Đề thi học kì 1 Hóa 8 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Trong một phản ứng hóa học, giữa các sản phẩm với các chất phản ứng không có sự thay đổi về

  • A
    số nguyên tử của mỗi chất.     
  • B
    số nguyên tố của mỗi chất.
  • C
    số nguyên tử của mỗi nguyên tố.        
  • D
    số phân tử của mỗi chất.        
Câu 2 :

Nguyên tử Cacbon có điện tích hạt nhân là 6+. Số electron lớp ngoài cùng của Cacbon là:

  • A
    6
  • B
    4
  • C
    2
  • D
    1
Câu 3 :

Khi nung kali penmanganat ở  nhiệt độ cao người ta thu được các sản phẩm là đikali penmanganat; mangandioxit và oxi.  Chọn phương trình chữ đúng với phản ứng trên?

  • A

    đikali penmanganat→ kali pemanganat + mangan đioxit+ oxi

  • B

     kali penmanganat→ đikali pemanganat + mangan đioxit

  • C

     kali penmanganat→ đikali pemanganat + oxi

  • D

     kali penmanganat→ đikali pemanganat + mangan đioxit+ oxi

Câu 4 :

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có hàm lượng nitơ cao nhất?

  • A
    NO  
  • B
    NO2
  • C

    N2O                                              

  • D
     NH4NO3     
Câu 5 :

Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và thể tích của chất khí (V) ở điều kiện tiêu chuẩn là:

  • A
    n =V. 22,4                          
  • B
    n= 22,4/V                          
  • C
    n = V/ 22,4                        
  • D
      n. V = 22,4
Câu 6 :

Trong các phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm … tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. Từ điền vào dấu “…” là

  • A

    Lớn hơn.

  • B

    Nhỏ hơn.

  • C

    Bằng.

  • D

    Lớn hơn hay nhỏ hơn tùy thuộc vào hệ số phản ứng.

Câu 7 :

Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?

  • A

    Từ 2 nguyên tố.

  • B

    Từ 3 nguyên tố.

  • C

    Từ 4 nguyên tố trở lên.

  • D

    Từ 1 nguyên tố.

Câu 8 :

Chọn một phương pháp thích hợp để tách muối ăn từ nước biển.

  • A
    Phương pháp chưng cất.         
  • B
    Phương pháp bay hơi.
  • C
    Phương pháp lọc.        
  • D
    Tất cả đều đúng.
Câu 9 :

Phương trình hóa học dùng để biểu diễn

  • A

    hiện tượng hóa học

  • B

    hiện tượng vật lí

  • C

    ngắn gọn phản ứng hóa học

  • D

    sơ đồ phản ứng hóa học

Câu 10 :

Cho 13,2g hỗn hợp gồm magie, sắt và kẽm cháy trong khí oxi, thu được 18g hỗn hợp chất rắn. Khối lượng oxi tham gia phản ứng là:

  • A
    3,2g.
  • B
    4,8g.
  • C
    9,6g.
  • D
    12,8g.
Câu 11 :

Hỗn hợp là sự trộn lẫn của mấy chất với nhau?

  • A

    2 chất trở lên    

  • B

    3 chất

  • C

    4 chất

  • D

    2 chất

Câu 12 :

Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:

Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được khí nào trong các khí sau đây?

  • A

    H2, HCl, H2S

  • B

    H2, CO2

  • C

    NH3, HCl

  • D

    H2, NH3

Câu 13 :

Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 0,15 mol HCl theo phương trình: Fe + 2HCl \( \to\) FeCl2 + H2. Kết luận nào sau đây là chính xác:

  • A

    Fe là chất hết.

  • B

    HCl là chất hết.      

  • C

    Cả 2 chất cùng hết.

  • D

    Cả 2 chất cùng dư.

Câu 14 :

Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất?

