Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 7 - Chân trời sáng tạoTải vềGồm nội dung ôn tập và bài tập vận dụng Quảng cáo
A. NỘI DUNG ÔN TẬPI. Phần đọc hiểu1. Thơ bốn chữ, năm chữ- Hình thức: Thơ bốn chữ và thơ năm chữ là những thể thơ được gọi tên theo số chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ. Số lượng dòng mỗi bài không hạn chế. Bài thơ bốn chữ và năm chữ có thể chia khổ hoặc không. - Cách gieo vần trong thơ bốn chữ và thơ năm chữ: vần thường được đặt ở cuối dòng, gọi là vần chân. Vần có thể gieo liên tiếp (vần liền) hoặc cách quãng (vần cách), cũng có thể phối hợp nhiều kiểu gieo vần trong một bài thơ (vần hỗn hợp),... - Thơ bốn chữ thường ngắt nhịp 2/2, thơ năm chữ thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. Tuy nhiên nhịp thơ cũng có thể ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ. - Thơ bốn chữ và thơ năm chữ gần gũi với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện, hình ảnh thơ thường dung dị, gần gũi. 2. Truyện ngụ ngônLà những truyện kể ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Truyện thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống 3. Nghị luận văn họcMục đích của văn bản nghị luận văn học là thuyết phục người đọc về một vấn đề văn học. Nội dung bài nghị luận thường tập trung phân tích vẻ đẹp nội dung hoặc sự độc đáo về hình thức của tác phẩm văn học 4. Tuỳ bút, tản văn- Tuỳ bút là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình kí. Điểm tựa của tuỳ bút là cái tôi của tác giả. Qua việc ghi chép về con người, sự kiện cụ thể, có thực, tác giả tuỳ bút thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của mình. Tuỳ bút thiên về tính trữ tình, có thể kết hợp trữ tình, suy tưởng, triết lí, chính luận. Bố cục bài tuỳ bút khá tự do, được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định. Tuỳ bút không nhất thiết phải có một cốt truyện cụ thể hay nhân vật hoàn chỉnh. Ngôn từ của tuỳ bút giàu hình ảnh, giàu chất thơ. - Tản văn là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc. Người viết tản văn thường dựa trên một vài nét chấm phá về đời sống để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến của mình. Tản văn khá tự do trong cách biểu hiện, có sự kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả, khảo cứu,... Ngôn từ của tản văn gần gũi đời thường, như lời chuyện trò, bàn luận, tâm sự. 5. Văn bản thông tin- Văn bản thông tin là một hình thức viết nhằm truyền đạt thông tin và kiến thức một cách chính xác và trung thực. Loại văn bản này rất phổ biến và hữu ích trong đời sống hàng ngày. Nó bao gồm nhiều thể loại khác nhau, như thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu, cơ sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển và bản tin. - Mục đích chính của văn bản thông tin là truyền đạt thông tin một cách khách quan và trung thực. Người đọc hoặc người nghe có thể hiểu chính xác những gì được mô tả và giới thiệu trong văn bản này. Điều này đòi hỏi người viết phải sử dụng ngôn từ rõ ràng, logic và tránh sử dụng yếu tố hư cấu hay tưởng tượng. - Thông tin trong văn bản có thể được tổ chức theo nhiều cách khác nhau. Một số cách tổ chức thông tin phổ biến bao gồm: theo nguyên nhân-kết quả, theo trật tự thời gian, theo so sánh và phân loại, và theo vấn đề và giải pháp. Cách tổ chức thông tin phụ thuộc vào mục đích và đối tượng của văn bản. 2. Phần tiếng Việta. Phó từb. Dấu chấm lửngc. Từ Hán Việtd. Từ địa phươnge. Thuật ngữ3. Phần làm văna.Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữb.Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sửc. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn họcd.Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việce. Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơiB. BÀI TẬP1. Phần đọc hiểu*Đề bài Văn bản Lời của câyCâu 1: Bài thơ Lời của cây thuộc chủ đề gì? A.Tình yêu thương mầm xanh thiên nhiên B.Khám phá bí ẩn dưới lòng đại dương C.Mơ ước của cha và con D.Tình mẫu tử thiêng liêng Câu 2: Thông điệp của bài thơ Lời của cây là gì? A.Hãy yêu cây, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này B.Cần giúp đỡ mọi người song phải biết giới hạn, và đôi khi, từ chối cũng là một cách giúp đỡ C.Nhắc nhở chúng ta về đạo lý làm con D.Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn Văn bản Sang thuCâu 3: Nhận định nào đúng khi giới thiệu bài thơ Sang thu? A.Bài thơ với chất liệu dân gian với những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi người B.Là bài ca bất hủ gắn bó cùng những thăng trầm, gian khổ của chiến tranh C.Là tiếng nói thiết tha của người con khao khát được cống hiến cho cuộc đời D.Bài thơ miêu tả những chuyến biến nhẹ nhàng của đất trời từ hạ sang thu, không chỉ có hình ảnh thiên nhiên mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu của cuộc đời Câu 4: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ – Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào? A.Nhân hóa B.