Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 12

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề thi giữa kì 1 - Đề số 12

Đề bài

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM
Câu 1 :

Chất nào sau đây không tan trong nước?

  • A

    Muối ăn            

  • B

    Đá vôi (bột)            

  • C

    Đường    

  • D

    Bột canh

Câu 2 :

Cho các phát biểu:

(1) Nguyên tử trung hòa về điện.

(2) Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân.

(3) Trong nguyên tử, số hạt mang điện tích dương bằng số hạt mang điện tích âm nên số hạt electron bằng số hạt neutron.

(4) Vỏ nguyên tử, gồm các lớp electron có khoảng cách khác nhau đối với hạt nhân.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 3 :

Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân các nguyên tử còn lại được
tạo thành từ hạt

  • A

    electron và proton.        

  • B

    electron, proton và neutron.

  • C

    neutron và electron.

  • D

    proton và neutron.

Câu 4 :

Hạt nhân gồm có hạt

  • A

    proton

  • B

    neutron và electron

  • C

    proton và electron     

  • D

    proton và neutron.

Câu 5 :

Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là?

  • A

    1,8, 2. 

  • B

    2, 8, 1.            

  • C

    2,3.     

  • D

    3,2.

Câu 6 :

Trong hạt nhân nguyên tử fluorine có 9 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử fluorine là

  • A

    2

  • B

    5

  • C

    7

  • D

    8

Câu 7 :

Muối ăn chứa hai nguyên tố hóa học là natri (sodium) và chlorine. Trong hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố natri và chlorine có lần lượt 11 và 17 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử natri và chlorine lần lượt là

  • A

    1 và 7.

  • B

    3 và 9.  

  • C

    9 và 15.

  • D

    3 và 7.

Câu 8 :

Nguyên tố hoá học tham gia trong cấu tạo của xương và răng của người và động vật là

  • A

    Calcium.                    

  • B

    Sodium.         

  • C

    Magnesium.

  • D

    Potassium.

Câu 9 :

Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi C (IV) và O:

  • A

    CO2       

  • B

    CO         

  • C

    C2O4      

  • D

    C4O2

Câu 10 :

Trong số các công thức hóa học sau: N2; N2O5; Al; Al2O3; H2; AlCl3 ;H2O; P. Số đơn chất là

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    6

  • D

    5

Câu 11 :

Cho các công thức: MgCl2, HSO4, CaO, HNO3, Na(OH). Số công thức hóa học viết đúng là:

  • A

    1

  • B

    4

  • C

    2

  • D

    3

Câu 12 :

Khí methane (CH4) là một nhiên liệu thông dụng, methane được tạo ra trong những môi trường yếm khí, ẩm ướt bởi vi khuẩn Methanogen. Người ta thường có thể thu lại methane từ rác thải, bằng cách khoan vào bên trong những bãi rác thải lâu đời, hay là những bể chứa chất thải động vật. Vi khuẩn Methanogen lấy năng lượng từ các phản ứng hoá học tách oxygen khỏi carbon dioxide và thải ra một chất khí là methane. 

Trong công thức của methane gồm

  • A

    ba liên kết cộng hoá trị và một liên kết ion.

  • B

    bốn nguyên tử carbon liên kết với hydrogen.

  • C

    bốn liên kết cộng hoá trị.

  • D

    bốn liên kết ion

Câu 13 :

Cho biết một nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +17. Hãy chọn câu đúng:

  • A

    Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VII, là phi kim, có 17 proton; 7 electron

  • B

    Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VII, là phi kim, có 17 proton; 17 electron

  • C

    Nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm VII, là kim loại, có 17 proton; 17 electron

  • D

    Nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm VII, là khí hiếm, có 17 proton; 17 electron

Câu 14 :

Cho các nguyên tố: Na (11p), Mg (12p), Al (13p). Dãy các nguyên tố nào sau đây được xếp theo chiều tính kim loại tăng dần:

  • A

    Al, Mg, Na.    

  • B

    Mg, Al, Na.

