Đề thi minh hoạ vào 10 môn Khoa học tự nhiên Ninh Bình năm 2025Công thức tính thế năng trọng trường làĐề bài
Câu 1 :
Công thức tính thế năng trọng trường là
Câu 2 :
Một vận động viên bóng rổ thực hiện ném bóng, khi quả bóng đang chuyển động lên cao thì
Câu 3 :
Dùng cần cẩu nâng thùng hàng khối lượng 2500 kg lên cao 12 m. Công thực hiện là bao nhiêu?
Câu 4 :
Nhà máy điện gió Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận có công suất 24 MW với nhiệm vụ chính là chuyển hóa năng lượng từ:
Câu 5 :
Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất của nước là n1, thuỷ tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thủy tinh là:
Câu 6 :
Biết thủy tinh có chiết suất n = 1,6 và tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Tốc độ của ánh sáng truyền trong thủy tinh là
Câu 7 :
Lăng kính được cấu tạo bằng khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng hình lăng trụ. Tiết diện thẳng của lăng kính hình
Câu 8 :
Ký hiệu của thấu kính hội tụ là:
Câu 9 :
Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều cao bằng vật AB thì
Câu 10 :
Biểu thức đúng của định luật Ohm là
Câu 11 :
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
Câu 12 :
Hai điện trở R1, R2 mắc song song với nhau. Biết R1 = 6 Ω, điện trở tương đương của mạch là Rtd = 3 Ω thì R2 có giá trị là:
Câu 13 :
Cho đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Biết hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là U = 24 V; giá trị các điện trở là R1 = R2 = 8 Ω. Trong thời gian 12 phút, công của dòng điện sản ra trong mạch là:
Câu 14 :
Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều liên tục khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
Câu 15 :
Trong các thiết bị điện sau, thiết bị nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều?
Câu 16 :
Gang và thép là hợp kim của
Câu 17 :
Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
Câu 18 :
Kim loại nào sau đây phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường?
Câu 19 :
Kim loại nào dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại sau?
Câu 20 :
Thành phần chính trong bình khí biogas là
Câu 21 :
Quá trình nào sau đây không sinh ra khí carbon dioxide?
Câu 22 :
Loại đường nào sau đây mà thành phần không chứa saccharose?
Câu 23 :
Trong thành phần chất protein ngoài các nguyên tố C, H, O thì nhất thiết phải có nguyên tố
Câu 24 :
Nhận định nào dưới đây không đúng về tính chất vật lý của methane?
Câu 25 :
Để nhận biết hai khí methane và ethylene có thể thự hiện theo cách nào sau đây?
Câu 26 :
Acetic acid có thể làm quỳ tím hóa đỏ và tác dụng với kim loại, base là do trong phân tử có chứa
Câu 27 :
Công thức đơn giản nhất của Ethylic alcohol và Acetic acid lần lượt là
Câu 28 :
Hai kim loại phản ứng với dung dịch AgNO3 tạo thành Ag là:
Câu 29 :
Một kim loại nhẹ, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, được dùng làm đồ dùng gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng và vỏ máy bay... Kim loại đó là
Câu 30 :
Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả các hợp chất chứa carbon đều là hợp chất hữu cơ. (2) Tất cả các hợp chất hữu cơ đều là hợp chất của carbon. (3) Hợp chất hữu cơ đều dễ ba hơi và dễ tan trong nước. (4) Các hợp chất hữu cơ thường dễ cháy và kém bền nhiệt. (5) Tốc độ các phản ứng hữu cơ thường rất chậm nên phải dùng chất xúc tác. Phát biểu đúng là
Câu 31 :
Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng đặc trưng của ethylene là
Câu 32 :
Số công thức cấu tạo mạch hở, có công thức phân tử C3H8O là
Câu 33 :
Có ba lọ không nhãn đựng ba chất lỏng là: Ethylic alcohol, Acetic acid và glucose. Sử dụng nhóm chất nào sau đây để phân biệt được chất đựng trong mỗi lọ?
Câu 34 :
Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,7185 lít khí H2 (đkc) Phần trăm khối lượng của Al trong X là
Câu 35 :
Một hỗn hợp gồm CH3COOH và C2H5OH có khối lượng 5,3 gam, khi tác dụng hết với Na thu được 1,2395 lít khí (đkc). Khối lượng CH3COOH trong hỗn hợp đầu là
Câu 36 :
Kiểu gene là
Câu 37 :
Ở đậu Hà Lan, tiến hành lai giữa các cá thể thuần chủng hạt trơn với hạt nhăn. Tính trạng trội là hạt trơn thì kiểu hình ở F1 là:
Câu 38 :
Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gene 1:1:1:1?
