Đề thi học kì 1 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 3

Tải về

Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh không xuất hiện ở nơi nào sau đây?A. Xích đạo.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần trắc nghiệm (7 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1: Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh không xuất hiện ở nơi nào sau đây?

A. Xích đạo.

B. Vùng nội chí tuyến.

C. Chí tuyến Bắc, Nam.                                             

D. Vùng ngoại chí tuyến.

Câu 2: Đặc trưng của đất (thổ nhưỡng) là

A. độ phì.                           

B. độ ẩm.                            

C. có độ cứng cao.            

D. vụn bở.

Câu 3: Lớp vỏ địa lí còn được gọi tên là

A. lớp vỏ lục địa.                                                        

B. lớp vỏ cảnh quan.

C. lớp thỗ nhưỡng.                                                     

D. lớp phủ thực vật.

Câu 4: Quan sát hình:

Hãy cho biết loại gió nào sau đây thổi từ chí tuyến về xích đạo?

A. Gió Đông cực.                

B. Gió Tây ôn đới.              

C. Gió mậu dịch.                 

D. Gió biển.

Câu 5: Nhân tố nào sau đây sẽ gây ra mưa nhiều?

A. Dải hội tụ nhiệt đới đi qua.                                      

B. Gió mậu dịch hoạt động.

C. Các khu khí áp cao.                                                  

D. Các dòng biển lạnh.

Câu 6: Quan sát hình ảnh:

Hãy cho biết mảng kiến tạo số 7 có tên là

A. mảng Thái Bình Dương.                                       

B. mảng Ấn Độ - Ôxtrây-li-a.

C. mảng Nam Cực.                                                     

D. mảng Phi.

Câu 7: Phương pháp kí hiệu không thể hiện được đặc tính nào sau đây của đối tượng địa lí trên bản đồ?

A. Hướng di chuyển.                                                 

B. Quy mô.

C. Chất lượng.                                                             

D. Vị trí.

Câu 8: Loại gió nào sau đây có tính chất khô?

A. Gió đất, biển.               

B. Gió mùa.                       

C. Gió Tây ôn đới.            

D. Gió Mậu dịch.

Câu 9: Quan sát hình ảnh:

 

 Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi khí hậu trong hoạt động của gió phơn?

A. Cứ lên cao 100 m, không khí ẩm giảm l°C.

B. Ở sườn núi đón gió có không khí khô nóng.

C. Sườn khuất gió khô nóng hơn sườn đón gió.

D. Có lượng mưa lớn xảy ra ở sườn khuất gió.

Câu 10: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sự phân bố các đai khí áp?

A. Các đai áp thấp phân bố ở chí tuyến.

B. Các đai áp cao phân bố ở xích đạo.

C. Các đai áp cao và áp thấp phân bố đối xứng nhau qua áp thấp ôn đới.

D. Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.

Câu 11: Khí quyển là

A. quyển chứa toàn bộ chất khí.

B. khoảng không gian bao quanh Trái Đất.

C. lớp không khí có độ dày khoảng 500 km.

D. lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ.

Câu 12: Càng vào sâu trong trung tâm lục địa

A. biên độ nhiệt độ càng lớn.                                    

B. góc tới mặt trời càng nhỏ.

C. nhiệt độ mùa hạ càng giảm.                                 

D. nhiệt độ mùa đông càng cao.

Câu 13: Vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là

A. lớp vỏ lục địa và lớp Manti.                                 

B. thạch quyển và lớp Manti.

C. lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương.                    

D. lớp Manti và lớp vỏ đại dương.

Câu 14: Quá trình phong hóa được chia thành

A. quang học, hóa học, sinh học.                             

B. lí học, hóa học, địa chất học.

C. lí học, hóa học, sinh học.                                      

D. lí học, cơ học, sinh học.

Câu 15: Ngoại lực có nguồn gốc từ

A. bên trong Trái Đất.                                                

B. bức xạ của Mặt Trời.

C. bên ngoài Trái Đất.                                               

D. lực hút của Trái Đất.

Câu 16: Khoa học Địa lí cần cho những người hoạt động

A. chỉ ở lĩnh vực công tác xã hội.                            

B. ở tất cả các lĩnh vực sản xuất.

C. chỉ thuộc phạm vi ở biển đảo.

D. chỉ ở phạm vi ngoài thiện nhiện.

Câu 17: Nhân tố nào sau đây quyết định thành phần khoáng vật của đất?

