Đề thi học kì 1 Hóa 8 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Chọn một phương pháp thích hợp để tách muối ăn từ nước biển.

  • A
    Phương pháp chưng cất.         
  • B
    Phương pháp bay hơi.
  • C
    Phương pháp lọc.        
  • D
    Tất cả đều đúng.
Câu 2 :

Định luật (định lý) nào sau đây được ứng dụng nhiều trong bộ môn hoá học lớp 8:

  • A

    Định luật bảo toàn năng lượng.

  • B

    Định lý Pytago.

  • C

    Định luật bảo toàn động lượng.

  • D

    Định luật bảo toàn khối lượng.

Câu 3 :

Trong hạt nhân, hạt mang điện là

  • A

    hạt nơtron         

  • B

    hạt proton

  • C

    hạt proton, hạt electron

  • D

    hạt electron

Câu 4 :

Sắp xếp đúng trình tự các bước lập PTHH:

1) Viết PTHH

2) Cân bằng số nguyên tử của từng nguyên tố : tìm hệ số thích hợp đặt trước CTHH

3) Viết sơ đồ phản ứng là phương trình chữ của chất tham gia và sản phẩm

4) Viết sơ đồ phản ứng gồm CTHH của các chất tham gia và các sản phẩm

  • A

    1, 3, 4. 

  • B

    4, 3, 2. 

  • C

    4, 2, 1.                    

  • D

    1, 2, 4.

Câu 5 :

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?

  • A

    gam.

  • B

    kg.      

  • C

    g/cm3.

  • D

    đvC.

Câu 6 :

Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:

Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được khí nào trong các khí sau đây?

  • A

    H2, HCl, H2S

  • B

    H2, CO2

  • C

    NH3, HCl

  • D

    H2, NH3

Câu 7 :

Trong các chất sau hãy cho biết dãy nào chỉ gồm toàn đơn chất?

  • A

    Fe(NO3), NO, C, S    

  • B

    Mg, K, S, C, N2            

  • C

    Fe, NO2, H2O

  • D

    Cu(NO3)2, KCl, HCl

Câu 8 :

Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không cần dụng cụ đo hay làm thí nghiệm:

  • A
    Màu sắc.
  • B
    Tính tan trong nước.
  • C
    Khối lượng riêng.        
  • D
    Dẫn nhiệt, dẫn điện.
Câu 9 :

Trong một phản ứng hóa học, giữa các sản phẩm với các chất phản ứng không có sự thay đổi về

  • A
    số nguyên tử của mỗi chất.     
  • B
    số nguyên tố của mỗi chất.
  • C
    số nguyên tử của mỗi nguyên tố.        
  • D
    số phân tử của mỗi chất.        
Câu 10 :

Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?

  • A

    Từ 2 nguyên tố.

  • B

    Từ 3 nguyên tố.

  • C

    Từ 4 nguyên tố trở lên.

  • D

    Từ 1 nguyên tố.

Câu 11 :

Công thức hóa học đúng của: Khí clo, Dây đồng, Nhôm oxit là:

  • A
    Cl2; Cu; Al2O3
  • B
    Cl2 ; Cu2; Al3O2
  • C
    Cl ; Cu; Al2O3
  • D
    Cl; Cu ; Al3O2
Câu 12 :

Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 0,15 mol HCl theo phương trình: Fe + 2HCl \( \to\) FeCl2 + H2. Kết luận nào sau đây là chính xác:

  • A

    Fe là chất hết.

  • B

    HCl là chất hết.      

  • C

    Cả 2 chất cùng hết.

  • D

    Cả 2 chất cùng dư.

