Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 3

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho hàm số y = f(x) xác định trên R{-1}, liên tục trên mỗi khoảng xác định và có bảng biến thiên như hình. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Đề bài

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 :

Cho hàm số y = f(x) xác định trên R\{-1}, liên tục trên mỗi khoảng xác định và có bảng biến thiên như hình. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

  • A

    Hàm số nghịch biến trên \(( - \infty ; - 1)\)

  • B

    Hàm số nghịch biến trên \(( - \infty ; + \infty )\)

  • C

    Hàm số đồng biến trên khoảng \(( - 1; + \infty )\)

  • D

    Hàm số đồng biến trên khoảng \(( - \infty ;1)\)

Câu 2 :

Hàm số \(y = \frac{{x - 2}}{{x - 1}}\) có đồ thị là hình vẽ nào sau đây? Hãy chọn câu trả lời đúng.

  • A

  • B

  • C

  • D

Câu 3 :

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên đoạn [–1;2] và có đồ thị như hình vẽ bên. Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số đã cho trên đoạn [–1;2]. Tính M + 2m.

  • A

    y = 2

  • B

    y = -1

  • C

    y = 0

  • D

    y = 1

Câu 4 :

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau:

Tổng số tiệm cận ngang và số tiệm cận đứng của đồ thị hàm số đã cho là:

  • A

    4

  • B

    1

  • C

    3

  • D

    2

Câu 5 :

Đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số \(y = \frac{{{x^2} + 4x - 7}}{{x - 2}}\) là:

  • A

    y = x + 6

  • B

    y = x – 6

  • C

    y = 6x

  • D

    y = 6

Câu 6 :

Tọa độ tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x + 4}}{{x - 3}}\) là:

  • A

    (3;1)

  • B

    (1;3)

  • C

    (3;-4)

  • D

    (3;4)

Câu 7 :

Cho hình hộp ABCD.EFGH. Kết quả phép toán \(\overrightarrow {AB}  - \overrightarrow {EH} \) là

  • A

    \(\overrightarrow {BD} \)

  • B

    \(\overrightarrow {AE} \)

  • C

    \(\overrightarrow {BH} \)

  • D

    \(\overrightarrow {DB} \)

Câu 8 :

Đường cong hình bên là đồ thị của hàm số nào trong bốn hàm số dưới đây?

  • A

    \(y = {x^3} - 3{x^2} + 2\)

  • B

    \(y = {x^2} - x + 1\)

  • C

    \(y = \frac{{x + 3}}{{x - 2}}\)

  • D

    \(y =  - {x^3} + 3{x^2} + 2\)

Câu 9 :

Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = \sqrt {25 - {x^2}} \) trên đoạn [-4;4] là:

  • A

    5

  • B

    4

  • C

    3

  • D

    0

Câu 10 :

Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm \(f'(x) = x(x - 2)({x^2} - 4)(x + 1)\). Hàm số y = f(x) có bao nhiêu điểm cực trị?

  • A

    3

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    5

Câu 11 :

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho vecto \(\overrightarrow u  = 2\overrightarrow j  + 3\overrightarrow i  - \overrightarrow k \). Tọa độ của vecto \(\overrightarrow u \) là

  • A

    (2;1;-3)

  • B

    (2;3;-1)

  • C

    (3;2;-1)

  • D

    (2;1;3)

Câu 12 :

Cho hai vecto \(\overrightarrow u  = (2; - 1;3)\), \(\overrightarrow v  = ( - 3;4;1)\). Tích \(\overrightarrow u .\overrightarrow v \) bằng:

  • A

    11

  • B

    -7

  • C

    5

  • D

    -2

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1 :

Cho hàm số f(x) xác định trên R có bảng biến thiên như sau:

a) Hàm số f(x) đồng biến trên mỗi khoảng (0;2) và (2;3)

Đúng
Sai

b) Số điểm cực trị của hàm số đã cho là 3

Đúng
Sai

c) Hàm số f(x) có giá trị lớn nhất bằng 3

Đúng
Sai

Hàm số đạt cực tiểu tại x = -1

d) Hàm số đạt cực tiểu tại x = -1

Đúng
Sai
Câu 2 :