  • A

    Bàn ghế, đường kính, vải may áo

  • B

    Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất

  • C

    Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng      

  • D

    Nhôm, sắt, than củi, chảo gang

Câu 15 :

Cho kim loại nhôm tác dụng với axit sunfuric (H2SO4) tạo ra khí hiđro (H2) và hợp chất nhôm sunfat Al2(SO4)3.  Phương trình hóa học của phản ứng là

  • A

    2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2    

  • B

    2Al + 2H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2  

  • C

    2Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2

  • D

    3Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 

Câu 16 :

Chọn đáp án đúng trong các khẳng định sau:

  • A

    Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

  • B

     Mol là khối lượng của 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

  • C

    Mol là nguyên tử khối của 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó

  • D
     Mol là đại lượng có giá trị bằng 6.1023
Câu 17 :

Khi đốt lưu huỳnh trong không khí, lưu huỳnh hóa hợp với oxi tạo thành một chất khí có mùi hắc gọi là khí sunfurơ. Hỏi khí sunfurơ do những nguyên tố nào cấu tạo nên? Khí sunfurơ là đơn chất hay hợp chất?

  • A

    Khí sunfurơ do nguyên tố S và O tạo nên; khí sunfurơ là hợp chất.

  • B

    Khí sunfurơ do nguyên tố S tạo nên; khí sunfurơ là hợp chất.

  • C

    Khí sunfurơ do nguyên tố S tạo nên; khí sunfurơ là đơn chất.

  • D

    Khí sunfurơ do nguyên tố S và O tạo nên; khí sunfurơ là đơn chất.

Câu 18 :

Tính khối lượng khí H2 có trong 6,72 lít khí H(đo ở đktc)?

  • A
     0,6g 
  • B
    24,5g    
  • C
    52,5g      
  • D
    25,5g
Câu 19 :

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?

  • A

    gam.

  • B

    kg.      

  • C

    g/cm3.

  • D

    đvC.

Câu 20 :

Mỗi công thức hóa học của một chất cho chúng ta biết

  • A

    nguyên tố nào tạo ra chất

  • B

    số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất

  • C

    phân tử khối của chất

  • D

    Cả ba ý trên

Câu 21 :

Nguyên tử của nguyên tố X có 11 proton. Chọn đáp án sai

  • A

    X là nguyên tố Natri

  • B

    Số electron trong X là 16

  • C

    Nguyên tử khối là 23 

  • D

    Số thứ tự trong bảng tuần hoàn là 11

Câu 22 :

Phân tử khối của Cl2

  • A

    35,5 đvC.       

  • B

    36,5 đvC.       

  • C

    71 đvC.

  • D

    73 đvC.

Câu 23 :

Phân tử đồng sunfat được tao bởi các nguyên tố Cu, S, O trong đó % khối lượng các nguyên tố đó: 40%, 20%, 40%. Xác định công thức phân tử của đồng sunfat.

  • A

    Cu4SO.           

  • B

    CuSO4.           

  • C

    Cu2S2O.

  • D

    CuSO3.

Câu 24 :

Cho các hiện tượng sau:

 (1) Mực hòa tan vào nước

(2) Khi đánh diêm có lửa bắt cháy

(3) Mặt trời mọc sương bắt đầu tan

(4) Sắt nung nóng để thành rèn dao, cuốc, xẻng

(5) Giũa một đinh sắt thành mạt sắt

Số các hiện tượng hóa học là:

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    2
  • D
    1
Câu 25 :

Biết rằng kim loại Ba tác dụng với axit clohiđric tạo ra khí hiđro H2 và bari clorua BaCl2. Chọn nhận định đúng

  • A
    Phương trình phản ứng sau cân bằng Ba + HCl → BaCl2 + H2
  • B
    1 nguyên tử Ba phản ứng với 2 phân tử HCl
  • C
    số phân tử Ba phản ứng bằng số phân tử H2 phản ứng
  • D
     hệ số phản ứng sau khi cân bằng của Ba;  HCl ; BaCl2;  H2 lần lượt là 1; 1; 1; 1
Câu 26 :

Phải lấy bao nhiêu gam sắt để có số nguyên tử nhiều gấp 2 lần số nguyên tử có trong 8 gam lưu huỳnh?

  • A

    29 gam

  • B

    28,5 gam

  • C

    28 gam

  • D

    56 gam

Câu 27 :

Chất khí nhẹ hơn không khí là:

  • A
    Cl2
  • B
    C2H6  
  • C
    CH4   
  • D
    NO2
Câu 28 :

Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 theo phương trình: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Nếu cho 11,2 gam sắt vào 40 gam CuSO4 thì sau phản ứng thu được khối lượng Cu là bao nhiêu?