Câu 13 :

Cho biết công thức tính số mol, khi đề bài cho biết thể tích (V) ở đktc:

  • A
    m = n. M                        
  • B
    {\rm{n = }}\frac{{\rm{m}}}{{\rm{M}}}
  • C
    {\rm{n = }}\frac{{\rm{V}}}{{{\rm{22,4}}}}
  • D
        n = V. 22,4
Câu 14 :

Ở điều kiện tiêu chuẩn, 1 mol của bất kì chất khí nào đều chiếm một thể tích là:

  • A
    11,2 lít                                
  • B
    22,4 lít                                
  • C
    24,2 lít                               
  • D
    42,4 lít.
Câu 15 :

Cho phương trình hóa học: aP2O5 + bH2O → cH3PO4. Sau khi cân bằng phương trình phản ứng thì giá trị của b là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 16 :

Đốt cháy hoàn toàn 13,4 gam hỗn hợp X gồm: Fe, Al và Cu trong 2,24 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: (biết oxi phản ứng hết)

  • A

    16,6 gam.

  • B

    13,4 gam.

  • C

    22,2 gam.

  • D

    14,8 gam.

Câu 17 :

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có hàm lượng sắt cao nhất?

a. FeO              b. Fe2O3                c. Fe3O4                    d. FeSO4                      e. FeS2.

  • A
    FeO
  • B
    Fe3O
  • C
    FeSO4  
  • D
    FeSvà Fe3O4          
Câu 18 :

Trong phản ứng hóa học, các chất tham gia và các chất sản phẩm đều có cùng

  • A

    số nguyên tử của mỗi nguyên tố.       

  • B

    số nguyên tố tạo nên chất.

  • C

    số phân tử của mỗi chất.                     

  • D

    số nguyên tử trong mỗi chất.

Câu 19 :

Số Avogadro có giá trị bằng:

  • A
    6.10-23.
  • B
    6.10-24.
  • C
    6.1023.
  • D
    6.1024.
Câu 20 :

Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo?

  • A

    Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét

  • B

    Xenlulozơ, kẽm, vàng

  • C

    Cây cối, bút, tập, sách

  • D

    Nước biển, ao, hồ, suối

Câu 21 :

Nguyên tố hóa học X có nguyên tử khối bằng 27 đvC, có 13 proton trong hạt nhân. Vậy

  • A

    X là nguyên tố kali (K), điện tích hạt nhân: 13+, có 14 hạt nơtron

  • B

    X là nguyên tố kali (K), điện tích hạt nhân: 13, có 14 hạt nơtron

  • C

    X là nguyên tố nhôm (Al), điện tích hạt nhân 13+, có 14 hạt nơtron

  • D

    X là nguyên tố nhôm (Al), điện tích hạt nhân 13, có 14 hạt nơtron

Câu 22 :

Một hợp chất gồm 2 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 3 nguyên tử O và có phân tử khối là 160 đvC. X là nguyên tố nào sau đây?

  • A

    Ca

  • B

    Fe

  • C

    Cu

  • D

    Ba

Câu 23 :

Tìm công thức hóa học của một oxit sắt gồm 2 nguyên tố Fe và O. Biết phân tử khối là 160. Tỉ số khối lượng của Fe và O là 7 : 3.

  • A

    Fe3O4.

  • B

    FeO.

  • C

    Fe2O3.

  • D

    Fe3O2.

Câu 24 :

Khi đốt nến (làm bằng Parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí có chứa oxi tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học?

  • A

    Cả 2 giai đoạn đều diễn ra hiện tượng hóa học.

  • B

    Cả 2 giai đoạn đều diễn ra hiện tượng vật lí.

  • C

    Giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi là hiện tượng vật lí, giai đoạn hơi nến cháy là hiện tượng hóa học.

  • D

    Giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi là hiện tượng hóa học, giai đoạn hơi nến cháy là hiện tượng vật lí.