Câu 39 :
Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tái bản DNA như thế nào?
Câu 40 :
Loại RNA nào có chức năng vận chuyển amino acid?
Câu 41 :
Gene A có 900 nucleotide loại A, 600 nucleotide loại G bị đột biến thành gene a. Gene a có 901 nucleotide loại A và 599 nucleotide loại G . Vậy dạng đột biến trên là
Câu 42 :
Hình 1 mô tả quá trình sinh tổng hợp một đại phân tử trong tế bào. Theo lý thuyết, nhận định nào sau đây sai?
Câu 43 :
Thời điểm nào có thể quan sát được các hình dạng đặc trưng của nhiễm sắc thể?
Câu 44 :
Bộ NST trong các giao tử ở người là
Câu 45 :
Quan sát hình bên cho biết tế bào đang ở kì nào của phân bào?
Câu 46 :
Cổ ngắn, khe mắt xếch, mắt một mí, lưỡi dày và hơi thè ra, giảm trương lực cơ, trí tuệ kém phát triển, thường di tật bẩm sinh, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, mũi thấp,... Hội chứng nào có những biểu hiện trên?
Câu 48 :
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào dưới đây không được xem là nhân tố tiến hóa?
Câu 49 :
Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất lần lượt trải qua các giai đoạn:
Câu 50 :
Trong quá trình hình thành loài người, nhóm người nào sau đây xuất hiện sau cùng?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Công thức tính thế năng trọng trường là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Sử dụng lý thuyết về thế năng. Lời giải chi tiết :
Công thức tính thế năng trọng trường là: \({W_t} = P.h\) Chọn C.
Câu 2 :
Một vận động viên bóng rổ thực hiện ném bóng, khi quả bóng đang chuyển động lên cao thì
Đáp án : A Phương pháp giải :
Sử dụng lý thuyết về sự chuyển hóa năng lượng. Lời giải chi tiết :
Một vận động viên bóng rổ thực hiện ném bóng, khi quả bóng đang chuyển động lên cao thì thế năng của quả bóng tăng, động năng của quả bóng giảm. Chọn A.
Câu 3 :
Dùng cần cẩu nâng thùng hàng khối lượng 2500 kg lên cao 12 m. Công thực hiện là bao nhiêu?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Sử dụng công thức tính công: A = P.h = 10mh Lời giải chi tiết :
Công thực hiện là: A = P.h = 10mh = 10.2500.12 = 300000 J = 300 kJ Chọn A.
Câu 4 :
Nhà máy điện gió Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận có công suất 24 MW với nhiệm vụ chính là chuyển hóa năng lượng từ:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Sử dụng lý thuyết về chuyển hóa năng lượng. Lời giải chi tiết :
Năng lượng gió sẽ được chuyển đổi thành điện năng thông qua các tuabin gió. Khi gió thổi, các cánh quạt của tuabin quay, làm quay trục chính và quay máy phát điện bên trong tuabin, từ đó tạo ra điện năng. → Nhà máy điện gió Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận có công suất 24 MW với nhiệm vụ chính là chuyển hóa năng lượng từ cơ năng thành điện năng. Chọn B.
Câu 5 :
Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất của nước là n1, thuỷ tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thủy tinh là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Sử dụng lý thuyết về chiết suất tỉ đối. Lời giải chi tiết :
Chiết suất tỉ đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thủy tinh là: \({n_{21}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\) Chọn B.
Câu 6 :
Biết thủy tinh có chiết suất n = 1,6 và tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Tốc độ của ánh sáng truyền trong thủy tinh là
Đáp án : B Phương pháp giải :
Chiết suất tuyệt đối: \(n = \frac{c}{v}\) Lời giải chi tiết :
Chiết suất tuyệt đối: \(n = \frac{c}{v}\) → Tốc độ ánh sáng truyền trong thủy tinh là: \(v = \frac{c}{n} = \frac{{{{3.10}^8}}}{{1,6}} = 1,{875.10^8}m/s\) Chọn B.
Câu 7 :
Lăng kính được cấu tạo bằng khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng hình lăng trụ. Tiết diện thẳng của lăng kính hình
Đáp án : C Phương pháp giải :
Sử dụng lý thuyết về lăng kính. Lời giải chi tiết :
Tiết diện thẳng của lăng kính hình hình tam giác. Chọn C.