Cho hàm số \(f(x) =  - {x^4} + 12{x^2} + 1\).

a) Hàm số f(x) đồng biến trên khoảng (1;37)

Đúng
Sai

b) Số điểm cực trị của hàm số đã cho là 3

Đúng
Sai

c) Hàm số f(x) có giá trị nhỏ nhất trên đoạn [-1;2] bằng 12

Đúng
Sai

d) Hàm số f(x) có giá trị lớn nhất trên đoạn [-1;2] bằng 33

Đúng
Sai
Câu 3 :

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O và G là trọng tâm tam giác SBD.

a) \(\overrightarrow {SG}  = \frac{2}{3}\overrightarrow {SO} \)

Đúng
Sai

b) \(\overrightarrow {AS}  + \overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  = \overrightarrow {AG} \)

Đúng
Sai

c) \(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SC}  = 3\overrightarrow {SG} \)

Đúng
Sai

d) \(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SB}  + \overrightarrow {SC}  + \overrightarrow {SD}  = 12\overrightarrow {GO} \)

Đúng
Sai
Câu 4 :

Trong không gian Oxyz, cho vecto \(\overrightarrow a  = (1;2;3)\), \(\overrightarrow b  = (3;6;9)\).

a) \(\overrightarrow b  - \overrightarrow a  = (2;4;6)\)

Đúng
Sai

b) \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \) cùng phương

Đúng
Sai

c) \(\left| {\overrightarrow a } \right| = \sqrt 6 \)

Đúng
Sai

d) \( - \overrightarrow b  = 3\overrightarrow i  + 6\overrightarrow j  + 9\overrightarrow k \)

Đúng
Sai
Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1 :

Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f(x) = \frac{{{x^2} + 3}}{{x - 1}}\) trên đoạn [2;4] bằng bao nhiêu?

Đáp án:

Câu 2 :

Tìm điều kiện của tham số m để đồ thị của hàm số \(y = \frac{{(2m + 1)x + 3}}{{x + 1}}\) có đường tiệm cận đi qua điểm A(-2;7).

Đáp án:

Câu 3 :

Một cửa hàng bán một loại sản phẩm với lợi nhuận thu được khi bán x (trăm) sản phẩm được mô tả bởi hàm số \(L(x) =  - 0,5{x^2} + 6x - 10\). Trong đó, x là số lượng sản phẩm bán ra, L(x) là lợi nhuận thu được (đơn vị: triệu đồng). Hãy xác định số lượng sản phẩm mà cửa hàng cần bán ra để lợi nhuận đạt mức cao nhất.

Đáp án:

Câu 4 :

Cho parabol (P): \(y = {x^2}\) và điểm A(-3;0). Xác định điểm M thuộc (P) sao cho khoảng cách AM là ngắn nhất. Tung độ của điểm M bằng bao nhiêu?

Đáp án:

Câu 5 :

Ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \) cùng tác động vào một vật có phương đôi một vuông góc và có độ lớn lần lượt là 2N; 3N; 4N. Hợp lực của ba lực đã cho có độ lớn bao nhiêu Niu-tơn (kết quả làm tròn đến một chữ số thập phân)?

Đáp án:

Câu 6 :

Trong không gian Oxy (đơn vị đo lấy theo km), radar phát hiện một chiếc máy bay di chuyển với vận tốc và hướng không đổi từ điểm A(800;500;7) đến điểm B(940;550;8) trong 10 phút. Nếu máy bay tiếp tục giữ nguyên tốc độ và hướng bay thì tọa độ của máy bay sau 10 phút tiếp theo là D(x;y;x). Khi đó, x + y + z bằng bao nhiêu?

Đáp án:

Lời giải và đáp án

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 :

Cho hàm số y = f(x) xác định trên R\{-1}, liên tục trên mỗi khoảng xác định và có bảng biến thiên như hình. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

  • A

    Hàm số nghịch biến trên \(( - \infty ; - 1)\)

  • B

    Hàm số nghịch biến trên \(( - \infty ; + \infty )\)

  • C

    Hàm số đồng biến trên khoảng \(( - 1; + \infty )\)

  • D

    Hàm số đồng biến trên khoảng \(( - \infty ;1)\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quan sát bảng biến thiên và nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy trên khoảng \(( - \infty ; - 1)\) đạo hàm y' < 0 nên hàm số nghịch biến.