Ẩn dụ C.Hoán dụ D.Điệp từ Văn bản Ông MộtCâu 5: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A.Biểu cảm B.Tự sự C.Miêu tả D.Nghị luận Văn bản Con chim chiền chiệnCâu 6: Xác định biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong khổ thơ sau: “Chim ơi, chim nói Chuyện chi, chuyện chi? Lòng vui bối rối Đời lên đến thì…” A.So sánh B.Liệt kê C.Nói quá D.Nhân hóa Câu 7: Điền vào chỗ … câu thơ còn thiếu: “Chim bay, chim sà Lúa tròn bụng sữa … Những lời chim ca” A.Lòng vui bối rối B.Tiếng hót long lanh C.Đồng quê chan chứa D.Chỉ còn tiếng hót Văn bản Những cái nhìn hạn hẹpCâu 8: Truyện Ếch ngồi đáy giếng phê phán đối tượng nào? A.Những kẻ lười biếng B.Những kẻ dốt nát mà huênh hoang C.Những kẻ tham lam D.Những kẻ nhát gan Câu 9: Nguyên nhân sâu xa của việc tranh cãi của năm ông thầy bói là gì? A.Do không hiểu biết, không chịu lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh B.Do xem xét phiến diện, qua loa, chủ quan sự vật C.Do các thầy không có chung ý D.Do các thầy không nhìn thấy Văn bản Những tình huống hiểm nghèoCâu 10: Ngoài việc phê phán kẻ bỏ mặc bạn bè trong lúc hoạn nạn, truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu còn có ý nghĩa gì? A.Phê phán những kẻ hay ăn lười làm B.Phê phán những kẻ tham lam C.Đề cao sự thông minh và mưu trí của con người D.Phê phán những kẻ dốt nát mà huênh hoang Câu 11: Chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích gì? A.Đuổi chiên con khỏi dòng suối B.Trêu ghẹo chiên con C.Muốn dụ dỗ chiên con đi theo mình D.Muốn ăn thịt chiên con Văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệngCâu 12: Khi nghe mọi người nói; ‘Từ nay chúng tôi không làm gì để nuôi ông nữa” thì thái độc của bác Miệng như thế nào? A.Rất buồn phiền B.Rất ngạc nhiên C.Rất đau khổ D.Rất bình tĩnh Văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gianCâu 13: Câu văn nào trong văn bản Em bé thông minh-Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian thể hiện ý kiến của tác giả về truyện Em bé thông minh? A.Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân B.Thông quan thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo C.Qua việc giải quyết những thử thách bất ngờ, những câu đố trí tuệ, nhân vật người thông minh thể hiện trí tuệ dân gian, qua đó phản ánh ước mơ của họ về một cuộc sống xứng đáng D.Như vậy, qua nhân vật em bé, truyện cổ tích Em bé thôn minh đã tập trung ca ngợi trí thông minh của nhân dân Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng senCâu 14: Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng, đã phản ánh điều gì? A.Lòng nhân hậu của con người Việt Nam B.Lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam C.Sức mạnh chiến đấu của con người Việt Nam D.Trí tuệ mẫn tiệp của nhân dân Việt Nam Văn bản Bức thư gửi chú lính chì dũng cảmCâu 15: Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học gì? A.Bài học về lòng trung thực B.Bài học về tấm lòng nhân hậu C.Bài học về sự dũng cảm D.Bài học về tinh thần đoàn kết Văn bản Cốm vòngCâu 16: Theo Vũ Bằng, sản phẩm gì của đất nước thương yêu mà biểu dương được tinh thần của những cuộc nhân duyên giữa trai gái? A.Hồng và cau B.Cau và cốm C.Hồng và cốm D.Hồng, cốm, cau Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hátCâu 17: Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát được kể theo ngôi thứ mấy? A.Ngôi thứ nhất B.Ngôi thứ hai C.Ngôi thứ ba D.Ngôi kể thay đổi linh hoạt Văn bản Thu sangCâu 18: Bài thơ Thu sang thuộc thể thơ gì? A.Thơ bốn chữ B.Thơ năm chữ C.Thơ lục bát D.Thất ngôn bát cú Văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơnCâu 19: Văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn viết về điều gì? A.Giới thiệu những quy tắc, cách thức mới của hoạt động viết giúp chúng ta có thể ghi chép hiệu quả hơn B.Giới thiệu những quy tắc, cách thức mới của hoạt động đọc giúp chúng ta có thể đọc nhanh hơn C.Giới thiệu những quy tắc, cách thức mới của hoạt động bơi giúp chúng ta có thể phòng tránh đuối nước D.Giới thiệu những quy tắc, bài học trong cuộc sống Văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài họcCâu 20: Trong quá trình soạn và ôn lại bài, muốn biết mình đã thật sự nắm được trọng tâm bài học hay chưa, em có thể làm gì? A.Tìm từ khóa và câu chủ đề B.Tự đặt câu hỏi và trả lời C.