A. Địa hình.                       

B. Sinh vật.                        

C. Khí hậu.                        

D. Đá mẹ.

Câu 18: Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực?

A. Sinh vật.                        

B. Kiến tạo.

C. Khí hậu.                        

D. Con người.

Câu 19: Băng và tuyết là nước ở thể nào sau đây?

A. Lỏng.                             

B. Rắn.                               

C. Khí.                                

D. Hơi.

Câu 20: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về

A. mối quan hệ lẫn nhau giữa các bộ phận tự nhiện.

B. sự thay đổi các thành phần tự nhiện hướng vĩ độ.

C. sự thay đổi các thành phần tự nhiện theo kinh độ.

D. mối quan hệ lẫn nhau giữa con người và tự nhiện.

Câu 21: Trong tự nhiện, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại là biểu hiện của quy luật

A. địa đới.                                                                    

B. đai cao.

C. thống nhất và hoàn chỉnh.                                    

D. địa ô.

Câu 22: Nội lực là lực phát sinh từ

A. nhân của Trái Đất.                                                 

B. bên trong Trái Đất.

C. bên ngoài Trái Đất.

D. bức xạ của Mặt Trời.

Câu 23: Môn Địa lí phổ thông có kiến thức bắt nguồn từ khoa học

A. Địa lí dân cư.                                                          

B. Địa lí kinh tế - xã hội.

C. Địa lí tự nhiện.

D. Địa lí.

Câu 24: Tác động tiêu cực của con người đến chế độ nước sông là

A. xây dựng công trình thủy lợi.                              

B. phá rừng đầu nguồn.

C. trồng và bảo vệ rừng.                                            

D. xây dựng hồ chứa thủy điện.

Câu 25: Hồ thủy điện Hòa Bình trên sông Đà nước ta thuộc loại hồ nào sau đây?

A. Hồ băng hà.                                                            

B. Hồ tự nhiên.

C. Hồ nhân tạo.                                                           

D. Hồ miệng núi lửa.

Câu 26: Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất không phụ thuộc vào

A. sự thay đổi của các vĩ độ địa lí.                           

B. bờ Đông và bờ Tây các lục địa.

C. độ dốc và hướng phơi sườn núi.                          

D. các bán cầu Đông, bán cầu Tây.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng với vỏ địa lí?

A. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.

B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.

C. Ranh giới có sự trùng hợp với toàn sinh quyển.

D. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.

Câu 28: Theo thuyết kiến tạo mảng thì thạch quyển gồm

A. 7 mảng kiến tạo.                                                    

B. 6 mảng kiến tạo.

C. 5 mảng kiến tạo.

D. 8 mảng kiến tạo.             

Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

 Cho bảng số liệu sau

Biên độ nhiệt năm của nhiệt độ không khí ở các vĩ độ

(Đơn vị: ⁰C)

Vĩ độ

0

20

30

40

50

60

70

Bắc bán cầu

1,8

7,4

13,3

17,7

23,8

29,0

32,2

Nam bán cầu

1,8

5,9

7,0

4,9

4,3

11,8

19,5

a. Hãy nêu nhận xét sự thay đổi biên độ nhiệt không khí các vĩ độ ở 2 bán cầu?

b.  Giải thích vì sao có sự thay đổi biên độ nhiệt ở các vĩ độ của 2 bán cầu?