Câu 2 :

Hàm số \(y = \frac{{x - 2}}{{x - 1}}\) có đồ thị là hình vẽ nào sau đây? Hãy chọn câu trả lời đúng.

  • A

  • B

  • C

  • D

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quan sát đồ thị và nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Hàm số \(y = \frac{{x - 2}}{{x - 1}}\) có tiệm cận đứng x = 1. Tiệm cận ngang y = 1 nên loại trường hợp D.

Đồ thị hàm số \(y = \frac{{x - 2}}{{x - 1}}\) đi qua điểm (0; 2) nên chọn đáp án A.

Câu 3 :

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên đoạn [–1;2] và có đồ thị như hình vẽ bên. Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số đã cho trên đoạn [–1;2]. Tính M + 2m.

  • A

    y = 2

  • B

    y = -1

  • C

    y = 0

  • D

    y = 1

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát đồ thị và nhận xét.

Lời giải chi tiết :

\(M = \mathop {\max }\limits_{[ - 1;2]} f(x) = f(1) = 3\).

\(M = \mathop {\min }\limits_{[ - 1;2]} f(x) = f(2) =  - 2\).

Vậy M + 2m = 3 + 2.(-2) = -1.

Câu 4 :

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau:

Tổng số tiệm cận ngang và số tiệm cận đứng của đồ thị hàm số đã cho là:

  • A

    4

  • B

    1

  • C

    3

  • D

    2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quan sát bảng biến thiên và nhận xét các giới hạn.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } f(x) = 2\) nên ta có tiệm cận ngang y = 2.

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f(x) = 5\) nên ta có tiệm cận ngang y = 5.

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) =  + \infty \) nên ta có tiệm cận đứng x = 1.

Vậy tổng số tiệm cận đứng và tiệm cận ngang là 3.

Câu 5 :

Đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số \(y = \frac{{{x^2} + 4x - 7}}{{x - 2}}\) là:

  • A

    y = x + 6

  • B

    y = x – 6

  • C

    y = 6x

  • D

    y = 6

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thực hiện phép chia đa thức (ở tử) cho đa thức (ở mẫu) ta được \(y = ax + b + \frac{M}{{cx + d}}\)(a≠0) với M là hằng số.

Đường thẳng y = ax + b (a≠0) gọi là đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số y = f(x) nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left[ {f(x) - (ax + b)} \right] = 0\) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \left[ {f(x) - (ax + b)} \right] = 0\).

Kết luận đường thẳng y = ax + b là đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(y = \frac{{{x^2} + 4x - 7}}{{x - 2}} = x + 6 + \frac{5}{{x - 2}} = f(x)\).

Từ đó: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left[ {f(x) - (x + 6)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \frac{5}{{x - 2}} = 0\).

Vậy đường thẳng y = x + 6 là đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số đã cho.

Câu 6 :

Tọa độ tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x + 4}}{{x - 3}}\) là:

  • A

    (3;1)

  • B

    (1;3)

  • C

    (3;-4)

  • D

    (3;4)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tìm tiệm cận ngang và tiệm cận đứng của đồ thị và tìm giao điểm của chúng.

Lời giải chi tiết :

Tiệm cận ngang của đồ thị là y = 1, tiệm cận đứng của đồ thị là x = 3 nên tâm đối xứng có tọa độ (3;1).

Câu 7 :

Cho hình hộp ABCD.EFGH. Kết quả phép toán \(\overrightarrow {AB}  - \overrightarrow {EH} \) là

  • A

    \(\overrightarrow {BD} \)

  • B

    \(\overrightarrow {AE} \)

  • C

    \(\overrightarrow {BH} \)

  • D

    \(\overrightarrow {DB} \)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa các vecto bằng nhau, quy tắc cộng, trừ vecto.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\overrightarrow {AB}  = \overrightarrow {EF} \), \(\overrightarrow {DB}  = \overrightarrow {HF} \) vì chúng cùng độ dài và cùng hướng.