Câu 8 :
Ký hiệu của thấu kính hội tụ là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Sử dụng lý thuyết về thấu kính hội tụ. Lời giải chi tiết :
Kí hiệu thấu kính hội tụ được biểu diễn như hình vẽ: Chọn C.
Câu 9 :
Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều cao bằng vật AB thì
Đáp án : B Phương pháp giải :
Sử dụng lý thuyết về thấu kính hội tụ. Lời giải chi tiết :
Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều cao bằng vật AB thì OA = 2f. Chọn B.
Câu 10 :
Biểu thức đúng của định luật Ohm là
Đáp án : B Phương pháp giải :
Biểu thức đinh luật Ohm: \(I = \frac{U}{R}\) Lời giải chi tiết :
Biểu thức đinh luật Ohm: \(I = \frac{U}{R}\) Chọn B.
Câu 11 :
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
Đáp án : B Phương pháp giải :
Sử dụng lý thuyết về đoạn mạch mắc nối tiếp. Lời giải chi tiết :
Đoạn mạch mắc nối tiếp, có: + Điện trở tương đương: \({R_{td}} = {R_1} + {R_2} + ... + {R_n}\) + Cường độ dòng điện: \(I = {I_1} = {I_2} = ... = {I_n}\) → Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: \(U = {I_1}{R_1} + {I_2}{R_2} + ... + {I_n}{R_n} = {U_1} + {U_2} + ... + {U_n}\) → Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần. Chọn B.
Câu 12 :
Hai điện trở R1, R2 mắc song song với nhau. Biết R1 = 6 Ω, điện trở tương đương của mạch là Rtd = 3 Ω thì R2 có giá trị là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Sử dụng lý thuyết về đoạn mạch mắc song song. Lời giải chi tiết :
Hai điện trở mắc song song: \(\frac{1}{{{R_{td}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\) \( \Rightarrow \frac{1}{3} = \frac{1}{6} + \frac{1}{{{R_2}}} \Rightarrow {R_2} = 6\Omega \) Chọn D.
Câu 13 :
Cho đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Biết hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là U = 24 V; giá trị các điện trở là R1 = R2 = 8 Ω. Trong thời gian 12 phút, công của dòng điện sản ra trong mạch là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Sử dụng lý thuyết về đoạn mạch mắc song song. Lời giải chi tiết :
Điện trở tương đương của đoạn mạch là: \({R_{td}} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{{8.8}}{{8 + 8}} = 4\Omega \) Cường độ dòng điện chạy qua mạch là: \(I = \frac{U}{{{R_{td}}}} = \frac{{24}}{4} = 6A\) Công của dòng điện sản ra trong mạch trong 12 phút là: A = UIt = 24.6.12.60 = 103680 J Chọn A.
Câu 14 :
Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều liên tục khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
Đáp án : D Phương pháp giải :
Sử dụng lý thuyết về dòng điện xoay chiều. Lời giải chi tiết :
Khi số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên (tăng, giảm luân phiên) theo thời gian, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều. Chọn D.
Câu 15 :
Trong các thiết bị điện sau, thiết bị nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Sử dụng lý thuyết về tác dụng nhiệt của dòng điện. Lời giải chi tiết :
Tác dụng nhiệt: Dòng điện xoay chiều chạy qua bình nước nóng, ấm đun nước, máy sấy tóc,…làm các thiết bị điện đó nóng lên. Chọn A.
Câu 16 :
Gang và thép là hợp kim của
Đáp án : B Phương pháp giải :
Thành phần một số loại hợp kim Lời giải chi tiết :
Gang và thép là hợp kim của iron và carbon. Chọn B.
Câu 17 :
Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Tính chất vật lí chung của kim loại. Lời giải chi tiết :
Hg là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất. Ở điều kiện thường, tồn tại ở trạng thái lỏng. Chọn B.
Câu 18 :
Kim loại nào sau đây phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Tính chất hóa học của kim loại. Lời giải chi tiết :
Na ở điều kiện thường, phản ứng mãnh liệt với nước 2Na + 2H2O ⟶ 2NaOH + H2 Chọn A.
Câu 19 :
Kim loại nào dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại sau?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Tính chất vật lí chung của kim loại. Lời giải chi tiết :
Ag là kim loại dẫn điện tốt nhất. Chọn B.
