Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 3Tải vềĐọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: HẠT GẠO LÀNG TA Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đáp án Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: HẠT GẠO LÀNG TA
Câu 1 (2 điểm). Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu dưới đây 1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì? A. Thơ bốn chữ B. Thơ năm chữ C. Thơ song thất lục bát D. Thơ lục bát 2. Trong các câu thơ sau, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? “Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông…” A. Hoán dụ B. Nhân hóa C. So sánh D. Nói giảm nói tránh 3. Sự lặp lại câu thơ “Hạt gạo làng ta” ở đầu mỗi khổ thơ có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc về đối tượng trung tâm mà bài thơ biểu cẳm, tạo tính mạch lạc và đảm bảo tính thống nhất về chủ đề cho bài thơ B. Nhắc lại hình ảnh trung tâm được tác giả biểu cảm trong bài thơ, giúp người đọc dễ hình dung về “hạt gạo” – “hạt vàng” của quê hương C. Tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc về hình ảnh trung tâm cửa bài thơ “hạt gạo”, đồng thời nhắc nhở chún ta cần trân quý thành quả lao động D. Thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ: khắc họa cụ thể, chi tiết, ấn tượng đối tượng trung tâm mà bài thơ cần biểu đạt: “hạt gạo” – “hạt vàng” của quê hương 4. Trong bài thơ, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? A. Người mẹ giàu tình yêu thương con B. Người mẹ hết lòng phục vụ kháng chiến C. Người mẹ tần tảo, giàu đức hi sinh D. Người mẹ làm lụng vất vả Câu 2 (1 điểm): Nhan đề bài thơ “Hạt gạo làng ta” có ý nghĩa gì? Câu 3 (1 điểm): Qua bài thơ, tác giả đã gửi gắm đến chúng ta nhiều thông điệp có ý nghĩa. Em hãy nêu ra một trong những thông điệp mà em cảm nhận được. Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm) Em hãy phân tích cách “xem voi” của năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi. Sai lầm của các thầy ở đây là gì? Từ đó, em hãy rút ra cho mình những bài học cần thiết Đề thi Phần I: Câu 1:
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, chú ý số tiếng, số câu Lời giải chi tiết: => Đáp án: A
Phương pháp giải: Đọc kĩ và xác định biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: => Đáp án: C
Phương pháp giải: Đọc kĩ câu thơ và xác định nội dung Lời giải chi tiết: => Đáp án: A
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 2:
Phương pháp giải: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: - Nhan đề bài thơ gợi hình ảnh mang tính biểu tượng, hạt gạo hay cũng chính là những hạt ngọc của quê hương - Thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào về quê hương Câu 3:
Phương pháp giải: Nêu rõ ràng thông điệp có ý nghĩa đối với cuộc sống, phù hợp với nội dung bài thơ Lời giải chi tiết: - Chúng ta biết trân trọng, yêu thương mẹ; biết ơn mẹ cũng như những người nông dân làm ruộng vất vả, chân lấm tay bùn để tạo ra những hạt gạo quý giá - Cần trân trọng hạt gạo cũng như trân trọng giá trị lao động của con người - Có ý thức lao động, yêu quý, trân trọng giá trị sản phẩm do lao động chân chính làm ra - Yêu gia đình, quê hương, đất nước Phần II:
Phương pháp giải: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: 1. Mở bài - Giới thiệu truyện và cách “xem voi” của năm ông thầy bói mù: Các ông đã rủ nhau chung tiền để được đi xem hình thù của con voi như thế nào, nhưng rất tiếc các ông vừa mất tiền lại bất hòa mà chẳng biết được hình thù thật sự của con voi. Bởi cách “xem voi” của cả năm ông là kì quặc, sai lầm. 2. Thân bài - Cách xem voi của năm ông thầy bói là kì quặc, không giống ai. - Trớ trêu thay các ông lại sờ voi bằng tay, con voi còn to hơn người của năm ông thầy bói cộng lại, nên mỗi ông có sờ cũng chỉ sờ được một bộ phận của con voi chứ không nhìn thấy để sờ hết cả con voi. - Sai lầm khi chỉ xem các bộ phận chứ không xem tổng thể con voi. → Chính sai lầm trong việc xem voi của năm ông thầy bói đã dẫn đến hậu quả như vậy, đáng lẽ phải xem cả con voi thì các ông mỗi người lại chỉ xem một phần nhỏ của con voi rồi nhận định đó là tổng thể con voi => Sai lầm khi không biết lắng nghe ý kiến và hỏi quản tượng: Sai lầm thứ hai của các ông thầy bói khi xem voi đã không biết lắng nghe ý kiến của nhau, cũng không biết hỏi người quản voi mà chỉ cố thủ trong ý kiến của mình. 3. Kết bài - Bài học rút ra từ cách “xem voi” của năm ông thầy bói: Khi chúng ta xem xét một sự vật, hiện tượng, hay đối tượng nào đó, chúng ta cần nhìn nhận một cách tổng thể, bao quát và toàn diện về sự vật hiện tượng đó. - Sau khi đã nhìn nhận tổng thể còn phải tiếp thu những nhận định khác để làm cho nhận định của mình chuẩn xác hơn.
Quảng cáo
|