\(\overrightarrow {AB}  - \overrightarrow {EH}  = \overrightarrow {EF}  + \overrightarrow {HE}  = \overrightarrow {HF}  = \overrightarrow {DB} \).

Câu 8 :

Đường cong hình bên là đồ thị của hàm số nào trong bốn hàm số dưới đây?

  • A

    \(y = {x^3} - 3{x^2} + 2\)

  • B

    \(y = {x^2} - x + 1\)

  • C

    \(y = \frac{{x + 3}}{{x - 2}}\)

  • D

    \(y =  - {x^3} + 3{x^2} + 2\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quan sát đồ thị và nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Dựa vào đồ thị ta thấy có hai điểm cực trị nên đây là hàm số bậc ba.

Mặt khác, \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } y =  + \infty \) nên hệ số a > 0.

Câu 9 :

Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = \sqrt {25 - {x^2}} \) trên đoạn [-4;4] là:

  • A

    5

  • B

    4

  • C

    3

  • D

    0

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tìm đạo hàm của hàm số sau đó tính các giá trị f(x).

Lời giải chi tiết :

\(f'(x) = \frac{{ - x}}{{\sqrt {25 - {x^2}} }} = 0 \Leftrightarrow x = 0\).

Ta có: f(-4) = 4; f(0) = 5; f(4) = 3.

Vậy giá trị lớn nhất của hàm số \(y = \sqrt {25 - {x^2}} \) trên đoạn [-4;4] bằng 5.

Câu 10 :

Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm \(f'(x) = x(x - 2)({x^2} - 4)(x + 1)\). Hàm số y = f(x) có bao nhiêu điểm cực trị?

  • A

    3

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cực trị của hàm số f(x) là nghiệm bội lẻ của phương trình f’(x) = 0.

Lời giải chi tiết :

Ta có: f’(x) = 0 có 3 nghiệm bội lẻ là x = 0, x = 2 và x = -1, tương ứng với 3 điểm cực trị.

Câu 11 :

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho vecto \(\overrightarrow u  = 2\overrightarrow j  + 3\overrightarrow i  - \overrightarrow k \). Tọa độ của vecto \(\overrightarrow u \) là

  • A

    (2;1;-3)

  • B

    (2;3;-1)

  • C

    (3;2;-1)

  • D

    (2;1;3)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Trong không gian có hệ trục tọa độ Oxyz, \(\overrightarrow i ,\overrightarrow j ,\overrightarrow k \) lần lượt là các vecto đơn vị trên các trục Ox, Oy, Oz.

Lời giải chi tiết :

Tọa độ của vecto \(\overrightarrow u \) là (3;2;-1).

Câu 12 :

Cho hai vecto \(\overrightarrow u  = (2; - 1;3)\), \(\overrightarrow v  = ( - 3;4;1)\). Tích \(\overrightarrow u .\overrightarrow v \) bằng:

  • A

    11

  • B

    -7

  • C

    5

  • D

    -2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính tọa độ tích vô hướng của hai vecto.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\overrightarrow u .\overrightarrow v  = 2.( - 3) + ( - 1).4 + 3.1 =  - 7\).

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1 :

Cho hàm số f(x) xác định trên R có bảng biến thiên như sau:

a) Hàm số f(x) đồng biến trên mỗi khoảng (0;2) và (2;3)

Đúng
Sai

b) Số điểm cực trị của hàm số đã cho là 3

Đúng
Sai

c) Hàm số f(x) có giá trị lớn nhất bằng 3

Đúng
Sai

Hàm số đạt cực tiểu tại x = -1

d) Hàm số đạt cực tiểu tại x = -1

Đúng
Sai
Đáp án

a) Hàm số f(x) đồng biến trên mỗi khoảng (0;2) và (2;3)

Đúng
Sai

b) Số điểm cực trị của hàm số đã cho là 3

Đúng
Sai

c) Hàm số f(x) có giá trị lớn nhất bằng 3

Đúng
Sai

Hàm số đạt cực tiểu tại x = -1

d) Hàm số đạt cực tiểu tại x = -1

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Quan sát bảng biến thiên và nhận xét.

