OM là trung trực của AB ⇒OM⊥AB tại H. ⇒MK là trung trực của AB, mà M∈MK⇒MA=MB. Xét tam giác OAM vuông tại A có đường cao AH, áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có: OH.OM=OA2⇒OH=OA2OM=326=1,5(cm). Xét tam giác vuông OAH có: sin∠OAH=OHOA=1,53=12⇒∠OAH=300. ⇒∠BAM=900−∠OAH=900−300=600. ⇒ΔMAB đều ⇒MA=MB=AB (1) Ta lại có: ∠AKB=∠BAM (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung AB). ⇒∠AKB=600⇒ΔKAB đều ⇒KA=KB=AB (2) Từ (1) và (2) ⇒MA=MB=KA=KB. Vậy AMBK là hình thoi (định nghĩa) (đpcm).
Quảng cáo
|