Câu 25 :

Biết rằng kim loại Ba tác dụng với axit clohiđric tạo ra khí hiđro H2 và bari clorua BaCl2. Chọn nhận định đúng

  • A
    Phương trình phản ứng sau cân bằng Ba + HCl → BaCl2 + H2
  • B
    1 nguyên tử Ba phản ứng với 2 phân tử HCl
  • C
    số phân tử Ba phản ứng bằng số phân tử H2 phản ứng
  • D
     hệ số phản ứng sau khi cân bằng của Ba;  HCl ; BaCl2;  H2 lần lượt là 1; 1; 1; 1
Câu 26 :

Khối lượng của 0,1 mol khí H2S là:

  • A
     3,4 gam                              
  • B
    4,4 gam                              
  • C
    2,2 gam                             
  • D
    6,6 gam
Câu 27 :

Hỗn hợp khí SO2 và O2 có tỉ khối so với CH4 là 3. Thể tích khí  O2  cần thêm vào 4,48  lít hỗn hợp trên (đktc) để có tỉ khối so với CH4 giảm còn 2,8 là:

  • A
    2,24 lít 
  • B
    1,12 lít    
  • C
    11,2 lít   
  • D
    22,4 lít
Câu 28 :

Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 theo phương trình: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Nếu cho 11,2 gam sắt vào 40 gam CuSO4 thì sau phản ứng thu được khối lượng Cu là bao nhiêu?

  • A

    6,4 gam.

  • B

    12,8 gam.

  • C

    19,2 gam.

  • D

    25,6 gam.

Câu 29 :

Hợp chất A tạo bởi H và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị III. Biết rằng phân tử khối của A nặng bằng phân tử khối H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng của A. Công thức hóa học của hợp chất A là

  • A

    H3SO4.

  • B

    H3PO3.           

  • C

    H3PO4.

  • D

    H3ClO4.

Câu 30 :

Hợp chất của nguyên tố X với S là X2S3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH3. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là

  • A

    XY

  • B

    X2Y

  • C

    XY2

  • D

    X2Y3

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn một phương pháp thích hợp để tách muối ăn từ nước biển.

  • A
    Phương pháp chưng cất.         
  • B
    Phương pháp bay hơi.
  • C
    Phương pháp lọc.        
  • D
    Tất cả đều đúng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính tan và khả năng bay hơi của muối

Lời giải chi tiết :

Nước biển rất giàu hàm lượng muối ăn (NaCl), làm bay hơi hết nước ta sẽ thu được muối ăn ở dạng rắn khan

Câu 2 :

Định luật (định lý) nào sau đây được ứng dụng nhiều trong bộ môn hoá học lớp 8:

  • A

    Định luật bảo toàn năng lượng.

  • B

    Định lý Pytago.

  • C

    Định luật bảo toàn động lượng.

  • D

    Định luật bảo toàn khối lượng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A,C là các định luật dùng trong môn vật lí

B là định luật dùng trong môn toán học

D là định luật dùng trong môn hóa học

Câu 3 :

Trong hạt nhân, hạt mang điện là

  • A

    hạt nơtron         

  • B

    hạt proton

  • C

    hạt proton, hạt electron

  • D

    hạt electron

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong nguyên tử, hạt mang điện là hạt proton và hạt electron

Trong hạt nhân, hạt mang điện là proton

Câu 4 :

Sắp xếp đúng trình tự các bước lập PTHH:

1) Viết PTHH

2) Cân bằng số nguyên tử của từng nguyên tố : tìm hệ số thích hợp đặt trước CTHH

3) Viết sơ đồ phản ứng là phương trình chữ của chất tham gia và sản phẩm

4) Viết sơ đồ phản ứng gồm CTHH của các chất tham gia và các sản phẩm

  • A

    1, 3, 4. 

  • B

    4, 3, 2. 

  • C

    4, 2, 1.                    

  • D

    1, 2, 4.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của chất tham gia, sản phẩm.

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức sao cho số nguyên tử các nguyên tố ở chất tham gia và chất tạo thành là bằng nhau.

Bước 3: Viết thành phương trình hóa học.

=> Thứ tự đúng là: 4, 2, 1

Câu 5 :

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?