  • A

    6,4 gam.

  • B

    12,8 gam.

  • C

    19,2 gam.

  • D

    25,6 gam.

Câu 29 :

Hợp chất của nguyên tố X với S là X2S3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH3. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là

  • A

    XY

  • B

    X2Y

  • C

    XY2

  • D

    X2Y3

Câu 30 :

Hợp chất A tạo bởi H và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị III. Biết rằng phân tử khối của A nặng bằng phân tử khối H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng của A. Công thức hóa học của hợp chất A là

  • A

    H3SO4.

  • B

    H3PO3.           

  • C

    H3PO4.

  • D

    H3ClO4.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong một phản ứng hóa học, giữa các sản phẩm với các chất phản ứng không có sự thay đổi về

  • A
    số nguyên tử của mỗi chất.     
  • B
    số nguyên tố của mỗi chất.
  • C
    số nguyên tử của mỗi nguyên tố.        
  • D
    số phân tử của mỗi chất.        

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Số nguyên tử của mỗi nguyên tố của các chất trước và sau phản ứng được bảo toàn

Câu 2 :

Nguyên tử Cacbon có điện tích hạt nhân là 6+. Số electron lớp ngoài cùng của Cacbon là:

  • A
    6
  • B
    4
  • C
    2
  • D
    1

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

C có 6+ e hạt nhân \( \to\) lớp vỏ ngoài cùng có 4 electron

Câu 3 :

Khi nung kali penmanganat ở  nhiệt độ cao người ta thu được các sản phẩm là đikali penmanganat; mangandioxit và oxi.  Chọn phương trình chữ đúng với phản ứng trên?

  • A

    đikali penmanganat→ kali pemanganat + mangan đioxit+ oxi

  • B

     kali penmanganat→ đikali pemanganat + mangan đioxit

  • C

     kali penmanganat→ đikali pemanganat + oxi

  • D

     kali penmanganat→ đikali pemanganat + mangan đioxit+ oxi

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương trình:

Kali penmanganat \( \to\) đikali penmanganat + mangan đioxit + oxi

Câu 4 :

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có hàm lượng nitơ cao nhất?

  • A
    NO  
  • B
    NO2
  • C

    N2O                                              

  • D
     NH4NO3     

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tư duy nhanh: hợp chất của N với O có càng nhiều nguyên tử N thì hàm lượng nito càng cao        

    \(\mathop N\limits^1 \mathop O\limits^1 \)          \(\mathop N\limits^1 {\mathop O\limits^2 _2}\)            \(\mathop {{N_2}}\limits^2 \mathop O\limits^1 \)        \(\mathop {{N_2}}\limits^2 \mathop {{H_4}}\limits^{} \mathop {{O_3}}\limits^3 \)

Ta thấy tỉ lệ 2:1 trong hợp chất N2O là lớn nhất. Do vậy hàm lượng nitơ trong N2O là cao nhất.

Câu 5 :

Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và thể tích của chất khí (V) ở điều kiện tiêu chuẩn là:

  • A
    n =V. 22,4                          
  • B
    n= 22,4/V                          
  • C
    n = V/ 22,4                        
  • D
      n. V = 22,4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và thể tích của chất khí (V) ở điều kiện tiêu chuẩn là: n = V/ 22,4

Câu 6 :

Trong các phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm … tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. Từ điền vào dấu “…” là

  • A

    Lớn hơn.

  • B

    Nhỏ hơn.

  • C

    Bằng.

  • D

    Lớn hơn hay nhỏ hơn tùy thuộc vào hệ số phản ứng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại định luật bảo toàn khối lượng

Lời giải chi tiết :

Theo định luật bảo toàn khối lượng: Trong các phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

Câu 7 :

Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?

  • A

    Từ 2 nguyên tố.

  • B

    Từ 3 nguyên tố.

  • C

    Từ 4 nguyên tố trở lên.

  • D

    Từ 1 nguyên tố.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.

Câu 8 :

Chọn một phương pháp thích hợp để tách muối ăn từ nước biển.