  • C

    Na, Mg, Al.    

  • D

    Na, Mg, Al.

Câu 15 :

Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?

  • A

    O, S, Se           

  • B

    N, O, F            

  • C

    Na, Mg, K       

  • D

    Ne, Na, Mg

Câu 16 :

Kí hiệu hoá học của nguyên tố  Iron (sắt) là

  • A

    Fe   

  • B

    FE.                     

  • C

    fE

  • D

    fe.

Câu 17 :

Để hình thành liên kết ion trong phân tử sodium sulfide, nguyên tử S (sulfur)

  • A

    nhường 2 electron cho nguyên tử sodium.

  • B

    nhường 6 electron cho nguyên tử sodium.

  • C

    nhận 2 electron từ nguyên tử sodium.

  • D

    nhận 4 electron từ nguyên tử sodium.

Câu 18 :

Muối ăn (sodium chloride) được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học là Na (sodium) và Cl (chlorine). Biết Na hóa trị I, Cl hóa trị I. Vậy công thức hóa học của muối ăn là

  • A

    NaCl.    

  • B

    Na2Cl.

  • C

    Na2Cl2.

  • D

    NCl.

Câu 19 :

Cho hình ảnh 3 nguyên tử X, Y, Z.

Cho các phát biểu sau về nguyên tử X, Y, Z 

a. Nguyên tử X, Y, Z đều có số hạt proton bằng số hạt electron.

b. Nguyên tử X, Y, Z thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học. 

c. 4 nguyên tử Z có khối lượng bằng 2 nguyên tử calcium (20p, 20n).

d. Kí hiệu hóa học của X, Y, Z lần lượt là Ni, F, Ne.

e. X có trong thành phần của không khí.

Số phát biểu đúng là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 20 :

Thành phần phần trăm nguyên tố Oxygen có trong  hợp chất SO2 là:

  • A

    50%

  • B

    60%

  • C

    40%      

  • D

    20%

Câu 21 :

Một vật chuyển động với tốc độ không đổi 30 m/s. Sau 2 phút, vật đi được quãng đường bao nhiêu?

  • A

    3600 m

  • B

    1800 m

  • C

    600 m

  • D

    900 m

Câu 22 :

Đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động đều có đặc điểm gì?

  • A

    Đường cong

  • B

    Đường thẳng nghiêng lên

  • C

    Đường thẳng ngang

  • D

    Đường thẳng nghiêng xuống

Câu 23 :

Để đo tốc độ của một chiếc xe đạp đang di chuyển, cần biết những yếu tố nào?

  • A

    Khối lượng và thời gian

  • B

    Khối lượng và quãng đường

  • C

    Thời gian và quãng đường

  • D

    Thời gian và vận tốc

Câu 24 :

Xe ô tô tăng tốc từ 0 lên 60 km/h trong 10 giây. Đây là ví dụ về loại chuyển động nào?

  • A

    Chuyển động đều

  • B

    Chuyển động không đều

  • C

    Chuyển động thẳng

  • D

    Chuyển động tròn

Câu 25 :

Trong giao thông, tốc độ nào thường quy định trong khu dân cư?

  • A

    20 km/h

  • B

    40 km/h

  • C

    60 km/h

  • D

    80 km/h

PHẦN 2. TỰ LUẬN

Lời giải và đáp án

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM
Câu 1 :

Chất nào sau đây không tan trong nước?

  • A

    Muối ăn            

  • B

    Đá vôi (bột)            

  • C

    Đường    

  • D

    Bột canh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của chất.

Lời giải chi tiết :

Đá vôi không tan trong nước.

Đáp án B

Câu 2 :

Cho các phát biểu:

(1) Nguyên tử trung hòa về điện.

(2) Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân.

(3) Trong nguyên tử, số hạt mang điện tích dương bằng số hạt mang điện tích âm nên số hạt electron bằng số hạt neutron.