Câu 2. (1,0 điểm) Phân tích tác động của con người đến sự phát triển và phân bố sinh vật. Lấy ví dụ ở địa phương em về tác động của con người đến sự phát triển và phân bố của thực vật và động vật.

-------- Hết --------

Đáp án

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh không xuất hiện ở nơi nào sau đây?

A. Xích đạo.

B. Vùng nội chí tuyến.

C. Chí tuyến Bắc, Nam.                                             

D. Vùng ngoại chí tuyến.

Phương pháp

Nội chí tuyến là khu vực nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Mặt trời lên thiên đỉnh là hiện tượng mặt trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa

Chú ý từ khóa “không”

Lời giải

Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh không xuất hiện ở vùng ngoại chí tuyến.

Đáp án D.

Câu 2: Đặc trưng của đất (thổ nhưỡng) là

A. độ phì.                           

B. độ ẩm.                            

C. có độ cứng cao.            

D. vụn bở.

Phương pháp

Nắm chắc kiến thức khái niệm về thổ nhưỡng

Lời giải

Đặc trưng của đất là độ phì

Đáp án A.

Câu 3: Lớp vỏ địa lí còn được gọi tên là

A. lớp vỏ lục địa.                                                        

B. lớp vỏ cảnh quan.

C. lớp thỗ nhưỡng.                                                     

D. lớp phủ thực vật.

Phương pháp

Nắm chắc kiến thức khái niệm lớp vỏ địa lí.

Lời giải

Lớp vỏ địa lí còn được gọi tên là lớp vỏ cảnh quan.

Đáp án B.

Câu 4: Quan sát hình:

Hãy cho biết loại gió nào sau đây thổi từ chí tuyến về xích đạo?

A. Gió Đông cực.              

B. Gió Tây ôn đới.            

C. Gió mậu dịch.              

D. Gió biển.

Phương pháp

Xác định nguồn gốc và phạm vi hoạt động của từng loại gió, từ đó xác định gió thổi từ chí tuyến về xích đạo.

Lời giải

Gió Mậu dịch xuất phát từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo

Đáp án C.

Câu 5: Nhân tố nào sau đây sẽ gây ra mưa nhiều?

A. Dải hội tụ nhiệt đới đi qua.                                  

B. Gió mậu dịch hoạt động.

C. Các khu khí áp cao.                                               

D. Các dòng biển lạnh.

Phương pháp

Xác định các nhân tố gây mưa.

Lời giải

Nhân tố dải hội tự nhiệt đới sẽ gây mưa nhiều cho khu vực mà nó đi qua.

Đáp án A.

Câu 6: Quan sát hình ảnh:

 

Hãy cho biết mảng kiến tạo số 7 có tên là

A. mảng Thái Bình Dương.                                       

B. mảng Ấn Độ - Ôxtrây-li-a.

C. mảng Nam Cực.                                                     

D. mảng Phi.

Phương pháp

Quan sát kĩ hình ảnh, chú ý mảng số 7 theo yêu cầu đề bài

Lời giải

Mảng kiến tạo số 7 có tên là mảng Nam Cực

Đáp án C.

Câu 7: Phương pháp kí hiệu không thể hiện được đặc tính nào sau đây của đối tượng địa lí trên bản đồ?

A. Hướng di chuyển.                                                 

B. Quy mô.

C. Chất lượng.                                                             

D. Vị trí.

Phương pháp

Xác định vai trò ý nghĩa của phương pháp kí hiệu.

Chú ý từ khóa “không”

Lời giải

Phương pháp kí hiệu có khả năng thể hiện về mặt vị trí, chất lượng, số lượng, cấu trúc, sự phát triển và phân bố của từng đối tượng.

Đáp án A.

Câu 8: Loại gió nào sau đây có tính chất khô?

A. Gió đất, biển.               

B. Gió mùa.                       

C. Gió Tây ôn đới.            

D. Gió Mậu dịch.

Phương pháp

Xác định tính chất của các loại gió.