  • A
    Phương pháp chưng cất.         
  • B
    Phương pháp bay hơi.
  • C
    Phương pháp lọc.        
  • D
    Tất cả đều đúng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính tan và khả năng bay hơi của muối

Lời giải chi tiết :

Nước biển rất giàu hàm lượng muối ăn (NaCl), làm bay hơi hết nước ta sẽ thu được muối ăn ở dạng rắn khan

Câu 9 :

Phương trình hóa học dùng để biểu diễn

  • A

    hiện tượng hóa học

  • B

    hiện tượng vật lí

  • C

    ngắn gọn phản ứng hóa học

  • D

    sơ đồ phản ứng hóa học

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học

Câu 10 :

Cho 13,2g hỗn hợp gồm magie, sắt và kẽm cháy trong khí oxi, thu được 18g hỗn hợp chất rắn. Khối lượng oxi tham gia phản ứng là:

  • A
    3,2g.
  • B
    4,8g.
  • C
    9,6g.
  • D
    12,8g.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mmagie,sắt,kẽm + moxi = mhh rắn

\( \to\) 13,2 + moxi = 18 \( \to\) moxi = ?

Lời giải chi tiết :

Magie, sắt, kẽm + oxi → hỗn hợp rắn

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mmagie,sắt,kẽm + moxi = mhh rắn

\( \to\) 13,2 + moxi = 18

\( \to\) moxi = 18 – 13,2 = 4,8 (g)

Câu 11 :

Hỗn hợp là sự trộn lẫn của mấy chất với nhau?

  • A

    2 chất trở lên    

  • B

    3 chất

  • C

    4 chất

  • D

    2 chất

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là 1 chất thành phần

Câu 12 :

Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:

Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được khí nào trong các khí sau đây?

  • A

    H2, HCl, H2S

  • B

    H2, CO2

  • C

    NH3, HCl

  • D

    H2, NH3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khí thu bằng phương pháp đẩy nước  phải chọn những khí ít hoặc không tan trong nước

→ chọn B có CO2 ít tan trong nước và H2 không tan trong nước

Câu 13 :

Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 0,15 mol HCl theo phương trình: Fe + 2HCl \( \to\) FeCl2 + H2. Kết luận nào sau đây là chính xác:

  • A

    Fe là chất hết.

  • B

    HCl là chất hết.      

  • C

    Cả 2 chất cùng hết.

  • D

    Cả 2 chất cùng dư.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính số mol Fe : nFe = mFe : MFe = ? (mol)

Dựa vào phương trình so sánh xem Fe và HCl chất nào phản ứng hết.

Lời giải chi tiết :

nFe = 5,6 : 56 = 0,1 (mol)

                                Fe + 2HCl \( \to\)  FeCl2 + H2

Theo phương trình  1       2                             (mol)

Theo đề bài:            0,1    0,15                         (mol)

Ta thấy :                  \(\dfrac{{0,1}}{1} > \dfrac{{0,15}}{2}\). Do vậy HCl là chất phản ứng hết, Fe là chất còn dư.

Câu 14 :

Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất?

  • A

    Bàn ghế, đường kính, vải may áo

  • B

    Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất

  • C

    Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng      

  • D

    Nhôm, sắt, than củi, chảo gang

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dãy các chất là: Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất

Loại A vì bàn ghế là vật thể 

Loại C vì bút chì, thước kẻ là vật thể

Loại D vì chảo gang là vật thể

Câu 15 :

Cho kim loại nhôm tác dụng với axit sunfuric (H2SO4) tạo ra khí hiđro (H2) và hợp chất nhôm sunfat Al2(SO4)3.  Phương trình hóa học của phản ứng là

  • A

    2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2    

  • B

    2Al + 2H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2  

  • C

    2Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2

  • D

    3Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ phản ứng: Al + H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + H2

Nhận thấy bên phải có 3 nhóm SO4 => bên phải cũng phải có 3 nhóm SO4 => cần thêm 3 trước H2SO4

Al + 3H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + H2

Ở bên trái có 3H2 và 2 nguyên tử Al => ở bên phải thêm 3 trước H2 và thêm 2 trước Al

=> phương trình hóa học: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Câu 16 :

Chọn đáp án đúng trong các khẳng định sau:

  • A

    Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

  • B

     Mol là khối lượng của 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

  • C

    Mol là nguyên tử khối của 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó

  • D
     Mol là đại lượng có giá trị bằng 6.1023

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

Câu 17 :

Khi đốt lưu huỳnh trong không khí, lưu huỳnh hóa hợp với oxi tạo thành một chất khí có mùi hắc gọi là khí sunfurơ. Hỏi khí sunfurơ do những nguyên tố nào cấu tạo nên? Khí sunfurơ là đơn chất hay hợp chất?