Câu 20 :
Thành phần chính trong bình khí biogas là
Đáp án : B Phương pháp giải :
Thành phần hóa học một số loại nhiên liệu. Lời giải chi tiết :
Thành phần chính trong bình khí biogas là CH4. Chọn B.
Câu 21 :
Quá trình nào sau đây không sinh ra khí carbon dioxide?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Chu trình carbon. Lời giải chi tiết :
Các quá trình sinh ra khí CO2: đốt cháy khí thiên nhiên, sản xuất vôi sống, hô hấp của người và động vật. Quá trình quang hợp của cây xanh hấp thụ khí CO2. Chọn D.
Câu 22 :
Loại đường nào sau đây mà thành phần không chứa saccharose?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Trạng thái tự nhiên của một số loại carbohydrate. Lời giải chi tiết :
Đường thốt nốt, đường củ cải, đường kính trắng có chứa saccharose. Đường mạch nha chứa nhiều maltose. Chọn C.
Câu 23 :
Trong thành phần chất protein ngoài các nguyên tố C, H, O thì nhất thiết phải có nguyên tố
Đáp án : C Phương pháp giải :
Thành phần hóa học protein. Lời giải chi tiết :
Trong thành phần chất protein ngoài các nguyên tố C, H, O thì nhất thiết phải có nguyên tố N. Chọn C.
Câu 24 :
Nhận định nào dưới đây không đúng về tính chất vật lý của methane?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Tính chất vật lí của alkane. Lời giải chi tiết :
Methane là chất khí không màu, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí (M = 16), không mùi D sai, vì tỉ khối của methane so với không khí bằng 16/29 = 0,55 lần. Chọn D.
Câu 25 :
Để nhận biết hai khí methane và ethylene có thể thự hiện theo cách nào sau đây?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Tính chất hóa học alkene, alkane. Lời giải chi tiết :
Dùng dung dịch bromine để phân biệt khí methane và ethylene: +) Khí ethylene (CH2 = CH2) làm mất màu dung dịch bromine: CH2 = CH2 + Br2 ⟶ CH2Br – CH2Br +) Khí methane không phản ứng với dung dịch bromine. Chọn D.
Câu 26 :
Acetic acid có thể làm quỳ tím hóa đỏ và tác dụng với kim loại, base là do trong phân tử có chứa
Đáp án : C Phương pháp giải :
Tính chất hóa học carboxylic acid. Lời giải chi tiết :
Acetic acid có thể làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng với kim loại, base là do trong nguyên tử có nhóm -COOH. Chọn C.
Câu 27 :
Công thức đơn giản nhất của Ethylic alcohol và Acetic acid lần lượt là
Đáp án : B Phương pháp giải :
Công thức phân tử của một số hợp chất hữu cơ. Lời giải chi tiết :
Công thức đơn giản nhất của ethylic alcohol và acetic acid là C2H6O và CH2O. Chọn B.
Câu 28 :
Hai kim loại phản ứng với dung dịch AgNO3 tạo thành Ag là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Tính chất hóa học của kim loại. Dãy hoạt động hóa học của kim loại Lời giải chi tiết :
A loại, vì Au không phản ứng với AgNO3 Fe + 3AgNO3 ⟶ Fe(NO3)3 + 3Ag B loại, vì Ag không phản ứng với AgNO3. Al + 3AgNO3 ⟶ Al(NO3)3 + 3Ag C loại, vì Ag không phản ứng với AgNO3 Cr + 2AgNO3 ⟶ Cr(NO3)2 + 2Ag D đúng, các phương trình phản ứng xảy ra Al + 3AgNO3 ⟶ Al(NO3)3 + 3Ag Fe + 3AgNO3 ⟶ Fe(NO3)3 + 3Ag Chọn D.
Câu 29 :
Một kim loại nhẹ, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, được dùng làm đồ dùng gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng và vỏ máy bay... Kim loại đó là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Tính chất vật lí và ứng dụng của một số kim loại. Lời giải chi tiết :
Một kim loại nhẹ, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, được dùng làm đồ dùng gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng và vỏ máy bay... Kim loại đó là nhôm. Chọn C.