  • A

    gam.

  • B

    kg.      

  • C

    g/cm3.

  • D

    đvC.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đơn vị của thường dùng nguyên tử khối, phân tử khối là đvC

Câu 6 :

Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:

Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được khí nào trong các khí sau đây?

  • A

    H2, HCl, H2S

  • B

    H2, CO2

  • C

    NH3, HCl

  • D

    H2, NH3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khí thu bằng phương pháp đẩy nước  phải chọn những khí ít hoặc không tan trong nước

→ chọn B có CO2 ít tan trong nước và H2 không tan trong nước

Câu 7 :

Trong các chất sau hãy cho biết dãy nào chỉ gồm toàn đơn chất?

  • A

    Fe(NO3), NO, C, S    

  • B

    Mg, K, S, C, N2            

  • C

    Fe, NO2, H2O

  • D

    Cu(NO3)2, KCl, HCl

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Dãy Fe(NO3)2, NO, C, S: Fe(NO3)2 là hợp chất (tạo bởi 3 nguyên tố Fe, N, O); NO là hợp chất ( tạo bởi 2 nguyên tố N, O); C và S là đơn chất.

- Dãy Mg, K, S, C, N2: Mg, K, S, C, N2 là các đơn chất.

- Dãy Fe, NO2,H2O: Fe là đơn chất; NO2 là hợp chất (tạo bởi 2 nguyên tố N, O); H2O là hợp chất (tạo bởi 2 nguyên tố H, O).

- Dãy Cu(NO3)2, KCl, HCl: Cu(NO3)2 là hợp chất (tạo bởi 3 nguyên tố Cu, N, O); KCl là hợp chất (tạo bởi 2 nguyên tố K, Cl); HCl là hợp chất (tạo bởi 2 nguyên tố H, Cl).

Câu 8 :

Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không cần dụng cụ đo hay làm thí nghiệm:

  • A
    Màu sắc.
  • B
    Tính tan trong nước.
  • C
    Khối lượng riêng.        
  • D
    Dẫn nhiệt, dẫn điện.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Tính chất có thể quan sát trực tiếp: màu sắc, trạng thái.

- Tính chất cần dùng dụng cụ đo: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy.

- Tính chất cần phải làm thí nghiệm: tính tan trong nước, tính dẫn điện, tính cháy được.

Câu 9 :

Trong một phản ứng hóa học, giữa các sản phẩm với các chất phản ứng không có sự thay đổi về

  • A
    số nguyên tử của mỗi chất.     
  • B
    số nguyên tố của mỗi chất.
  • C
    số nguyên tử của mỗi nguyên tố.        
  • D
    số phân tử của mỗi chất.        

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Số nguyên tử của mỗi nguyên tố của các chất trước và sau phản ứng được bảo toàn

Câu 10 :

Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?

  • A

    Từ 2 nguyên tố.

  • B

    Từ 3 nguyên tố.

  • C

    Từ 4 nguyên tố trở lên.

  • D

    Từ 1 nguyên tố.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.

Câu 11 :

Công thức hóa học đúng của: Khí clo, Dây đồng, Nhôm oxit là:

  • A
    Cl2; Cu; Al2O3
  • B
    Cl2 ; Cu2; Al3O2
  • C
    Cl ; Cu; Al2O3
  • D
    Cl; Cu ; Al3O2

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khí clo: Cl2

Dây đồng: Cu

Nhôm oxit: Al2O3

Câu 12 :

Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 0,15 mol HCl theo phương trình: Fe + 2HCl \( \to\) FeCl2 + H2. Kết luận nào sau đây là chính xác:

  • A

    Fe là chất hết.

  • B

    HCl là chất hết.      

  • C

    Cả 2 chất cùng hết.

  • D

    Cả 2 chất cùng dư.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính số mol Fe : nFe = mFe : MFe = ? (mol)

Dựa vào phương trình so sánh xem Fe và HCl chất nào phản ứng hết.