  • A

    Khí sunfurơ do nguyên tố S và O tạo nên; khí sunfurơ là hợp chất.

  • B

    Khí sunfurơ do nguyên tố S tạo nên; khí sunfurơ là hợp chất.

  • C

    Khí sunfurơ do nguyên tố S tạo nên; khí sunfurơ là đơn chất.

  • D

    Khí sunfurơ do nguyên tố S và O tạo nên; khí sunfurơ là đơn chất.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lưu huỳnh kết hợp với oxi tạo ra khí sunfurơ => Khí sunfurơ do nguyên tố S và O tạo nên

Vì tạo thành từ 2 nguyên tố => khí sunfurơ là hợp chất

Câu 18 :

Tính khối lượng khí H2 có trong 6,72 lít khí H(đo ở đktc)?

  • A
     0,6g 
  • B
    24,5g    
  • C
    52,5g      
  • D
    25,5g

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

1 mol phân tử H2 (đo ở đktc) chiếm thể tích 22,4 lít

X mol phân tử H2 (đo ở đktc) chiếm thể tích 6,72 lít

\( \to x = \dfrac{{1.6,72}}{{22,4}} = 0,3\,\,mol\)

\({M_{{H_2}}} = 2.1 = 2\,\,g/mol\)

1 mol phân tử H2 có khối lượng là 2 gam

0,3 mol phân tử H2 có khối lượng là x gam

\( \to x = \dfrac{{0,3.2}}{1} = 0,6\,\,gam\)

Câu 19 :

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?

  • A

    gam.

  • B

    kg.      

  • C

    g/cm3.

  • D

    đvC.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đơn vị của thường dùng nguyên tử khối, phân tử khối là đvC

Câu 20 :

Mỗi công thức hóa học của một chất cho chúng ta biết

  • A

    nguyên tố nào tạo ra chất

  • B

    số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất

  • C

    phân tử khối của chất

  • D

    Cả ba ý trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mỗi công thức hóa học chỉ 1 phân tử của chất, cho biết

+ Nguyên tố nào tạo ra chất

+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất

+ Phân tử khối của chất

Câu 21 :

Nguyên tử của nguyên tố X có 11 proton. Chọn đáp án sai

  • A

    X là nguyên tố Natri

  • B

    Số electron trong X là 16

  • C

    Nguyên tử khối là 23 

  • D

    Số thứ tự trong bảng tuần hoàn là 11

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết nguyên tố hóa học

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử của nguyên tố X có 11 proton => X là nguyên tố Na, có 11 electron và 11 proton trong nguyên tử

=> đáp án sai là B. số electron trong X là 16

Câu 22 :

Phân tử khối của Cl2

  • A

    35,5 đvC.       

  • B

    36,5 đvC.       

  • C

    71 đvC.

  • D

    73 đvC.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cách tính phân tử khối:

Bước 1: Dựa vào kí hiệu hóa học, xác định được nguyên tử khối của mỗi nguyên tử

Bước 2: Nhân nguyên tử khối với số nguyên tử của nguyên tố đó

Bước 3: Cộng các tích của các nguyên tố với nhau

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử khối của Cl bằng 35,5

=> Phân tử khối của Cl2 = 35,5 . 2 = 71 (đvC)

Câu 23 :

Phân tử đồng sunfat được tao bởi các nguyên tố Cu, S, O trong đó % khối lượng các nguyên tố đó: 40%, 20%, 40%. Xác định công thức phân tử của đồng sunfat.

  • A

    Cu4SO.           

  • B

    CuSO4.           

  • C

    Cu2S2O.

  • D

    CuSO3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Lập công thức hóa học tổng quát của hợp chất dạng AxByCz

Bước 2: Dựa vào phần trăm khối lượng, xét tỉ lệ x : y : z 

Bước 3: Kết luận công thức hóa học.