Đánh dấu những nội dung mà thầy, cô giáo nhấn mạnh “quan trọng” hay giảng đi giảng lại nhiều lần D.Dùng sơ đồ tóm tắt lại những kiến thức đã học Văn bản Bài học từ cây cauCâu 21: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? A.Ngôi thứ ba B.Ngôi thứ hai C.Ngôi thứ nhất D.Ngôi kể thay đổi linh hoạt Văn bản Phòng tránh đuối nướcCâu 22: Theo tác giả, cần làm gì để đảm bảo an toàn ở những nơi có nước sâu, nguy hiểm? A.Rào quanh ao, hố nước, rãnh nước xung quanh nhà hoặc nơi công cộng B.Làm nắp đậy an toàn, khóa cẩn thận các dụng cụ chứa nước trong gia đình như: giếng, bể, lu chúa,… C.Cắm biển báo những nơi nước sâu, nguy hiểm D.Tất cả đáp án trên 2. Phần tiếng Việta. Phó từCâu 1: Ý nghĩa của phó từ trong câu sau là gì? “Đêm khuya cháu vẫn cứ thổn thức không sao ngủ được” A.Chỉ sự phủ định B.Chỉ sự tiếp diễn C.Chỉ kết quả D.Chỉ mức độ b. Dấu chấm lửngCâu 2: Dấu chấm lửng trong câu sau được dùng với dụng ý gì? Con thấy râu mọc ngược dưới cằm… A. Tỏ ý ngập ngừng B. Tỏ ý thông cảm C.Tỏ ý hài hước D. Tỏ ý mỉa mai, chua chát c. Từ Hán ViệtCâu 3: Ý nào đúng khi nói về đặc điểm sắc thái nghĩa của từ Hán Việt? A.Từ Hán Việt thể hiện cảm xúc, sử dụng từ Hán Việt để giảm hoặc tăng sắc thái biểu cảm, thể hiện sự trang trọng, lịch sử B.Từ Hán Việt mang sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát sự vật sự việc C.Từ Hán Việt riêng biệt được dùng trong các lĩnh vực khoa học, chính luận, hành chính D.Mang sắc thái đơn giản và đời thường hơn d. Từ địa phươngCâu 4: Thế nào là từ ngữ địa phương? A.Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu B.Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định C.Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương D.Là từ ngữ được ít người biết đến Câu 5: Các từ in đậm trong đoạn thơ sau chủ yếu ở vùng miền nào? Đồng chí mô nhớ nữa Kể chuyện Bình – Trị - Thiên, Cho bầy tui nghe ví Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí - Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri A.Miền Bắc B.Miền Nam C.Đây là từ ngữ toàn dân D.Miền Trung Câu 6: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào được sử dụng từ địa phương? A.Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo B.Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt C.Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác D.Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương Câu 7: Những từ ngữ ba, má, bạc hà, chả lụa thuộc từ ngữ vùng miền nào? A.Từ ngữ địa phương Bắc Bộ B.Từ ngữ địa phương Trung Bộ C.Từ ngữ địa phương Nam Bộ D.Từ ngữ toàn dân Câu 8: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ địa phương trong tác phẩm văn học? A.Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện B.Để tô đậm tính cách nhân vật C.Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó D.Để tô đậm tính cách nhân vậ Câu 9: Khi sử dụng từ ngữ địa phương cần chú ý điều gì? A.Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội B.Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương C.Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương D.Tất cả đáp án trên Câu 10: Cho hai đoạn thơ sau: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” (Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó) “Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào” (Tố Hữu, Khi con tu hú) Xác định từ ngữ toàn dân của hai từ “bẹ, bắp”. A.Sắn B.Khoai C.Ngô D.Lúa mì e. Thuật ngữCâu 11: “Lập phương” là thuật ngữ thuộc môn gì? A.Vật lý B.Ngữ văn C.Hoá họ D.Toán học 3. Phần làm văna.Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữĐề 1: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Lời của cây Đề 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh Đề 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Con chim chiền chiện của Huy Cận b.Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sửĐề 1: Các em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể về sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích c. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn họcĐề 1: Em hãy phân tích cách “xem voi” của năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”. Sai lầm của các thầy ở đây là gì? Từ đó, em hãy rút ra cho mình những bài học cần thiết Đề 2: Phân tích đặc điểm nhân vật cụ Bơ – men trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng Đề 3: Viết bài văn phân tích nhân vật tôi trong truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh d.Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việcĐề 1: Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc. e. Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơiĐề 1: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ của trò chơi cướp cờ Đề 2: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ của trò chơi kéo co C. LỜI GIẢI CHI TIẾT1. Phần đọc hiểu
2. Phần tiếng Việt