Lời giải

Gió Mậu dịch xuất phát từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo có tính chất khô.

Đáp án D.

Câu 9: Quan sát hình ảnh:

Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi khí hậu trong hoạt động của gió phơn?

A. Cứ lên cao 100 m, không khí ẩm giảm l°C.

B. Ở sườn núi đón gió có không khí khô nóng.

C. Sườn khuất gió khô nóng hơn sườn đón gió.

D. Có lượng mưa lớn xảy ra ở sườn khuất gió.

Phương pháp

Nắm chắc kiến thức về gió Phơn, là loại gió biến tính khi vượt qua địa hình núi cao.

Lời giải

Gió Phơn với tính chất ẩm thổi đến sườn đón gió gây mưa, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6°C, không khí gặp lạnh gây mưa bên sườn đón gió. Sau khi gây mưa, độ ẩm trong khối không khí tràn sang sườn khuất gió đã giảm, di chuyển xuống núi trung bình đi xuống 100m nhiệt độ giảm l°C. Chính vì vậy sườn khất gió khô nóng hơn so với sườn đón gió.

Đáp án C.

Câu 10: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sự phân bố các đai khí áp?

A. Các đai áp thấp phân bố ở chí tuyến.

B. Các đai áp cao phân bố ở xích đạo.

C. Các đai áp cao và áp thấp phân bố đối xứng nhau qua áp thấp ôn đới.

D. Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.

Phương pháp

Xác định vị trí của các vành đai khí áp trên Trái Đất.

Lời giải

Trên Trái Đất có 07 vành đai khí áp thường xuyên, các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích Đạo. Cụ thể, sự phân bố các vành đai khí áp từ Xích đạo về phía hai cực như sau:

-         01 đai áp thấp xích đạo.

-         02 đai áp cao cận chí tuyến.

-         02 đai áp thấp ôn đới.

-         02 đai áp cao cực

ð Nhận định đúng là: Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.

Đáp án D.

Câu 11: Khí quyển là

A. quyển chứa toàn bộ chất khí.

B. khoảng không gian bao quanh Trái Đất.

C. lớp không khí có độ dày khoảng 500 km.

D. lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ.

Phương pháp

Nắm chắc khái niệm về khí quyển

Lời giải

Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ.

Đáp án D.

Câu 12: Càng vào sâu trong trung tâm lục địa

A. biên độ nhiệt độ càng lớn.                                    

B. góc tới mặt trời càng nhỏ.

C. nhiệt độ mùa hạ càng giảm.                                 

D. nhiệt độ mùa đông càng cao.

Phương pháp

Xác định sự thay đổi nhiệt độ không khí theo lục địa, đại dương

Lời giải

Càng vào sâu trong trung tâm lục địa, biên độ nhiệt càng lớn do chênh lệch nhiệt độ càng vào sâu trong lục địa càng lớn.

Đáp án A.

Câu 13: Vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là

A. lớp vỏ lục địa và lớp Manti.                                 

B. thạch quyển và lớp Manti.

C. lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương.                    

D. lớp Manti và lớp vỏ đại dương.

Phương pháp

Nắm được khái niệm về lớp vỏ Trái Đất

Lời giải

Vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương.

Đáp án C.

Câu 14: Quá trình phong hóa được chia thành

A. quang học, hóa học, sinh học.                             

B. lí học, hóa học, địa chất học.

C. lí học, hóa học, sinh học.                                      

D. lí học, cơ học, sinh học.

Phương pháp

Nắm được kiến thức tổng quan về quá trình phong hóa

Lời giải

Quá trình phong hóa được chia thành các quá trình phong hóa lí học, hóa học, sinh học.

Đáp án C.