Lời giải chi tiết :

a) Sai. Hàm số f(x) nghịch biến trên (0;2).

b) Đúng. Số điểm cực trị của hàm số đã cho là 3 (x = 0, x = 2, x = 3).

c) Đúng. Hàm số f(x) có giá trị lớn nhất là 3.

d) Sai. Hàm số đạt cực tiểu tại x = 2.

Câu 2 :

Cho hàm số \(f(x) =  - {x^4} + 12{x^2} + 1\).

a) Hàm số f(x) đồng biến trên khoảng (1;37)

Đúng
Sai

b) Số điểm cực trị của hàm số đã cho là 3

Đúng
Sai

c) Hàm số f(x) có giá trị nhỏ nhất trên đoạn [-1;2] bằng 12

Đúng
Sai

d) Hàm số f(x) có giá trị lớn nhất trên đoạn [-1;2] bằng 33

Đúng
Sai
Đáp án

a) Hàm số f(x) đồng biến trên khoảng (1;37)

Đúng
Sai

b) Số điểm cực trị của hàm số đã cho là 3

Đúng
Sai

c) Hàm số f(x) có giá trị nhỏ nhất trên đoạn [-1;2] bằng 12

Đúng
Sai

d) Hàm số f(x) có giá trị lớn nhất trên đoạn [-1;2] bằng 33

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Lập bảng biến thiên và nhận xét.

Lời giải chi tiết :

\(f'(x) =  - 4{x^3} + 24{x^2} = 0\)  khi \(x = \sqrt 6 \), \(x =  - \sqrt 6 \) hoặc x = 0.

Bảng biến thiên:

Ta có: f(-1) = 12; f(2) = 33; f(0) = 1.

a) Sai. Hàm số f(x) nghịch biến trên .

b) Đúng. Hàm số có ba điểm cực trị (, x = 0, ).

c) Sai. Hàm số f(x) có giá trị nhỏ nhất trên [-1;2] bằng 1.

d) Đúng. Hàm số f(x) có giá trị lớn nhất trên [-1;2] bằng 33.

Câu 3 :

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O và G là trọng tâm tam giác SBD.

a) \(\overrightarrow {SG}  = \frac{2}{3}\overrightarrow {SO} \)

Đúng
Sai

b) \(\overrightarrow {AS}  + \overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  = \overrightarrow {AG} \)

Đúng
Sai

c) \(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SC}  = 3\overrightarrow {SG} \)

Đúng
Sai

d) \(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SB}  + \overrightarrow {SC}  + \overrightarrow {SD}  = 12\overrightarrow {GO} \)

Đúng
Sai
Đáp án

a) \(\overrightarrow {SG}  = \frac{2}{3}\overrightarrow {SO} \)

Đúng
Sai

b) \(\overrightarrow {AS}  + \overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  = \overrightarrow {AG} \)

Đúng
Sai

c) \(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SC}  = 3\overrightarrow {SG} \)

Đúng
Sai

d) \(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SB}  + \overrightarrow {SC}  + \overrightarrow {SD}  = 12\overrightarrow {GO} \)

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc cộng vecto, lý thuyết các vecto bằng nhau, vecto đối nhau, quy tắc trọng tâm.

Lời giải chi tiết :

a) Đúng. Vì hai vecto \(\overrightarrow {SG} \), \(\overrightarrow {SO} \) cùng hướng và \(\left| {\overrightarrow {SG} } \right| = \frac{2}{3}\left| {\overrightarrow {SO} } \right|\).

b) Sai. Vì \(\overrightarrow {AS}  + \overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  = 3\overrightarrow {AG} \) (quy tắc trọng tâm)

c) Đúng. Vì \(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SC}  = 2\overrightarrow {SO}  = 2.\frac{2}{3}\overrightarrow {SG}  = 3\overrightarrow {SG} \).

d) Đúng. Vì \(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SB}  + \overrightarrow {SC}  + \overrightarrow {SD}  = \overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SC}  + \overrightarrow {SB}  + \overrightarrow {SD}  = 2\overrightarrow {SO}  + 2\overrightarrow {SO} \)

\( = 4\overrightarrow {SO}  = 4.3\overrightarrow {GO}  = 12\overrightarrow {GO} \).

