Đề thi học kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 1Tải về Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản: Quê hương là gì hả mẹ Quê hương là chùm khế ngọt Quê hương là con diều biếc Quê hương là cầu tre nhỏ Quê hương là đêm trăng tỏ Quê hương là bàn tay mẹ Quê hương là vàng hoa bí Quê hương mỗi người đều có Quê hương mỗi người chỉ một (Trích “Bài học đầu cho con” - Đỗ Trung Quân) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? A.Thể thơ 5 chữ B.Thể thơ 6 chữ C. Thể thơ lục bát D. Thể thơ tự do Câu 2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. B. Phong cách ngôn ngữ chính luận. C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. D. Phong cách ngôn ngữ báo chí. Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Nghị luận. B. Tự sự. C. Miêu tả. D. Biểu cảm. Câu 4. Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản trên là: A. Nhân hóa B. Điệp cú pháp C. Hoán dụ D. Ẩn dụ Câu 5. Quê hương được tác giả miêu tả qua những hình ảnh như thế nào? A. Thơ mộng, trữ tình B. Bình dị, gần gũi C. Khắc nghiệt, dữ dội D. Tráng lệ, kì vĩ Câu 6: Câu thơ “Quê hương là con diều biếc” gợi về: A.Tình cảm gia đình B. Kí ức tuổi thơ C. Tình yêu đôi lứa D. Nỗi nhớ quê hương Câu 7: Hình ảnh bàn tay mẹ trong câu thơ “Quê hương là bàn tay mẹ” được hiểu là: A. Sự tần tảo chăm sóc của mẹ B. Sự vất vả của mẹ C. Sự khéo léo của mẹ D. Sự ấm áp của mẹ Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: Câu 8. Nêu tác dụng của phép lặp kết cấu cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ sau: Quê hương là gì hả mẹ Câu 9. Thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm qua đoạn thơ sau là gì? Quê hương mỗi người chỉ một Câu 10. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của quê hương trong sự hình thành nhân cách mỗi người. II. VIẾT (4 điểm) Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận xã hội bàn về tình yêu quê hương, đất nước ngày nay. -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm Đáp án Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Xác định thể thơ Lời giải chi tiết: Văn bản trên được viết theo thể thơ: 6 chữ → Đáp án: B Câu 2 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Xác định phong cách ngôn ngữ Lời giải chi tiết: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật → Đáp án: C Câu 3 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Xác định phương thức biểu đạt Lời giải chi tiết: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Biểu cảm → Đáp án: D Câu 4 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản trên là: Điệp cú pháp → Đáp án: B Câu 5 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời Lời giải chi tiết: Quê hương được tác giả miêu tả qua những hình ảnh: Bình dị, gần gũi → Đáp án: B Câu 6 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời Lời giải chi tiết: Câu thơ “Quê hương là con diều biếc” gợi về: Kí ức tuổi thơ → Đáp án: B Câu 7 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Hình ảnh bàn tay mẹ trong câu thơ “Quê hương là bàn tay mẹ” được hiểu là: Sự tần tảo chăm sóc của mẹ .→ Đáp án: A Câu 8 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Chú ý ngữ cảnh Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời Lời giải chi tiết: Câu hỏi tu từ có tác dụng: - Tạo nhịp điệu cho câu thơ, đoạn thơ. - Nhấn mạnh vai trò của quê hương và tình cảm của mỗi người đối với quê hương. Câu 9 (1.0 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Vận dụng trải nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: HS trình bày được thông điệp phù hợp với nội dung tư tưởng của bài thơ và mang tính đạo đức, thẩm mĩ. Gợi ý: - Quê hương là cội nguồn, là sự gắn bó máu thịt đối với mỗi người - Phải biết nhớ về quê hương, nguồn cội Câu 10 (1.0 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: – HS làm sáng rõ được ý: Vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân HS trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai theo các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm) Câu 1 (4 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn Lời giải chi tiết:
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|