3. Phần làm văna.Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữĐề 1: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Lời của cây Lời của cây là một trong số những bài thơ mang đậm phong cách Trần Hữu Thung. Sử dụng thể thơ bốn chữ, lối viết giản dị, gần gũi, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây. Qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trữ tình dành cho mầm cây. Bài thơ như một bức thông điệp bằng thơ gửi đến mỗi bạn đọc: Hãy yêu cây xanh, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này. Đề 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội. "Sang thu" là một thi phẩm đặc sắc của ông. Với con mắt nghệ sĩ, tâm hồn nhạy cảm và ngòi bút tài hoa, Hữu Thỉnh đã có những cảm nhận mới mẻ trước sự biến chuyển của thiên nhiên đất trời lúc cuối hạ sang đầu thu. "Sang thu" ở đây là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết và mùa thu tới có những tín hiệu đầu tiên. Trước những sự thay đổi tinh vi ấy, phải nhạy cảm lắm mới cảm nhận được. Ở bài thơ, có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ .Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian .Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ : “bỗng nhận ra” một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm. Và không chỉ có thế ,cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng,thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn : Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sương thu đã được nhân hoá ,hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu ,gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi: Hình như thu đã về? Tâm hồn thi sỹ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa thu.Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ tinh tế, giọng thơ êm đềm và những rung động man mác ,bâng khuâng của tác giả trong buổi giao mùa đã tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả. Có lẽ vì vậy mà sau khi đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà. Đề 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Con chim chiền chiện của Huy Cận Bài thơ “Con chim chiền chiện” của Huy Cận đã đem đến cho tôi nhiều cảm nhận. Hình ảnh trung tâm của bài thơ - con chim chiền chiện được nhà thơ khắc họa thật chân thực và sống động. Cánh chim bay vút trên trời, với tiếng hót long lanh giống như cành sương chói, hình ảnh so sánh kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tiếng hót giờ đây không chỉ được cảm nhận bằng thính giác mà còn có thể nhìn thấy bằng thị giác - đầy long lanh, giống như hình ảnh giọt sương trên cành cây được nắng chiếu sáng. Những câu thơ tiếp theo khiến chúng ta có cảm thấy dường như chim chiền chiện đang trò chuyện với con người. Chúng đang làm tốt nhiệm vụ của mình, gieo những niềm vui đến với thế gian, cánh chim bay mãi đến trời xanh dường như không biết mệt mỏi. Với những dòng thơ trong trẻo, đẹp đẽ của mình, nhà thơ cũng muốn gửi gắm một bức thông điệp ý nghĩa rằng con người cần có giao hòa, gắn bó với thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời thêm yêu mến, trân trọng thiên nhiên. b.Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sửĐề 1: Các em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể về sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích Khi Trần Quốc Tuấn còn nhỏ, thân phụ ông với vua Trần Thái Tông, vốn là hai anh em trở nên bất hòa. Năm 1251, trước khi qua đời, Trần Liễu trăng trối với con trai rằng: "Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt!". Trần Quốc Tuấn tuy gật đầu, nhưng ông không cho đó là điều phải mà luôn tìm mọi cách xóa bỏ mọi hiềm khích trong hoàng tộc. Cuối năm 1284, giặc Nguyên - Mông sắp kéo đại binh sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn được vua Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh. Từ Vạn Kiếp, Vương kéo quân mã về Thăng Long để cùng Triều đình bàn kế chống giặc. Một hôm, Trần Quốc Tuấn mời Thái sư Thượng tướng quân Trần Quang Khải xuống chiếc thuyền đóng tại Đông Bộ Đầu để đàm đạo. Trần Quốc Tuấn đã dùng nước thơm tắm cho Trần Quang Khải. Vừa dội nước thơm lên người Thái sư, vị Tiết chế Quốc công nói: - Thật hạnh ngộ, tôi được tắm hầu Thái sư. - Diễm phúc biết bao, tôi được Quốc công tắm cho. Từ đó, mối tị hiềm giữa hai người được xóa bỏ hẳn. Lúc bấy giờ thế giặc mạnh lắm, ta nên "đánh" hay nên "hòa"? Trần Quốc Tuấn đã xin Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông mời các bô lão cao tuổi nhất, danh vọng nhất về Thăng Long để bàn kế giữ nước. Tại điện Diên Hồng tiếng hô "Quyết chiến! Quyết chiến!" của các bô lão rung chuyển Kinh thành. Trần Quốc Tuấn viết "Hịch tướng sĩ" và "Binh thư yếu lược". Tướng sĩ hăm hở luyện tập cung tên, giáo mác, chiến mã. Hàng vạn hùng binh thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát".. Mùa hè năm 1285, 50 vạn quân xâm lược Nguyên - Mông bị đánh tơi tả. Toa Đô bị quân ta chém đầu. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng tránh mũi tên tẩm thuốc độc mới thoát chết! c. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn họcĐề 1: Em hãy phân tích cách “xem voi” của năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”. Sai lầm của các thầy ở đây là gì? Từ đó, em hãy rút ra cho mình những bài học cần thiết 1. Mở bài - Giới thiệu truyện và cách “xem voi” của năm ông thầy bói mù: Các ông đã rủ nhau chung tiền để được đi xem hình thù của con voi như thế nào, nhưng rất tiếc các ông vừa mất tiền lại bất hòa mà chẳng biết được hình thù thật sự của con voi. Bởi cách “xem voi” của cả năm ông là kì quặc, sai lầm. 2. Thân bài - Cách xem voi của năm ông thầy bói là kì quặc, không giống ai. - Trớ trêu thay các ông lại sờ voi bằng tay, con voi còn to hơn người của năm ông thầy bói cộng lại, nên mỗi ông có sờ cũng chỉ sờ được một bộ phận của con voi chứ không nhìn thấy để sờ hết cả con voi. - Sai lầm khi chỉ xem các bộ phận chứ không xem tổng thể con voi. → Chính sai lầm trong việc xem voi của năm ông thầy bói đã dẫn đến hậu quả như vậy, đáng lẽ phải xem cả con voi thì các ông mỗi người lại chỉ xem một phần nhỏ của con voi rồi nhận định đó là tổng thể con voi → Sai lầm khi không biết lắng nghe ý kiến và hỏi quản tượng: Sai lầm thứ hai của các ông thầy bói khi xem voi đã không biết lắng nghe ý kiến của nhau, cũng không biết hỏi người quản voi mà chỉ cố thủ trong ý kiến của mình. 3. Kết bài - Bài học rút ra từ cách “xem voi” của năm ông thầy bói: Khi chúng ta xem xét một sự vật, hiện tượng, hay đối tượng nào đó, chúng ta cần nhìn nhận một cách tổng thể, bao quát và toàn diện về sự vật hiện tượng đó. - Sau khi đã nhìn nhận tổng thể còn phải tiếp thu những nhận định khác để làm cho nhận định của mình chuẩn xác hơn. Đề 2: Phân tích đặc điểm nhân vật cụ Bơ – men trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng Có những tác phẩm như một chiếc chìa khóa kì diệu, nó mở tung cánh cửa tâm hồn ta, để biết bao xúc cảm sống dậy miên man. Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Ô Hen-ri đã để lại trong tôi bao cảm xúc như thế. Trong đó, tôi ấn tượng nhất với nhân vật Bơ-mơn – bác họa sĩ già giàu lòng nhân ái, có khát vọng nghệ thuật cao đẹp. Ô Hen-ri là nhà văn người Mỹ nổi tiếng với những truyện ngắn súc tích, đầy bất ngờ, gợi ra nhiều ý nghĩa sâu sắc. Chiếc lá cuối cùng là truyện ngắn tiêu biểu cho tài năng của Ô Hen-ri với một cốt truyện ngắn gọn nhưng cảm động. Quả thật, nhà văn đã dành nhiều tâm huyết để xây dựng nên nhân vật bác Bơ-mơn, nhân vật mà ông gửi gắm những thông điệp nhân văn, sâu sắc về tình người và sức mạnh của nghệ thuật. Trước hết, tôi yêu quý bác Bơ-mơn bởi sự nhân hậu của bác. Tình thương và tấm lòng cao cả cảu bác Bơ-mơn được kết tinh trong hình ảnh chiếc lá cuối cùng – một chi tiết giàu ý nghĩa trong truyện ngắn. Chiếc lá cuối cùng đã thắp lên ánh sáng của sự sống, đã cứu sống một người trẻ với tương lai rộng mở phía trước. Đó là khoảnh khắc Giôn-xi, một tâm hồn cô đơn “đã chuẩn bị cho chuyến đi xa xôi, bí ẩn của mình” trông thấy chiếc lá cuối cùng, cũng đơn độc nhưng bằng mọi giá bám víu lấy sự sống. Có lẽ Giôn-xi đã nhận ra chính mình trong chiếc lá bé nhỏ ấy, chiếc lá đã thức tỉnh và tiếp thêm cho Giôn-xi khát vọng sống. Trái tim nhân hậu của người họa sĩ già đã tiếp cho Giôn-xi hi vọng để vượt qua bệnh tật. Bên cạnh đó, nhân vật bác Bơ-mơn còn là một họa sĩ với khao khát nghệ thuật đáng trân trọng. Khao khát nghệ thuật của bác đã tạo nên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng”. Dường như bác Bơ-mơn đã trút tất cả tài hoa, sự sống và tình yêu thương để vẽ nên “chiếc lá cuối cùng”, và rồi trao lại kiệt tác ấy cho thế hệ họa sĩ trẻ như một sự tiếp nối sứ mệnh nghệ thuật. Ngay khi Giôn-xi khỏe lại, ước ao nghệ thuật năm xưa trong cô cũng sống dậy. Cô bày tỏ: “Em hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-pô-lo”. Phải chăng trong ước ao của người họa sĩ trẻ cũng đã rực cháy ngọn lửa yêu thương và khát khao nghệ thuật của bác Bơ-mơn? Và phải chăng, đến cuối cuộc đời mình, người họa sĩ già ấy cũng đã tìm được nguồn cảm hứng để làm nên tác phẩm để đời – nguồn cảm hứng xuất phát từ lòng nhân hậu và tình thương? Khép lại trang sách cuối cùng, tôi vẫn không thôi nghĩ về nhân vật bác họa sĩ già Bơ-mơn – người họa sĩ giàu lòng nhân ái, có khát vọng nghệ thuật chân chính. Niềm yêu thương và nỗi xót xa cứ thế miên man không dứt. Rồi đây Giôn-xi và Xu có lẽ sẽ tiếp tục cuộc đời của họ với nhiệt huyết mà cụ Bơ-mơn đã trao tặng. Khi nghĩ về điều ấy, tôi lại cảm thấy nỗi buồn được xoa dịu, chỉ còn lại niềm tin dịu dàng ấm áp. Bởi bác Bơ-mơn đã dạy tôi một bài học: dẫu cuộc đời đầy xót xa, mất mát, vẻ đẹp của sự sống và tình người vẫn luôn ngời sáng. Đề 3: Viết bài văn phân tích nhân vật tôi trong truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh 1. Mở bài - Giới thiệu nhân vật và nêu ngắn gọn ấn tượng ban đầu của em về nhân vật + Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học trong truyện ngắn “Tôi đi học”. + Những cảm xúc trong trẻo, hồn nhiên, đáng yêu của