Câu 30 :
Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả các hợp chất chứa carbon đều là hợp chất hữu cơ. (2) Tất cả các hợp chất hữu cơ đều là hợp chất của carbon. (3) Hợp chất hữu cơ đều dễ ba hơi và dễ tan trong nước. (4) Các hợp chất hữu cơ thường dễ cháy và kém bền nhiệt. (5) Tốc độ các phản ứng hữu cơ thường rất chậm nên phải dùng chất xúc tác. Phát biểu đúng là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí của các hợp chất hữu cơ Lời giải chi tiết :
(1) sai, vì từ muối carbua (C2-), muối carbonate/hydrocarbonate (CO32-, HCO3-), khí CO2, CO… không thuộc các chất hữu cơ. (2) đúng. (3) sai, vì các alkane mạch dài không tan trong nước, khó bay hơi (Ví dụ nhựa đường) (4) đúng. (5) đúng. ⟹ Các nhận định đúng là (1), (4), (5)
Câu 31 :
Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng đặc trưng của ethylene là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Tính chất,đặc điểm cấu tạo ethylene. Lời giải chi tiết :
Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng đặc trưng của ethylene là có liên kết kém bền trong phân tử (C=C) Chọn C.
Câu 32 :
Số công thức cấu tạo mạch hở, có công thức phân tử C3H8O là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ. Lời giải chi tiết :
Các công thức cấu tạo có công thức phân tử C3H8O: (1) CH3 – CH2 – CH2 – OH (2) CH3 – CHOH – CH3 (3) CH3 – O – CH2 – CH3 Lưu ý: Công thức CH3 – CH2 – O – CH3 giống với công thức (3) ⟹ Tổng có 3 công thức cấu tạo thỏa mãn. Chọn C.
Câu 33 :
Có ba lọ không nhãn đựng ba chất lỏng là: Ethylic alcohol, Acetic acid và glucose. Sử dụng nhóm chất nào sau đây để phân biệt được chất đựng trong mỗi lọ?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Tính chất hóa học một số hợp chất hữu cơ. Lời giải chi tiết :
Phân biệt ethylic alcohol, acetic acid, glucose: Dùng quỳ tím: Dung dịch làm quỳ tìm hóa đỏ ⟶ acetic acid Không làm đổi màu quỳ tím ⟶ ethylic alcohol, glucose. Phản ứng tráng gương: Tham gia phản ứng tráng gương ⟶ glucose Không tham gia phản ứng ⟶ ethylic alcohol. Chọn A.
Câu 34 :
Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,7185 lít khí H2 (đkc) Phần trăm khối lượng của Al trong X là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Phản ứng: 2Al + 6HCl ⟶ 2AlCl3 + 3H2 Tính theo phương trình phản ứng: Lời giải chi tiết :
Phản ứng: 2Al + 6HCl ⟶ 2AlCl3 + 3H2 \(\begin{array}{l}{n_{Al}} = \frac{2}{3}.{n_{{H_2}}} = \frac{2}{3}.\frac{{3,7185}}{{24,79}} = 0,1mol\\\% {m_{Al}} = \frac{{0,1.27}}{5}.100\% = 54\% \end{array}\) Chọn A.
Câu 35 :
Một hỗn hợp gồm CH3COOH và C2H5OH có khối lượng 5,3 gam, khi tác dụng hết với Na thu được 1,2395 lít khí (đkc). Khối lượng CH3COOH trong hỗn hợp đầu là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Phương trình phản ứng: 2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2 Giải hệ hai phương trình hai ẩn Lời giải chi tiết :
Đặt: n CH3COOH = a mol; n C2H5OH = b mol Phương trình phản ứng: 2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2 \(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}{m_{hh}} = 60{\rm{a}} + 46b = 5,3\\{n_{{H_2}}} = \frac{1}{2}a + \frac{1}{2}b = \frac{{1,2395}}{{24,79}} = 0,05\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}a = 0,05\\b = 0,05\end{array} \right.\\ \Rightarrow {m_{C{H_3}{\rm{COOH}}}} = 0,05.60 = 3g\end{array}\) Chọn C.
Câu 36 :
Kiểu gene là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức đã học về di truyền học. Lời giải chi tiết :
Kiểu gene là tổ hợp các gene quy định kiểu hình của cơ thể.
Câu 37 :
Ở đậu Hà Lan, tiến hành lai giữa các cá thể thuần chủng hạt trơn với hạt nhăn. Tính trạng trội là hạt trơn thì kiểu hình ở F1 là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức đã học về di truyền học Mendel. Lời giải chi tiết :
Ở đậu Hà Lan, tiến hành lai giữa các cá thể thuần chủng hạt trơn với hạt nhăn. Tính trạng trội là hạt trơn thì kiểu hình ở F1 là: 100% hạt trơn.