Câu 4 :

Trong không gian Oxyz, cho vecto \(\overrightarrow a  = (1;2;3)\), \(\overrightarrow b  = (3;6;9)\).

a) \(\overrightarrow b  - \overrightarrow a  = (2;4;6)\)

Đúng
Sai

b) \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \) cùng phương

Đúng
Sai

c) \(\left| {\overrightarrow a } \right| = \sqrt 6 \)

Đúng
Sai

d) \( - \overrightarrow b  = 3\overrightarrow i  + 6\overrightarrow j  + 9\overrightarrow k \)

Đúng
Sai
Đáp án

a) \(\overrightarrow b  - \overrightarrow a  = (2;4;6)\)

Đúng
Sai

b) \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \) cùng phương

Đúng
Sai

c) \(\left| {\overrightarrow a } \right| = \sqrt 6 \)

Đúng
Sai

d) \( - \overrightarrow b  = 3\overrightarrow i  + 6\overrightarrow j  + 9\overrightarrow k \)

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Sử dụng các quy tắc cộng, trừ vecto, nhân vecto với một số, khái niệm hai vecto cùng phương, công thức tính độ dài vecto.

Lời giải chi tiết :

a) Đúng. Vì \(\overrightarrow b  - \overrightarrow a  = (3 - 1;6 - 2;9 - 3) = (2;4;6)\).

b) Đúng.  Vì \(\frac{1}{3} = \frac{2}{6} = \frac{3}{9}\) nên \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \) cùng phương.

c) Sai. Vì \(\left| {\overrightarrow a } \right| = \sqrt {{1^2} + {2^2} + {3^2}}  = \sqrt {14} \).

d) Sai. Vì \( - \overrightarrow b  = ( - 3; - 6; - 9) =  - 3\overrightarrow i  - 6\overrightarrow j  - 9\overrightarrow k \).

Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1 :

Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f(x) = \frac{{{x^2} + 3}}{{x - 1}}\) trên đoạn [2;4] bằng bao nhiêu?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

- Tính y’, tìm các nghiệm của y’ = 0

- Tìm giá trị y tại các điểm cực trị của hàm số và hai đầu mút của đoạn.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(f'(x) = \frac{{{x^2} - 2x - 3}}{{{{(x - 1)}^2}}} = 0\) khi x = -1 hoặc x = 3.

Xét đoạn [2;4] có: f(2) = 7; f(3) = 6; \(f(4) = \frac{{19}}{3}\).

Vậy giá trị nhỏ nhất của hàm số trên [2;4] là 6.

Câu 2 :

Tìm điều kiện của tham số m để đồ thị của hàm số \(y = \frac{{(2m + 1)x + 3}}{{x + 1}}\) có đường tiệm cận đi qua điểm A(-2;7).

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc tìm đường tiệm cận của hàm phân thức.

Lời giải chi tiết :

Nếu m = 1, ta có hàm số \(y = \frac{{3x + 3}}{{x + 1}} = 3\) không có tiệm cận qua A(-2;7).

Nếu \(m \ne 1\), đồ thị có tiệm cận đứng x = -1 và tiệm cận ngang y = 2m + 1.

Như vậy, để thỏa mãn yêu cầu đề bài, tiệm cận ngang phải đi qua A, khi và chỉ khi 2m + 1 = 7, tức m = 3.

Câu 3 :

Một cửa hàng bán một loại sản phẩm với lợi nhuận thu được khi bán x (trăm) sản phẩm được mô tả bởi hàm số \(L(x) =  - 0,5{x^2} + 6x - 10\). Trong đó, x là số lượng sản phẩm bán ra, L(x) là lợi nhuận thu được (đơn vị: triệu đồng). Hãy xác định số lượng sản phẩm mà cửa hàng cần bán ra để lợi nhuận đạt mức cao nhất.