Lời giải chi tiết :

Gọi CTHH của đồng sunfat là ${\text{C}}{{\text{u}}_{\text{x}}}{S_y}{O_z}$

Xét tỉ lệ : $x:y:z = \frac{{\% {m_{Cu}}}}{{{M_{Cu}}}}:\frac{{\% {m_S}}}{{{M_S}}}:\frac{{\% {m_O}}}{{{M_O}}} = \frac{{40\% }}{{64}}:\frac{{20\% }}{{32}}:\frac{{40\% }}{{16}}$ = 0,625 : 0,625 : 2,5

$ \Rightarrow $ x : y : z = 1 : 1 : 4

$ \Rightarrow $Công thức hóa học của phân tử đồng sunfat là: $CuS{O_4}$

Câu 24 :

Cho các hiện tượng sau:

 (1) Mực hòa tan vào nước

(2) Khi đánh diêm có lửa bắt cháy

(3) Mặt trời mọc sương bắt đầu tan

(4) Sắt nung nóng để thành rèn dao, cuốc, xẻng

(5) Giũa một đinh sắt thành mạt sắt

Số các hiện tượng hóa học là:

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    2
  • D
    1

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các hiện tượng hóa học là: (2)

Câu 25 :

Biết rằng kim loại Ba tác dụng với axit clohiđric tạo ra khí hiđro H2 và bari clorua BaCl2. Chọn nhận định đúng

  • A
    Phương trình phản ứng sau cân bằng Ba + HCl → BaCl2 + H2
  • B
    1 nguyên tử Ba phản ứng với 2 phân tử HCl
  • C
    số phân tử Ba phản ứng bằng số phân tử H2 phản ứng
  • D
     hệ số phản ứng sau khi cân bằng của Ba;  HCl ; BaCl2;  H2 lần lượt là 1; 1; 1; 1

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

PTHH: Ba + 2HCl \( \to\) BaCl2 + H2

Tỉ lệ số nguyên tử Ba phản ứng với số phân tử HCl là 1:2

Câu 26 :

Phải lấy bao nhiêu gam sắt để có số nguyên tử nhiều gấp 2 lần số nguyên tử có trong 8 gam lưu huỳnh?

  • A

    29 gam

  • B

    28,5 gam

  • C

    28 gam

  • D

    56 gam

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khối lượng của S là: m = 8 gam

Khối lượng mol của S là: M = 32 g/mol

=> số mol của S là: $n = \frac{m}{M}\, = \frac{8}{{32}} = 0,25\,(mol)$

Vì số nguyên tử của sắt nhiều gấp 2 lần số nguyên tử S => số mol sắt nhiều gấp 2 lần số mol S

=> số mol sắt là: 0,25.2 = 0,5 mol

Khối lượng mol của sắt là M = 56 g/mol

=> khối lượng sắt cần lấy là: m = n. M = 0,5.56 = 28 gam

Câu 27 :

Chất khí nhẹ hơn không khí là:

  • A
    Cl2
  • B
    C2H6  
  • C
    CH4   
  • D
    NO2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khí Cl2 có phân tử khối là 71

Khí C2H6 có phân tử khối là 30

Khí CH4 có phân tử khối là 16

Khí NO2 có phân tử khối là 46

Các khí Cl2, C2H6, NO2 có phân tử khối lớn hơn 29 nên các khí này nặng hơn không khí. Khí CH4 có phân tử khối nhỏ hơn 29 nên nhẹ hơn không khí

Câu 28 :

Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 theo phương trình: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Nếu cho 11,2 gam sắt vào 40 gam CuSO4 thì sau phản ứng thu được khối lượng Cu là bao nhiêu?

  • A

    6,4 gam.

  • B

    12,8 gam.

  • C

    19,2 gam.