(4) Vỏ nguyên tử, gồm các lớp electron có khoảng cách khác nhau đối với hạt nhân.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

1. Đúng

2. Đúng

3. sai, số hạt electron = số hạt proton.

4. Đúng

Đáp án C

Câu 3 :

Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân các nguyên tử còn lại được
tạo thành từ hạt

  • A

    electron và proton.        

  • B

    electron, proton và neutron.

  • C

    neutron và electron.

  • D

    proton và neutron.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

Các hạt nhân trừ nguyên tử hydrogen được cấu tạo từ proton và neutron.

Đáp án D

Câu 4 :

Hạt nhân gồm có hạt

  • A

    proton

  • B

    neutron và electron

  • C

    proton và electron     

  • D

    proton và neutron.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

Hạt nhân gồm có hạt proton và neutron.

Đáp án D

Câu 5 :

Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là?

  • A

    1,8, 2. 

  • B

    2, 8, 1.            

  • C

    2,3.     

  • D

    3,2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào mô hình nguyên tử Ro – dơ – pho – Bo.

Lời giải chi tiết :

Vì p = e nên e = 5 electron.

Lớp thứ 1 có tối đa 2 electron.

Lớp thứ 2 có 3 electron.

Đáp án C

Câu 6 :

Trong hạt nhân nguyên tử fluorine có 9 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử fluorine là

  • A

    2

  • B

    5

  • C

    7

  • D

    8

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào mô hình nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

Vì p = e nên e = 9 electron.

Số electron lớp thứ nhất là 2, lớp thứ hai là 7.

Đáp án C

Câu 7 :

Muối ăn chứa hai nguyên tố hóa học là natri (sodium) và chlorine. Trong hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố natri và chlorine có lần lượt 11 và 17 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử natri và chlorine lần lượt là

  • A

    1 và 7.

  • B

    3 và 9.  

  • C

    9 và 15.

  • D

    3 và 7.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào mô hình nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

Vì p = e nên số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử natri và chlorine lần lượt là 1 và 7.

Đáp án A

Câu 8 :

Nguyên tố hoá học tham gia trong cấu tạo của xương và răng của người và động vật là

  • A

    Calcium.                    

  • B

    Sodium.         

  • C

    Magnesium.

  • D

    Potassium.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên tố hóa học.

Lời giải chi tiết :

Calcium là nguyên tố tham gia trong cấu tạo của xương và răng của người và động vật.

Đáp án A

Câu 9 :

Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi C (IV) và O:

  • A

    CO2       

  • B

    CO         

  • C

    C2O4      

  • D

    C4O2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc hóa trị.

Lời giải chi tiết :

Hóa trị của O là II.

Công thức chung là CxOy.

Theo quy tắc hóa trị ta có: IV.x = II.y \( \to \frac{x}{y} = \frac{1}{2}\)

Công thức hóa học là CO2.

Đáp án A

Câu 10 :

Trong số các công thức hóa học sau: N2; N2O5; Al; Al2O3; H2; AlCl3 ;H2O; P. Số đơn chất là

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    6

  • D

    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đơn chất được tạo thành từ 1 nguyên tố.

Lời giải chi tiết :

Na, Al, H2, P là các đơn chất.

Đáp án B

Câu 11 :

Cho các công thức: MgCl2, HSO4, CaO, HNO3, Na(OH). Số công thức hóa học viết đúng là:

  • A

    1

  • B

    4

  • C

    2

  • D

    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc hóa học.

Lời giải chi tiết :

MgCl2, CaO, HNO3 là các công thức hóa học viết đúng.

Đáp án D

Câu 12 :

Khí methane (CH4) là một nhiên liệu thông dụng, methane được tạo ra trong những môi trường yếm khí, ẩm ướt bởi vi khuẩn Methanogen. Người ta thường có thể thu lại methane từ rác thải, bằng cách khoan vào bên trong những bãi rác thải lâu đời, hay là những bể chứa chất thải động vật. Vi khuẩn Methanogen lấy năng lượng từ các phản ứng hoá học tách oxygen khỏi carbon dioxide và thải ra một chất khí là methane. 

