Đề thi học kì 1 Văn 8 Cánh diều - Đề số 4Tải về Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Mỗi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng, thế nào rồi cũng có ít tóc rối. Mẹ vo vo giắt nó lên đòn tay chỗ mái hiên nhà. Rồi chị tôi cũng làm thế, bắt chước mẹ cũng gỡ tóc, vo vo giắt mớ tóc rối lên chỗ ấy. Thỉnh thoảng trên đường làng có bà cụ rao to: “Ai tóc rối đổi kẹo không?”. Một bên thúng là mảnh chai vỡ, đồng nát, lông vịt, tóc rối,… còn bên kia chỉ có cái niêu đất, đúng hơn là một cái ang, cái liễn đựng một thứ kẹo mà bất cứ một đứa trẻ nào cũng phải mê. Bà cụ lấy kẹo lên bằng chiếc đũa cả, quấn vào đầu que, thật khéo, kẹo cứ lồng khồng, trông rất nhiều, nhưng cho vào miệng nó xẹp lại chỉ còn tí tẹo. Bà cụ đưa kẹo cho chúng tôi, đổi lại nắm tóc rối của bà, của mẹ hay của chị. Tóc rối bán bà cụ không mua, mua kẹo bà cụ không bán, chỉ đổi thôi. Thế là mỗi lần bà cụ qua ngõ, tôi lại kiễng chân, với tay lên chỗ mái hiên… Mẹ bảo đó là kẹo mầm làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì cả. Nhưng sao nó ngọt thế, hơn cả kẹo bột, kẹo bi. Mẹ tôi đã mất. Chị tôi đi lấy chồng xa… Cứ mỗi lần có ai đi qua rao lên: “Ai đổi kẹo”, tôi lại tưởng như thấy mẹ tôi ngồi đầu hè gỡ tóc bằng cái lược gỗ màu vàng vàng, đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ dài một bên vai, và rồi mẹ vuốt cái lược, vo vo nắm tóc, giắt nó lên mái hiên nhà… Que kẹo mầm tuổi thơ… Mẹ ơi…. Còn có bao giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa. (Kẹo Mầm, Băng Sơn, Nxb Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội, 2017, Tr. 138) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Các phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản trên là: A. Biểu cảm và thuyết minh B. Thuyết minh và nghị luận C. Tự sự và nghị luận D. Tự sự và biểu cảm Câu 2. Đối tượng chính được nói tới trong văn bản là: A. Tóc rối B. Kẹo mầm C. Bà cụ bán kẹo mầm D. Hình ảnh người mẹ Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Một bên thúng là mảnh chai vỡ, đồng nát, lông vịt, tóc rối,…”? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Liệt kê Câu 4. Dòng nào sau đây nói về đặc điểm của món kẹo mầm? A. “Cái liễn đựng một thứ kẹo mà bất cứ một đứa trẻ nào cũng phải mê” B. “Bà cụ lấy kẹo lên bằng chiếc đũa cả, quấn vào đầu que” C. “Tóc rối bán bà cụ không mua, mua kẹo bà cụ không bán, chỉ đổi thôi” D. “Kẹo mầm làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì cả” Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói về nội dung khái quát của văn bản? A. Hồi tưởng về tuổi thơ đã qua B. Hồi tưởng về món kẹo mầm thuở nhỏ C. Hồi tưởng về món kẹo mầm tuổi thơ và hình ảnh người mẹ, người chị D. Hồi tưởng về hình ảnh mẹ và chị ngồi gỡ tóc rối dưới mái hiên nhà Câu 6. Cảm xúc chủ đạo của văn bản là: A. Nhớ tiếc quá khứ B. Trân trọng tuổi thơ C. Yêu thương mẹ và chị D. Khát khao trở về quá khứ Câu 7. Cái tôi của tác giả được thể hiện như thế nào qua văn bản? A. Cái tôi đa cảm B. Cái tôi tài hoa C. Cái tôi uyên bác D. Cái tôi sắc sảo Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 8. Xác định đề tài của văn bản. Câu 9. Anh/Chị rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên? Câu 10. Từ nội dung văn bản, anh/chị có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của thời thơ ấu? (Viết khoảng 5 – 7 câu). II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng vô cảm.
-----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đáp án Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Xác định phương thức biểu đạt Lời giải chi tiết: Các phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản trên là: Tự sự và biểu cảm → Đáp án: D Câu 2 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Xác định đối tượng trữ tình Lời giải chi tiết: Đối tượng chính được nói tới trong văn bản là: Kẹo mầm → Đáp án: B Câu 3 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Xác định biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Một bên thúng là mảnh chai vỡ, đồng nát, lông vịt, tóc rối,…”: Liệt kê → Đáp án: D Câu 4 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Chú ý đặc điểm của kẹo mầm Lời giải chi tiết: Đặc điểm của kẹo mầm: “Kẹo mầm làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì cả” → Đáp án: D Câu 5 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ bài thơ Xác định nội dung chính Lời giải chi tiết: Nội dung chính: Hồi tưởng về món kẹo mầm tuổi thơ và hình ảnh người mẹ, người chị → Đáp án: C Câu 6 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Xác định cảm xúc chủ đạo Lời giải chi tiết: Cảm xúc chủ đạo của văn bản là: Nhớ tiếc quá khứ → Đáp án: A Câu 7 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời Lời giải chi tiết: Cái tôi của tác giả: Cái tôi đa cảm → Đáp án: A Câu 8 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Xác định đề tài Lời giải chi tiết: Đề tài của văn bản: Sự hồi tưởng lại món kẹo mầm tuổi thơ Câu 9 (1.0 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Vận dụng cách hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Học sinh được tự do rút ra bài học, miễn là tích cực và có liên quan đến nội dung của văn bản. Gợi ý: - Phải biết yêu thương những người trong gia đình - Hãy lưu giữ và trân trọng những kí ức tươi đẹp Câu 10 (1.0 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - HS nêu suy nghĩ của mình về vẻ đẹp thời thơ ấu. - Yêu cầu hình thức: Viết thành đoạn văn, đủ số câu, không xuống dòng. Gợi ý: Suy nghĩ về vẻ đẹp của thời thơ ấu: - Đó là một khoảng thời gian tươi đẹp, khi ta còn hồn nhiên, vô lo vô nghĩ - Đó cũng là quãng thời gian mà ta được sống trong sự đùm bọc, yêu thương, trong sự ấm áp quây quần của gia đình - Tuổi thơ còn là dưỡng chất để nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta thêm sức mạnh để đối mặt với những khó khăn khi ta bước vào tuổi trưởng thành. PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm) Câu 1 (4 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn Lời giải chi tiết:
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|