nhân vật “tôi” trong câu chuyện đã để lại dư vị ngọt ngào cho bạn đọc về những kỉ niệm trong sáng, đẹp để trong cuộc đời mỗi người về ngày tựu trường đầu tiên của mình. 2. Thân bài a. Bối cảnh và những mối quan hệ làm nổi bật đặc điểm nhân vật - Không gian đậm chất thu với “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đảm máy bàng bạc” chính là những tác nhân khiến nhân vật tôi mơn man nhớ đến những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường. Và cũng từ đây những cảm xúc, những kỉ niệm về ngày đầu tiên ấy cứ thế ùa về trong tâm trí nhân vật tôi. - Nhân vật tôi nhớ lại những ngày tựu trường: “Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa trời quang đãng.” Đó là khoảnh khắc đẹp đẽ, dấu yêu nhất trong cuộc đời mỗi con người và in đậm trong sâu thẳm trái tim mỗi chúng ta. b. Những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ...của nhân vật) Kỉ niệm trong sáng, đẹp đẽ của nhân vật “tôi” về ngày đầu tiên đi học được hiện ra như một thước phim quay chậm rất chân thực, sinh động và hấp dẫn, làm xao xuyến tâm hồn người đọc. Đặc điểm 1: Tâm trạng, cảm giác của “tôi” - Cảm nhận của nhân vật “tôi” về buổi sáng mùa thu trong ngày đầu tiên đi học được diễn tả bằng những câu văn đượm chất thơ: “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. - Tâm bồi hồi, cảm giác mới mẻ của cậu khi được mẹ dắt đến trường trên con đá Nam trạng tả rất tinh tế: Con đường nay tôi quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ bởi cảnh vật xung quanh đều thay đổi. Cậu bé nhanh chóng tìm ra nguyên nhân của sự lạ lùng ấy: Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. Đó là những cảm nhận chân thực, tinh tế của một tâm hồn trong sáng trẻ thơ. Đọc đến đấy bất giác trong lòng chúng ta cũng trào dâng cảm xúc xao xuyến về ngày đầu tiên đến trường của mình. - Đi học là một sự kiện trọng đại trong đời. Điều đó có nghĩa là cậu bé đã lớn và từ nay cậu sẽ không được nô nghịch như đứa trẻ khờ dại vô ý thức. Không còn được lội qua sông thả diều như thằng Qúy và không ra đồng nô đùa như thằng Sơn. Ý nghĩ ngây thơ trong sáng và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu tiên đi học thật hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào. - Không chỉ thấy sự thay đổi khung cảnh bên ngoài mà còn thấy cả sự thay đổi lớn lao trong con người mình: “Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn… Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất…” - Cậu xin mẹ được cầm cả bút thước, nghe mẹ bảo để mẹ cầm thì trong đầu cậu nảy ra ý nghĩ ngây thơ: Chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Hồi tưởng lại tâm trạng hồi ấy, tác giả đã thích thú mà nhận xét: Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Đặc điểm 2: Tâm trạng, cảm giác của “tôi” khi đứng trước ngôi trường làng Mĩ Lí. - Cậu bé choáng ngợp trước khung cảnh sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người, người nào cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa. Cậu nhớ lại cảm tưởng của mình về ngôi trường lúc cậu chưa đi học, đó là thái độ dửng dưng: “Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần, lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ...”. Giữa một không gian rộng lớn nhường vậy, câu bé đâm ra lo sợ vẩn vơ. - Nhân vật “tôi” cũng như mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân hồi hộp, lo lắng “chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ”. Nhà văn diễn tả thật sống động, thật chính xác, cảm giác của nhân vật “tôi” qua hình ảnh so sánh độc đáo, ấn tượng, phù hợp với tâm lí trẻ thơ: “như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ”. Đặc điểm 3: Tâm trạng, cảm giác của “tôi” khi vào lớp học và đón giờ học đầu tiên. - Sau một hồi trống thúc vang dội, nhân vật “tôi” cùng các bạn sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Không còn người thân ở bên cạnh, cậu “Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này”. Cảm giác vừa lo sợ, vừa lạc lõng dâng lên trong tâm hồn, trong cảm xúc của cậu học trò nhỏ. - Khi bước vào lớp học không còn sự ngập ngừng, rụt rè, mà thay vào đó là sự mạnh dạn, tự nhiên. Cậu cảm nhận được một mùi hương lạ bay lên mũi, thấy mọi vật được treo trong lớp học đều hay hay. Những bàn những ghế vốn là của chung nhân vật tôi cũng lạm nhận là của riêng mình. Đặc biệt với người bạn ngồi kế bên, dù chưa một lần gặp gỡ cậu vẫn cảm thấy có một sự thân thuộc, quyến luyến đến lạ... - Tiếng phấn ấy đã đưa nhân vật “tôi” trở lại với không khí của lớp học: “Tôi vòng tay lên bắn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhầm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi ở học”. Đó là cách kết thúc tự nhiên, bất ngờ. Dòng chữ: “Tôi đi học” vừa khép lại bài văn và mở ra một thế giới mới, một bầu trời mới, một khoảng không gian, thời gian mới, một tâm