Lời giải chi tiết :

nFe = 5,6 : 56 = 0,1 (mol)

                                Fe + 2HCl \( \to\)  FeCl2 + H2

Theo phương trình  1       2                             (mol)

Theo đề bài:            0,1    0,15                         (mol)

Ta thấy :                  \(\dfrac{{0,1}}{1} > \dfrac{{0,15}}{2}\). Do vậy HCl là chất phản ứng hết, Fe là chất còn dư.

Câu 13 :

Cho biết công thức tính số mol, khi đề bài cho biết thể tích (V) ở đktc:

  • A
    m = n. M                        
  • B
    {\rm{n = }}\frac{{\rm{m}}}{{\rm{M}}}
  • C
    {\rm{n = }}\frac{{\rm{V}}}{{{\rm{22,4}}}}
  • D
        n = V. 22,4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cho biết công thức tính số mol, khi đề bài cho biết thể tích (V) ở đktc:

n = V:22,4

Câu 14 :

Ở điều kiện tiêu chuẩn, 1 mol của bất kì chất khí nào đều chiếm một thể tích là:

  • A
    11,2 lít                                
  • B
    22,4 lít                                
  • C
    24,2 lít                               
  • D
    42,4 lít.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ở điều kiện tiêu chuẩn, 1 mol của bất kì chất khí nào đều chiếm một thể tích là: 22,4 lít

Câu 15 :

Cho phương trình hóa học: aP2O5 + bH2O → cH3PO4. Sau khi cân bằng phương trình phản ứng thì giá trị của b là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

aP2O5 + bH2O → cH3PO4

Ở bên phải có 3 nguyên tử H, bên trái có 2 nguyên tử H => thêm 2 vào trước H3PO4 để làm chẵn số H

aP2O5 + bH2O → 2H3PO4

ở bên phải có 6 nguyên tử H và 2 nguyên tử P => bên trái cần thêm 3 vào H2O và không cần thêm hệ số trước P2O5

=> phương trình hóa học: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Câu 16 :

Đốt cháy hoàn toàn 13,4 gam hỗn hợp X gồm: Fe, Al và Cu trong 2,24 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: (biết oxi phản ứng hết)

  • A

    16,6 gam.

  • B

    13,4 gam.

  • C

    22,2 gam.

  • D

    14,8 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mRắn = m hh X + mO2 = ? (gam)

Lời giải chi tiết :

\({n_{{O_2}}} = \dfrac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1\,(mol)\)=> mO2 = 0,1.32 = 3,2 (g)

Hỗn hợp X + O2 → hỗn hợp oxit

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mRắn = m hh X + mO2 = 13,4 + 3,2 = 16,6 (g)

Câu 17 :

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có hàm lượng sắt cao nhất?

a. FeO              b. Fe2O3                c. Fe3O4                    d. FeSO4                      e. FeS2.

  • A
    FeO
  • B
    Fe3O
  • C
    FeSO4  
  • D
    FeSvà Fe3O4          

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Câu 18 :

Trong phản ứng hóa học, các chất tham gia và các chất sản phẩm đều có cùng

  • A

    số nguyên tử của mỗi nguyên tố.       

  • B

    số nguyên tố tạo nên chất.

  • C

    số phân tử của mỗi chất.                     

  • D

    số nguyên tử trong mỗi chất.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong phản ứng hóa học, các chất tham gia và các chất sản phẩm đều có cùng số nguyên tử của mỗi nguyên tố. Vì phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.

Câu 19 :

Số Avogadro có giá trị bằng:

  • A
    6.10-23.
  • B
    6.10-24.
  • C
    6.1023.
  • D
    6.1024.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Số Avogadro có giá trị bằng: 6.1023

Câu 20 :

Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo?

  • A

    Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét

  • B

    Xenlulozơ, kẽm, vàng

  • C

    Cây cối, bút, tập, sách

  • D

    Nước biển, ao, hồ, suối

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dãy chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo là: Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét.