Câu 38 :
Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gene 1:1:1:1?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức đã học về di truyền học Mendel. Lời giải chi tiết :
1:1:1:1 = (1:1).(1:1) 1:1 là tỉ lệ điển hình của phép lai phân tích giữa cá thể có kiểu gene trội có kiểu gene dị hợp với cá thể có kiểu gene đồng hợp lặn. AaBb × aabb Cho tỉ lệ kiểu gene ở đời con là 1:1:1:1.
Câu 39 :
Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tái bản DNA như thế nào?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức đã học về vật chất di truyền. Lời giải chi tiết :
Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tái bản DNA là: A liên kết với T , G liên kết với C.
Câu 40 :
Loại RNA nào có chức năng vận chuyển amino acid?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức đã học về vật chất di truyền. Lời giải chi tiết :
tRNA có chức năng vận chuyển amino acid.
Câu 41 :
Gene A có 900 nucleotide loại A, 600 nucleotide loại G bị đột biến thành gene a. Gene a có 901 nucleotide loại A và 599 nucleotide loại G . Vậy dạng đột biến trên là
Đáp án : D Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức đã học về vật chất di truyền. Lời giải chi tiết :
Ta thấy gene a sau đột biến số nu loại A tăng lên 1 và số nu loại G giảm đi 1. Đây là dạng đột biến thay thế một cặp G - C bằng một cặp A - T.
Câu 42 :
Hình 1 mô tả quá trình sinh tổng hợp một đại phân tử trong tế bào. Theo lý thuyết, nhận định nào sau đây sai?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức đã học về quá trình phiên mã. Lời giải chi tiết :
Hình 1 mô tả quá trình tồng hợp RNA trong tế bào. Phát biểu sai về quá trình này là C. Quá trình này chỉ tổng hợp nên mRNA.
Câu 43 :
Thời điểm nào có thể quan sát được các hình dạng đặc trưng của nhiễm sắc thể?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức đã học về nguyên phân và giảm phân. Lời giải chi tiết :
Kì giữa của quá trình phân bào có thể quan sát được các hình dạng đặc trưng của nhiễm sắc thể.
Câu 44 :
Bộ NST trong các giao tử ở người là
Đáp án : D Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức đã học về NST và di truyền NST. Lời giải chi tiết :
Ở người có bộ NST lưỡng bội 2n = 46, bộ NST trong giao tử đơn bội ở người là n=23.
Câu 45 :
Quan sát hình bên cho biết tế bào đang ở kì nào của phân bào?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức đã học về nguyên phân và giảm phân. Lời giải chi tiết :
Trong hình các NST kép đang được kép về 2 cực của tế bào → Kì sau của quá trình giảm phân I.
Câu 46 :
Cổ ngắn, khe mắt xếch, mắt một mí, lưỡi dày và hơi thè ra, giảm trương lực cơ, trí tuệ kém phát triển, thường di tật bẩm sinh, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, mũi thấp,... Hội chứng nào có những biểu hiện trên?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức đã học về bệnh và tật di truyền ở người. Lời giải chi tiết :
Cổ ngắn, khe mắt xếch, mắt một mí, lưỡi dày và hơi thè ra, giảm trương lực cơ, trí tuệ kém phát triển, thường di tật bẩm sinh, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, mũi thấp,... là biểu hiện của hội chứng Down.
Đáp án : C Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức đã học về bệnh và tật di truyền ở người. Lời giải chi tiết :
Xét ý 4 bạch tạng là bệnh do gene lặn gây ra, nhóm người này thường xuất hiện với tần số thấp trong quần thể - Loại A, B. Ý 6 hội chứng siêu nữ chỉ xuất hiện ở nữ không xuất hiện ở nam loại D.
Câu 48 :
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào dưới đây không được xem là nhân tố tiến hóa?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức đã học về học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại.
Lời giải chi tiết :
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố không phải là nhân tố tiến hóa là giao phối ngẫu nhiên vì giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 49 :
Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất lần lượt trải qua các giai đoạn:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức đã học về nguồn gốc và sự phát triển của thế giới sinh vật trên Trái Đất. Lời giải chi tiết :
Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất lần lượt trải qua các giai đoạn: Tiến hóa hóa học - tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa sinh học.
Câu 50 :
Trong quá trình hình thành loài người, nhóm người nào sau đây xuất hiện sau cùng?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Vận dụng kiến thức đã học về sự hình thành loài người. Lời giải chi tiết :
Trong quá trình hình thành loài người, nhóm người Homo sapiens xuất hiện sau cùng.
|