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Tìm x để hàm số \(L(x) =  - 0,5{x^2} + 6x - 10\) đạt giá trị lớn nhất.

Lời giải chi tiết :

Lợi nhuận đạt mức cao nhất khi \(L(x) =  - 0,5{x^2} + 6x - 10\) đạt giá trị lớn nhất.

Ta có: \(L'(x) =  - x + 6 = 0 \Leftrightarrow x = 6\).

Theo bảng biến thiên, L(x) đạt giá trị lớn nhất khi x = 6 (trăm).

Vậy lợi nhuận đạt mức cao nhất khi bán ra 600 sản phẩm.

Câu 4 :

Cho parabol (P): \(y = {x^2}\) và điểm A(-3;0). Xác định điểm M thuộc (P) sao cho khoảng cách AM là ngắn nhất. Tung độ của điểm M bằng bao nhiêu?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Thiết lập hàm số biểu diễn bình phương độ dài AM theo biến x là hoành độ. Lập bảng biến thiên cho hàm số, tìm x để hàm số đó đạt giá trị nhỏ nhất.

Lời giải chi tiết :

Gọi \(M(x;{x^2})\) là một điểm bất kì của parabol (P).

Ta có: \(A{M^2} = {(x + 3)^2} + {x^4} = {x^4} + {x^2} + 6x + 9\).

AM nhỏ nhất khi và chỉ khi \(f(x) = A{M^2}\) nhỏ nhất.

Xét \(f(x) = {x^4} + {x^2} + 6x + 9\).

Có \(f'(x) = 4{x^3} + 2x + 6 = 0 \Leftrightarrow x =  - 1\).

Dựa vào bảng biến thiên, ta suy ra f(x) đạt giá trị nhỏ nhất tại x = -1.

Như vậy, điểm M cần tìm có tọa độ (-1;1). Tung độ của M bằng 1.

Câu 5 :

Ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \) cùng tác động vào một vật có phương đôi một vuông góc và có độ lớn lần lượt là 2N; 3N; 4N. Hợp lực của ba lực đã cho có độ lớn bao nhiêu Niu-tơn (kết quả làm tròn đến một chữ số thập phân)?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc hình hộp.

Lời giải chi tiết :

Vì ba vecto trên đôi một vuông góc nên ta có thể áp dụng quy tắc hình hộp. Hợp lực F của ba vecto trên có độ lớn là:

\(F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2 + F_3^2}  = \sqrt {{2^2} + {3^2} + {4^2}}  = \sqrt {29}  \approx 5,4\) (N).

Câu 6 :

Trong không gian Oxy (đơn vị đo lấy theo km), radar phát hiện một chiếc máy bay di chuyển với vận tốc và hướng không đổi từ điểm A(800;500;7) đến điểm B(940;550;8) trong 10 phút. Nếu máy bay tiếp tục giữ nguyên tốc độ và hướng bay thì tọa độ của máy bay sau 10 phút tiếp theo là D(x;y;x). Khi đó, x + y + z bằng bao nhiêu?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc cộng vecto.

Lời giải chi tiết :

Máy bay di chuyển với tốc độ không đổi, sau 10 phút sẽ đi được quãng đường đúng bằng quãng đường 10 phút trước, tức AB = BD.

Mặt khác, hướng bay giữ nguyên nên \(\overrightarrow {AB}  = \overrightarrow {BD}  = (940 - 800;550 - 500;8 - 7) = (140;50;1)\).

Ta tính được \(D = (940 + 140;550 + 50;8 + 1) = (1080;600;9)\).

Vậy x + y + z = 1689.

  • Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 4

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 4

    Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như hình vẽ.

  • Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 5

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 5

    Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có bảng biến thiên như sau:

  • Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 6

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 6

    Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có bảng biến thiên như hình vẽ. Mệnh đề nào sau đây sai?

  • Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 7

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 7

    Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có bảng biến thiên như hình vẽ. Mệnh đề nào sau đây đúng?

  • Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8

    Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 8

    Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

close