Loại B vì: xenlulozơ, kẽm, vàng là các chất.

Loại C vì : cây cối là vật thể tự nhiên.

Loại D vì : Nước biển, ao, hồ, suối là các vật thể tự nhiên.

Câu 21 :

Nguyên tố hóa học X có nguyên tử khối bằng 27 đvC, có 13 proton trong hạt nhân. Vậy

  • A

    X là nguyên tố kali (K), điện tích hạt nhân: 13+, có 14 hạt nơtron

  • B

    X là nguyên tố kali (K), điện tích hạt nhân: 13, có 14 hạt nơtron

  • C

    X là nguyên tố nhôm (Al), điện tích hạt nhân 13+, có 14 hạt nơtron

  • D

    X là nguyên tố nhôm (Al), điện tích hạt nhân 13, có 14 hạt nơtron

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tra bảng 1, SGK hóa học lớp 8, trang 42 ta thấy nguyên tố hóa học có nguyên tử khối bằng 27 đvC là nhôm (Al)

Vì số proton trong hạt nhân của Al có 13 hạt nên điện tích hạt nhân của Al là 13+

Câu 22 :

Một hợp chất gồm 2 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 3 nguyên tử O và có phân tử khối là 160 đvC. X là nguyên tố nào sau đây?

  • A

    Ca

  • B

    Fe

  • C

    Cu

  • D

    Ba

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Hợp chất gồm 2 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 3 nguyên tử O có công thức phân tử là: X2O3

+) Gọi nguyên tử khối của X là x

+) Lập phương trình tính phân tử khối của X2O3 theo x => giải PT tìm x và kết luận nguyên tố

+) Dựa vào bảng nguyên tố => kim loại X

Lời giải chi tiết :

Hợp chất gồm 2 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 3 nguyên tử O có công thức phân tử là: X2O3

Gọi nguyên tử khối của X là x

=> phân tử khối của X2O3 là: 2.x + 3.16 = 160 => x = 56

Dựa vào bảng nguyên tố => kim loại X là Fe

Câu 23 :

Tìm công thức hóa học của một oxit sắt gồm 2 nguyên tố Fe và O. Biết phân tử khối là 160. Tỉ số khối lượng của Fe và O là 7 : 3.

  • A

    Fe3O4.

  • B

    FeO.

  • C

    Fe2O3.

  • D

    Fe3O2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Lập công thức hóa học tổng quát của hợp chất là FexOy  

Bước 2: Từ phân tử khối của hợp chất => lập phương trình (1)

Bước 3: Dựa vào tỉ lệ khối lượng của Fe và O, lập phương trình (2) theo ẩn x và y

Bước 4: Từ (1) và (2) giải x và y => kết luận công thức hóa học.

Lời giải chi tiết :

Cách 1:

Gọi CTHH của oxit sắt là $F{e_{\text{x}}}{O_y}$

${M_{F{e_{\text{x}}}{O_y}}} = 160 \Leftrightarrow 56x + 16y = 160$  (1)

$ \Leftrightarrow \frac{{{m_{Fe}}}}{{{m_O}}} = \frac{7}{3} \Leftrightarrow \frac{{56x}}{{16y}} = \frac{7}{3} \Leftrightarrow 56x = \frac{7}{3} \cdot 16y$ (2)

Thay (2) và (1), ta được:

$\frac{7}{3} \cdot 16y + 16y = 160 \Leftrightarrow y = 3 \Rightarrow x = 2$

$ \Rightarrow $Công thức hóa học của oxit sắt là: $F{e_2}{O_3}$

Cách 2:

Gọi CTHH của oxit sắt là $F{e_{\text{x}}}{O_y}$

Giả sử ${m_O} + {m_{Fe}} = 3a + 7a = 10a = 160 \Leftrightarrow a = 16$

$ \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}{m_O} = 3.16 = 48 \hfill \\{m_{Fe}} = 7.16 = 112 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

$ \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}x = \frac{{{m_{Fe}}}}{{56}} = \frac{{112}}{{56}} = 2 \hfill \\y = \frac{{{m_O}}}{{16}} = \frac{{48}}{{16}} = 3 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Câu 24 :

Khi đốt nến (làm bằng Parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí có chứa oxi tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học?