Câu 15: Ngoại lực có nguồn gốc từ

A. bên trong Trái Đất.                                                

B. bức xạ của Mặt Trời.

C. bên ngoài Trái Đất.                                               

D. lực hút của Trái Đất.

Phương pháp

Xác định nguồn gốc sinh ra ngoại lực

Lời giải

Ngoại lực có nguồn gốc từ bên ngoài trái đất

Đáp án C.

Câu 16: Khoa học Địa lí cần cho những người hoạt động

A. chỉ ở lĩnh vực công tác xã hội.                            

B. ở tất cả các lĩnh vực sản xuất.

C. chỉ thuộc phạm vi ở biển đảo.

D. chỉ ở phạm vi ngoài thiện nhiện.

Phương pháp

Xác định ý nghĩa của bộ môn Khoa học Địa lí.

Lời giải

Khoa học Địa lí cần cho những người hoạt động ở tất cả các lĩnh vực sản xuất.

Đáp án B.

Câu 17: Nhân tố nào sau đây quyết định thành phần khoáng vật của đất?

A. Địa hình.                       

B. Sinh vật.                        

C. Khí hậu.                        

D. Đá mẹ.

Phương pháp

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất và vai trò của chúng

Lời giải

Đá mẹ quyết định thành phần khoáng vật của đất

Đáp án D.

Câu 18: Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực?

A. Sinh vật.                        

B. Kiến tạo.

C. Khí hậu.                        

D. Con người.

Phương pháp

Xác định các nhân tố thuộc về ngoại lực

Lời giải

Yếu tố không thuộc về ngoại lực là kiến tạo.

Các yếu tố còn lại: sinh vật, khí hậu, con người thuộc về ngoại lực.

Đáp án B.

Câu 19: Băng và tuyết là nước ở thể nào sau đây?

A. Lỏng.                             

B. Rắn.                               

C. Khí.                                

D. Hơi.

Phương pháp

Xác định các dạng tồn tại của nước

Lời giải

Bằng tuyết là nước ở thể rắn

Đáp án B.

Câu 20: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về

A. mối quan hệ lẫn nhau giữa các bộ phận tự nhiên.

B. sự thay đổi các thành phần tự nhiện hướng vĩ độ.

C. sự thay đổi các thành phần tự nhiện theo kinh độ.

D. mối quan hệ lẫn nhau giữa con người và tự nhiện.

Phương pháp

Nắm chắc các quy luật địa lí trên Trái Đất

Lời giải

Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ lẫn nhau giữa các bộ phận tự nhiên.

Đáp án A.

Câu 21: Trong tự nhiện, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại là biểu hiện của quy luật

A. địa đới.                                                                    

B. đai cao.

C. thống nhất và hoàn chỉnh.                                    

D. địa ô.

Phương pháp

Nắm chắc các quy luật địa lí trên Trái Đất

Lời giải

Trong tự nhiện, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại là biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Đáp án C.

Câu 22: Nội lực là lực phát sinh từ

A. nhân của Trái Đất.                                                 

B. bên trong Trái Đất.

C. bên ngoài Trái Đất.

D. bức xạ của Mặt Trời.

Phương pháp

Xác định nguồn gốc của nội lực

Lời giải

Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

Đáp án B.

Câu 23: Môn Địa lí phổ thông có kiến thức bắt nguồn từ khoa học

A. Địa lí dân cư.                                                          

B. Địa lí kinh tế - xã hội.

C. Địa lí tự nhiên.

D. Địa lí.

Phương pháp

Nguồn gốc của môn học địa lí

Lời giải

Môn Địa lí phổ thông có kiến thức bắt nguồn từ khoa học Địa lí

Đáp án D.

Câu 24: Tác động tiêu cực của con người đến chế độ nước sông là

A. xây dựng công trình thủy lợi.                              

B. phá rừng đầu nguồn.

C. trồng và bảo vệ rừng.                                            

D. xây dựng hồ chứa thủy điện.

Phương pháp

Tác động của các nhân tốc đến chế độ nước sông.