trạng, một tình cảm mới trong cuộc đời đứa trẻ. Dòng chữ ấy xuất hiện theo bàn tay viết phấn của thầy trên bảng, những dòng chữ mà cậu bé đánh vần lần đầu trong cuộc đời đi học như một niềm tự hào hồn nhiên và trong sáng của nhân vật tôi và cũng là của chính nỗi lòng chúng ta khi nhớ về lần đầu tiên đi học đó. c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật (cách sử dụng chi tiết, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật…) - “Tôi đi học” đã xây dựng một tình huống truyện thật đặc biệt – ngày đầu tiên đến trường với biết bao cảm xúc, tâm trạng về dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. - Kết cấu câu chuyện phù hợp: theo dòng hồi tưởng. Kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm diễn tả đầy đủ và hợp lí các cung bậc cảm xúc nhân vật của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên của cuộc đời. - Ngôn ngữ nhẹ nhàng, sâu lắng, giọng văn thơ mộng, mượt mà, tinh tế đã diễn tả được diễn biến tâm lí của nhân vật “tôi” một cách chân thực, sinh động - “Tôi đi học” đã chạm đến trái tim bạn đọc bằng chất thơ (chất trữ tình) mang một vẻ đẹp riêng, hấp dẫn người đọc. “Tôi đi học” tựa như một bài thơ trữ tình “đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm lành và mát dịu” (Nguyễn Tuân) d. Ý nghĩa của hình tượng nhân vật Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, không chỉ bởi sự hồn nhiên, ngây thơ mà còn bởi nó khiến mỗi chúng ta nhớ về tuổi thơ của chính bản thân mình. Đọc truyện ngắn “Tôi đi học” vào những ngày đầu của năm học, chúng ta thấm thía rằng: Trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên, thường sẽ được ghi nhớ mãi. Những kỉ niệm trong sáng, đẹp đẽ ấy sẽ là hành trang theo chúng ta đi suốt cả chặng đường đời tương lai. 3. Kết bài - Nêu những bài học, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc mà nhân vật để lại trong tâm trí em: Với giọng văn nhẹ nhàng, đầy chất thơ, truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh đã chạm vào trái tim của bao thế hệ độc giả khi được nhớ, được sống lại quãng thời gian đẹp nhất của tuổi thơ với ngôi trường, lớp học đầu tiên. Những kỷ niệm của tác giả được gửi gắm vào nhân vật “tôi” cũng là kỷ niệm của nhiều người, của nhiều thế hệ học sinh. Những ngỡ ngàng, những cảm xúc bồi hồi khi lần đầu tiên được đến trường. Và dù thời gian qua đi ai trong chúng ta cũng muốn được một lần sống lại với những kỷ niệm mà nhân vật “tôi” từng trải qua. d.Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việcĐề 1: Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con” Có lẽ kỉ niệm khó quên nhất trong cuộc đời em là lỗi lầm mà em đã phạm phải vào năm lớp 4. Thời gian đã trôi qua đã làm xóa nhòa nhiều thứ, nhưng ký ức về ngày hôm đó vẫn luôn in sâu trong tâm trí em. Đó chính là sự việc em đã trốn mẹ đi chơi cùng những đứa bạn trong xóm vào một buổi trưa nắng vô cùng chói chang. Lỗi lầm này đã cho em biết rằng tình mẹ luôn là một tình cao bao la và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Chạy theo dòng ký ức về buổi trưa nắng hè hôm đó, đấy là vào một trưa hè tháng 6. Những tia nắng chói chang đã chiếu xuống từng ngõ phố, con đường từ lúc sớm tinh mơ. Thức dậy vào buổi sớm hôm đấy với tiếng nói dịu dàng của mẹ “Con dậy ăn sáng rồi ở nhà trông nhà cho mẹ đi chợ một chút nhé. Nay mẹ làm món con thích đó”. Tiếng mẹ xa dần tôi liền nhanh chóng dậy ăn sáng. Oa, quả thật món ăn sáng nay quá tuyệt, đúng món bánh mì trứng mà tôi thích. Tôi quả thật rất thích cảm giác hè về, vừa được nghỉ ngơi ở nhà, vừa được chơi những thứ mình thích. Đang nằm dài trên ghế xem phim hoạt hình thì tôi chợt nghe tiếng bọn thằng Nam gọi: “Hùng ơi, tí nữa đi chơi không? Hùng ơi”. Tôi vội chạy ra cổng thì đúng là đám bạn ở xóm tôi hay chơi, chúng nó rủ trưa nay đi ra bờ sông cuối làng bơi. Tôi do dự nhớ đến lời mẹ dặn không được đi ra những chỗ sông nước sâu vì có thể gặp nguy hiểm. Nhưng lời mời gọi quá hấp dẫn, tôi liền đồng ý. Và rồi mấy đứa chúng tôi hẹn nhau ăn cơm trưa xong sẽ tụ tập ở nhà Nam rồi xuất phát. Và rồi tôi bảo bọn nó đi về vì mẹ tôi sắp đi chợ về, nếu biết mẹ tôi chắc chắn không cho tôi đi. Một lúc sau mẹ tôi về thật, mẹ nấu cơm trưa cho cả nhà ăn, cơm trưa nay cũng toàn món hấp dẫn. Đối với tôi đồ mẹ nấu vẫn luôn là ngon nhất. Ăn xong mẹ dặn dò tôi ngồi nghỉ lát rồi phải vào giường đi ngủ trưa. Đợi mẹ ngủ say, tôi lẻn trốn ra khỏi nhà đến chỗ bọn thằng Nam. Bọn nó càu nhàu “Sao ra muộn quá vậy. Đi nhanh thôi”. Tôi vội nói lảng qua chuyện khác rồi giục bọn nó đi nhanh kẻo muộn. Dự tính của tôi sẽ về trước thời gian mẹ tôi ngủ dậy để mẹ không biết chuyện này. Thế rồi chúng tôi cùng kéo nhau ra bờ sông cuối làng, dòng nước ở đây thật hấp dẫn với mấy đứa tôi. Giữa trưa hè thế này được ngâm mình dưới dòng nước còn gì tuyệt vời hơn. Nói rồi mấy đứa cởi