  • A

    Cả 2 giai đoạn đều diễn ra hiện tượng hóa học.

  • B

    Cả 2 giai đoạn đều diễn ra hiện tượng vật lí.

  • C

    Giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi là hiện tượng vật lí, giai đoạn hơi nến cháy là hiện tượng hóa học.

  • D

    Giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi là hiện tượng hóa học, giai đoạn hơi nến cháy là hiện tượng vật lí.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hiện tượng vật lí là hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

Hiện tượng hóa học là hiện tượng khi có sự biến đổi chất này thành chất khác.

Lời giải chi tiết :

Nến khi ở nhiệt độ cao chuyển từ thể rắng => lỏng => hơi, không sinh ra chất mới => hiện tượng vật lí

Hơi nến cháy trong không khí tạo thành 2 chất mới là khí cacbon đioxit và hơi nước => hiện tượng hóa học

Câu 25 :

Biết rằng kim loại Ba tác dụng với axit clohiđric tạo ra khí hiđro H2 và bari clorua BaCl2. Chọn nhận định đúng

  • A
    Phương trình phản ứng sau cân bằng Ba + HCl → BaCl2 + H2
  • B
    1 nguyên tử Ba phản ứng với 2 phân tử HCl
  • C
    số phân tử Ba phản ứng bằng số phân tử H2 phản ứng
  • D
     hệ số phản ứng sau khi cân bằng của Ba;  HCl ; BaCl2;  H2 lần lượt là 1; 1; 1; 1

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

PTHH: Ba + 2HCl \( \to\) BaCl2 + H2

Tỉ lệ số nguyên tử Ba phản ứng với số phân tử HCl là 1:2

Câu 26 :

Khối lượng của 0,1 mol khí H2S là:

  • A
     3,4 gam                              
  • B
    4,4 gam                              
  • C
    2,2 gam                             
  • D
    6,6 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức chuyển đổi giữa khối lượng và số mol: m = n.M

Lời giải chi tiết :

Khối lương của 0,1 mol khí H2S là: 0,1.34=3,4 g

Câu 27 :

Hỗn hợp khí SO2 và O2 có tỉ khối so với CH4 là 3. Thể tích khí  O2  cần thêm vào 4,48  lít hỗn hợp trên (đktc) để có tỉ khối so với CH4 giảm còn 2,8 là:

  • A
    2,24 lít 
  • B
    1,12 lít    
  • C
    11,2 lít   
  • D
    22,4 lít

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của SO2 và O2 lần lượt là a, b (mol)

Câu 28 :

Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 theo phương trình: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Nếu cho 11,2 gam sắt vào 40 gam CuSO4 thì sau phản ứng thu được khối lượng Cu là bao nhiêu?

  • A

    6,4 gam.

  • B

    12,8 gam.

  • C

    19,2 gam.

  • D

    25,6 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Fe và số mol CuSO4

+) Viết PTHH

+) So sánh tỉ lệ: $\dfrac{{{n_{F{\text{e}}}}}}{1}$ và $\dfrac{{{n_{CuS{O_4}}}}}{1}$ => chất hết, chất dư => tính khối lượng Cu theo chất hết

Lời giải chi tiết :

Số mol Fe là:  ${n_{F{\text{e}}}} = \dfrac{{11,2}}{{56}} = 0,2\,mol$

Số mol CuSO4 là:  ${n_{CuS{O_4}}} = \dfrac{m}{M} = \dfrac{{40}}{{64 + 32 + 16.4}} = 0,25\,mol$

PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n_{F{\text{e}}}}}}{1} = \dfrac{{0,2}}{1} = 0,2$ và  $\dfrac{{{n_{CuS{O_4}}}}}{1} = \dfrac{{0,25}}{1} = 0,25$

Vì 0,2 < 0,25 => Fe phản ứng hết, CuSO4

=> tính khối lượng Cu theo Fe

PTHH:  Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

             1mol                                1mol

             0,2 mol           →             0,2 mol

=> khối lượng Cu thu được sau phản ứng là: mCu = 0,2.64 = 12,8 gam

Câu 29 :

Hợp chất A tạo bởi H và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị III. Biết rằng phân tử khối của A nặng bằng phân tử khối H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng của A. Công thức hóa học của hợp chất A là

  • A

    H3SO4.

  • B

    H3PO3.           

  • C

    H3PO4.

  • D

    H3ClO4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

B1: Viết CTHH của hợp chất A theo quy tắc hóa trị

B2: Tính phân tử khối của H2SO4

B3: Tính phân tử khối của A theo MX và y và cho bằng phân tử khối của H2SO4 => được PT(1)

B4: Vì guyên tố oxi chiếm 65,31% khối lượng của A => $\% {m_O} = \dfrac{{y.{M_O}}}{{{M_{{H_3}X{O_y}}}}}.100\% $ => tìm y sau đó thay vào (1) được MX

Lời giải chi tiết :

H có hóa trị I và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị III => công thức hóa học của hợp chất A có dạng: H3XOy 

Ta có:  ${M_{{H_2}S{O_4}}} = 2.1 + 32 + 16.4 = 98$

=> Phân tử khối của A là: ${M_{{H_3}X{O_y}}} = 3.1 + {M_X} + 16.y = 98 = > {M_X} + 16y = 95$  (1)

Nguyên tố oxi chiếm 65,31% khối lượng của A =>  $\% {m_O} = \dfrac{{y.{M_O}}}{{{M_{{H_3}X{O_y}}}}}.100\% $

$ \Rightarrow \dfrac{{16y}}{{98}}.100\% = 65,31\% = > y = 4$

Thay y = 4 vào (1) ta có: MX + 16.4 = 95 => MX = 31

Dựa vào bảng nguyên tố SGK – trang 42, nguyên tố có nguyên tử khối 31 là P

=> Công thức hóa học của hợp chất A là: H3PO4

Câu 30 :

Hợp chất của nguyên tố X với S là X2S3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH3. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là

  • A

    XY

  • B

    X2Y

  • C

    XY2

  • D

    X2Y3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Ta có: ${{\mathop X\limits^a} _2}{{\mathop S\limits^{III}} _3}$
Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III
+) Ta có: $\mathop Y\limits^b {{\mathop H\limits^I} _3}$
Theo quy tắc hóa trị: b . 1 = I . 3 => b = III
+) Ta có: ${{\mathop X\limits^{III}} _x}{{\mathop Y\limits^{III}} _y}$
Theo quy tắc hóa trị: III . x = III . y => tỉ lệ $\dfrac{x}{y}$

Lời giải chi tiết :

Gọi hóa trị của nguyên tố X là a

Ta có: ${{\mathop X\limits^a} _2}{{\mathop S\limits^{III}} _3}$
Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III

Gọi hóa trị của nguyên tố Y là b

Ta có: $\mathop Y\limits^b {{\mathop H\limits^I} _3}$
Theo quy tắc hóa trị: b . 1 = I . 3 => b = III

Gọi công thức hợp chất của X và Y là: XxYy
Ta có: ${{\mathop X\limits^{III}} _x}{{\mathop Y\limits^{III}} _y}$
Theo quy tắc hóa trị: III . x = III . y => $\dfrac{x}{y} = \dfrac{1}{1}$

=> chọn x = 1 và y = 1

=> công thức hợp chất cần tìm là XY

close