Chú ý từ khóa “tác động tiêu cực”

Lời giải

Tác động tiêu cực của con người đến chế độ nước sông là phá rừng đầu nguồn.

Đáp án B.

Câu 25: Hồ thủy điện Hòa Bình trên sông Đà nước ta thuộc loại hồ nào sau đây?

A. Hồ băng hà.                                                            

B. Hồ tự nhiên.

C. Hồ nhân tạo.                                                           

D. Hồ miệng núi lửa.

Phương pháp

Xác định nguồn gốc của hồ thủy điện Hòa Bình

Lời giải

Hồ thủy điện Hòa Bình trên sông Đà nước ta thuộc loại hồ nhân tạo, hồ được hình thành phục vụ cho công tác chứa nước cho thủy điện sông Đà.

Đáp án C.

Câu 26: Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất không phụ thuộc vào

A. sự thay đổi của các vĩ độ địa lí.                           

B. bờ Đông và bờ Tây các lục địa.

C. độ dốc và hướng phơi sườn núi.                          

D. các bán cầu Đông, bán cầu Tây.

Phương pháp

Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí trên Trái Đất.

Chú ý từ khóa “không”.

Lời giải

Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất không phụ thuộc vào các bán cầu Đông, bán cầu Tây.

Đáp án D.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng với vỏ địa lí?

A. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.

B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.

C. Ranh giới có sự trùng hợp với toàn sinh quyển.

D. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.

Phương pháp

Xác định giới hạn của của các thành phần.

Lời giải

Phát biểu không đúng với lớp vỏ địa lí là “Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.”

Đáp án A.

Câu 28: Theo thuyết kiến tạo mảng thì thạch quyển gồm

A. 7 mảng kiến tạo.                                                    

B. 6 mảng kiến tạo.

C. 5 mảng kiến tạo.

D. 8 mảng kiến tạo.             

Phương pháp

Nắm kiến thức về thuyết kiến tạo mảng. Quan sát hình ảnh sau:

Lời giải

Theo thuyết kiến tạo mảng thì thạch quyển gồm 7 mảng kiến tạo.

Đáp án A.

Phần tự luận.

CÂU

ĐÁP ÁN

 

 

 

 

1

a. Hãy nêu nhận xét sự thay đổi biên độ nhiệt không khí các vĩ độ ở 2 bán cầu?

- Ở cả hai bán cầu, biên độ nhiệt độ không khí giảm dần từ Xích đạo về cực.

- Bán cầu Bắc có sự biên độ nhiệt lớn hơn bán cầu Nam.

- Nhiệt độ các tháng ở bán cầu Bắc lớn hơn bán cầu Nam

b.  Giải thích vì sao có sự thay đổi biên độ nhiệt ở các vĩ độ của 2 bán cầu?

- Do Trái Đất chuyển động xung quanh mặt trời.

- Tính chất bề mặt đệm (lục địa,đại dương).

 

 

2

Phân tích tác động của con người đến sự phát triển và phân bố sinh vật. Lấy ví dụ ở địa phương em về tác động của con người đến sự phát triển và phân bố của thực vật và động vật.

+ Tác động của con người:

- Tích cực: mở rộng phạm vi phân bố của cây trồng, vật nuôi

- Phá rừng, thu hẹp diện tích rừng tự nhiên.

...

+ Ví dụ ở địa phương em:

*Xây dựng công trình thủy lợi

- Tác động đến thực vật:
Xây dựng đê bao và kênh mương để kiểm soát lũ lụt đã làm thay đổi chế độ nước tự nhiên, gây ngập úng hoặc khô hạn ở nhiều vùng. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài thực vật thủy sinh và cây bụi ven sông.

- Tác động đến động vật:
Những loài cá, tôm và sinh vật nước ngọt không còn môi trường phù hợp để sinh sản và phát triển. Hệ sinh thái nước ngọt bị thu hẹp và suy thoái.

 

 

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close