áo rồi nhảy tõm xuống đó bơi. Cả lũ chúng tôi chơi đùa dưới nước sau đó lại kéo nhau đi hái trộm xoài, ăn đến là ngon. Vì quá vui mà tôi quên mất việc phải về nhà. Lúc nhớ ra thì trời cũng xẩm tối rồi. Mấy đứa vội vã ba chân bốn cẳng chạy vội về. Về đến nhà tôi đã thấy mẹ cùng mấy cô bác hàng xóm đang xôn xao đi tìm mấy đứa chúng tôi. Đứa nào cũng lấm lét sợ phải ăn roi. Rồi mọi người cũng thở phào vì chúng tôi đã về. Đứa nào về nhà đứa đấy, mẹ không trách mắng tôi mà chỉ bảo tôi vào tắm rửa rồi ra ăn cơm. Mẹ bảo sẽ nói chuyện với tôi sau. Lúc đó tôi vô cùng sợ và hối hận “Lẽ ra mình nên về sớm hơn”. Tối đó khi đang ngồi học bài, bỗng dưng tôi thấy đầu choáng váng rồi tôi thiếp đi lúc nào không hay. Khi tôi tỉnh lại thì màn đêm vẫn đang bao phủ nhưng tôi đã nằm trên giường và mẹ đang ở bên lấy khăn đắp trên trán cho tôi. Mẹ cứ đi lại, khuôn mặt đầy sự lo lắng. Thấy tôi tỉnh dậy, mẹ vội vã hỏi “Con có sao không? Có thấy mệt lắm không?”. Bỗng dưng lúc đó tôi òa khóc, tôi xin lỗi mẹ, vì không nghe lời mẹ nên giờ mới như thế này. Mẹ ôm tôi vào lòng và an ủi, mẹ không trách mắng tôi nửa lời mà nói cho tôi hiểu tác hại và sự nguy hiểm về những hành động tôi làm. Tôi thấy hối hận lắm. Tôi hứa với mẹ sẽ không bao giờ trốn mẹ đi chơi như vậy nữa... Đó chính là kỉ niệm mà tôi nhớ mãi đến tận bây giờ. Tôi nhớ từng cử chỉ lo lắng, chăm sóc cho tôi vô cùng chan chứa tình yêu thương. Có lẽ dù đi đâu, dù khôn lớn đến bao nhiêu thì mẹ vẫn là người chiếm trọn trái tim tôi. e. Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơiĐề 1: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ của trò chơi cướp cờ Trò chơi cướp cờ là một trong những trò chơi dân gian trong văn hóa Việt Nam. Cướp cờ thường được diễn ra trong các buổi hội làng, lễ hội đơn giản hoặc trong những giờ nghỉ giải lao của buổi lao động. Cướp cờ là trò chơi tập thể với số lượng chơi từ 8 đến 10 người. Dụng cụ cần thiết cho trò chơi cướp cờ đó là một hay nhiều chiếc cờ nhỏ. Cướp cờ là một trò chơi vận động nên mọi người thường chọn những nơi có không gian rộng rãi, bằng phẳng để diễn ra trò chơi. Chúng ta cần phải chuẩn bị một mặt sân bằng phẳng để đảm bảo an toàn cho người chơi. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chia các đội cho bằng nhau. Bên cạnh đó chúng ta cần lựa chọn một người để làm quản trò. Sau khi đã sắp xếp xong người chơi chúng ta tiến hành kẻ mặt sân trên sân làm hai phần bằng nhau và cắm cờ ở chính giữa. Vẽ một vòng tròn quanh chỗ cắm cờ từ điểm cắm cờ về phía hai bên khoảng 10 đến 20 m kẻ hai vạch xuất phát. Chuẩn bị xong sân chơi và các đội chơi đã ổn định, người người chơi mỗi đội sẽ được nghe hiệu lệnh của quản trò đó là đứng sau vạch xuất phát. Người chơi mỗi đội sẽ đến lần lượt theo số thứ tự cho đến hết. Trong khi đếm người chơi cần nhớ số thứ tự của mình. Khi quản trò ra hiệu lệnh cho trận đấu bắt đầu thì người mang số tương ứng ở mỗi đội sẽ chạy lên cướp cờ. Bên nào cướp được cờ và chạy về vạch xuất phát mà không bị đối thủ vỗ vào người thì được tính một điểm, nếu bị vỗ thì không được điểm nào. Sau khi chơi xong một lượt người cướp được cờ mang cờ trả lại vị trí cũ và tiếp tục chơi cho đến hết số lượt quy định. Kết thúc trò chơi đội nào giành được nhiều cờ hoặc nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng. Cướp cờ là một trò chơi rất đơn giản nhưng lại đang lại rất nhiều lợi ích. Khi tham gia trò chơi chúng ta có thể rèn luyện được sức khỏe, đồng thời tăng tính kỷ luật và tinh thần đồng đội. Đây là một trò chơi truyền thống được ra đời từ lâu đời, nhưng hiện nay nó vẫn có một vai trò và ưu thế quan trọng trong các lễ hội dân gian của người Việt Nam. Đề 2: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ của trò chơi kéo co Giới thiệu trò chơi: Với đời sống văn hóa của con người Việt nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi kéo co. Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Đây là một trò chơi mang tính đồng đội, tập thể, phù hợp với mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ gái trai. Trò chơi ấy không chỉ phổ biến ở vùng đồng quê, nông thôn mà người dân thành phố cũng có thể tham gia. Đặc biệt trong các dịp lễ hội, thi đua, team building đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi kéo co. Miêu tả cách chơi (quy tắc): Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài. Miêu tả luật chơi: Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi. Tác dụng của trò chơi: Trò chơi kéo co được sử dụng qua rất nhiều các dịp lễ hội, trại hè. Như các ngày lễ tại trường học, nhà trường cũng thường tổ chức chơi kéo co cho các bạn học sinh, nhằm rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh. Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi kéo co chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau
Quảng cáo
|