  • D

    25,6 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Fe và số mol CuSO4

+) Viết PTHH

+) So sánh tỉ lệ: $\dfrac{{{n_{F{\text{e}}}}}}{1}$ và $\dfrac{{{n_{CuS{O_4}}}}}{1}$ => chất hết, chất dư => tính khối lượng Cu theo chất hết

Lời giải chi tiết :

Số mol Fe là:  ${n_{F{\text{e}}}} = \dfrac{{11,2}}{{56}} = 0,2\,mol$

Số mol CuSO4 là:  ${n_{CuS{O_4}}} = \dfrac{m}{M} = \dfrac{{40}}{{64 + 32 + 16.4}} = 0,25\,mol$

PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n_{F{\text{e}}}}}}{1} = \dfrac{{0,2}}{1} = 0,2$ và  $\dfrac{{{n_{CuS{O_4}}}}}{1} = \dfrac{{0,25}}{1} = 0,25$

Vì 0,2 < 0,25 => Fe phản ứng hết, CuSO4

=> tính khối lượng Cu theo Fe

PTHH:  Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

             1mol                                1mol

             0,2 mol           →             0,2 mol

=> khối lượng Cu thu được sau phản ứng là: mCu = 0,2.64 = 12,8 gam

Câu 29 :

Hợp chất của nguyên tố X với S là X2S3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH3. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là

  • A

    XY

  • B

    X2Y

  • C

    XY2

  • D

    X2Y3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Ta có: ${{\mathop X\limits^a} _2}{{\mathop S\limits^{III}} _3}$
Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III
+) Ta có: $\mathop Y\limits^b {{\mathop H\limits^I} _3}$
Theo quy tắc hóa trị: b . 1 = I . 3 => b = III
+) Ta có: ${{\mathop X\limits^{III}} _x}{{\mathop Y\limits^{III}} _y}$
Theo quy tắc hóa trị: III . x = III . y => tỉ lệ $\dfrac{x}{y}$

Lời giải chi tiết :

Gọi hóa trị của nguyên tố X là a

Ta có: ${{\mathop X\limits^a} _2}{{\mathop S\limits^{III}} _3}$
Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III

Gọi hóa trị của nguyên tố Y là b

Ta có: $\mathop Y\limits^b {{\mathop H\limits^I} _3}$
Theo quy tắc hóa trị: b . 1 = I . 3 => b = III

Gọi công thức hợp chất của X và Y là: XxYy
Ta có: ${{\mathop X\limits^{III}} _x}{{\mathop Y\limits^{III}} _y}$
Theo quy tắc hóa trị: III . x = III . y => $\dfrac{x}{y} = \dfrac{1}{1}$

=> chọn x = 1 và y = 1

=> công thức hợp chất cần tìm là XY

Câu 30 :

Hợp chất A tạo bởi H và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị III. Biết rằng phân tử khối của A nặng bằng phân tử khối H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng của A. Công thức hóa học của hợp chất A là

  • A

    H3SO4.

  • B

    H3PO3.           

  • C

    H3PO4.

  • D

    H3ClO4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

B1: Viết CTHH của hợp chất A theo quy tắc hóa trị

B2: Tính phân tử khối của H2SO4

B3: Tính phân tử khối của A theo MX và y và cho bằng phân tử khối của H2SO4 => được PT(1)

B4: Vì guyên tố oxi chiếm 65,31% khối lượng của A => $\% {m_O} = \dfrac{{y.{M_O}}}{{{M_{{H_3}X{O_y}}}}}.100\% $ => tìm y sau đó thay vào (1) được MX

Lời giải chi tiết :

H có hóa trị I và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị III => công thức hóa học của hợp chất A có dạng: H3XOy 

Ta có:  ${M_{{H_2}S{O_4}}} = 2.1 + 32 + 16.4 = 98$

=> Phân tử khối của A là: ${M_{{H_3}X{O_y}}} = 3.1 + {M_X} + 16.y = 98 = > {M_X} + 16y = 95$  (1)

Nguyên tố oxi chiếm 65,31% khối lượng của A =>  $\% {m_O} = \dfrac{{y.{M_O}}}{{{M_{{H_3}X{O_y}}}}}.100\% $

$ \Rightarrow \dfrac{{16y}}{{98}}.100\% = 65,31\% = > y = 4$

Thay y = 4 vào (1) ta có: MX + 16.4 = 95 => MX = 31

Dựa vào bảng nguyên tố SGK – trang 42, nguyên tố có nguyên tử khối 31 là P

=> Công thức hóa học của hợp chất A là: H3PO4

close