Trong công thức của methane gồm

  • A

    ba liên kết cộng hoá trị và một liên kết ion.

  • B

    bốn nguyên tử carbon liên kết với hydrogen.

  • C

    bốn liên kết cộng hoá trị.

  • D

    bốn liên kết ion

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào mô hình cấu tạo methane.

Lời giải chi tiết :

Trong công thức của methane gồm bốn liên kết cộng hóa trị giữa C và H.

Đáp án C

Câu 13 :

Cho biết một nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +17. Hãy chọn câu đúng:

  • A

    Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VII, là phi kim, có 17 proton; 7 electron

  • B

    Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VII, là phi kim, có 17 proton; 17 electron

  • C

    Nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm VII, là kim loại, có 17 proton; 17 electron

  • D

    Nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm VII, là khí hiếm, có 17 proton; 17 electron

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào sơ lược bảng tuần hoàn hóa học.

Lời giải chi tiết :

Vì điện tích hạt nhân +17 nên số p = 17 mà p = e nên e = 17.

X có 17 electron được điền vào 3 lớp electron, số electron lớp ngoài cùng là 7.

Đáp án B

Câu 14 :

Cho các nguyên tố: Na (11p), Mg (12p), Al (13p). Dãy các nguyên tố nào sau đây được xếp theo chiều tính kim loại tăng dần:

  • A

    Al, Mg, Na.    

  • B

    Mg, Al, Na.

  • C

    Na, Mg, Al.    

  • D

    Na, Mg, Al.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Trong cùng một chu kì, tính kim loại giảm dần.

Lời giải chi tiết :

Na, Mg, Al thuộc cùng một chu kì nên chiều kim loại tăng dần: Al, Mg, Na.

Đáp án A

Câu 15 :

Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?

  • A

    O, S, Se           

  • B

    N, O, F            

  • C

    Na, Mg, K       

  • D

    Ne, Na, Mg

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào sơ lược bảng tuần hoàn hóa học.

Lời giải chi tiết :

O (8p), Se (34p), S (16p) thuộc cùng nhóm VIA.

Đáp án A

Câu 16 :

Kí hiệu hoá học của nguyên tố  Iron (sắt) là

  • A

    Fe   

  • B

    FE.                     

  • C

    fE

  • D

    fe.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kí hiệu hóa học

Lời giải chi tiết :

Iron có kí hiệu Fe.

Đáp án A

Câu 17 :

Để hình thành liên kết ion trong phân tử sodium sulfide, nguyên tử S (sulfur)

  • A

    nhường 2 electron cho nguyên tử sodium.

  • B

    nhường 6 electron cho nguyên tử sodium.

  • C

    nhận 2 electron từ nguyên tử sodium.

  • D

    nhận 4 electron từ nguyên tử sodium.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào liên kết hóa học

Lời giải chi tiết :

Liên kết ion được hình thành từ sự cho – nhận electron.

Trong phân tử sodium sulfide, mỗi nguyên tử sodium nhường 1 electron, nguyên tử sulfur nhận electron

Đáp án C

Câu 18 :

Muối ăn (sodium chloride) được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học là Na (sodium) và Cl (chlorine). Biết Na hóa trị I, Cl hóa trị I. Vậy công thức hóa học của muối ăn là

  • A

    NaCl.    

  • B

    Na2Cl.

  • C

    Na2Cl2.

  • D

    NCl.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc hóa trị.

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức chung là NaxCly.

Theo quy tắc hóa trị: x.I = y.I \( \to \) x : y = 1 : 1

Công thức hóa học là NaCl.

Đáp án A

Câu 19 :

Cho hình ảnh 3 nguyên tử X, Y, Z.

Cho các phát biểu sau về nguyên tử X, Y, Z 

a. Nguyên tử X, Y, Z đều có số hạt proton bằng số hạt electron.

b. Nguyên tử X, Y, Z thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học. 

c. 4 nguyên tử Z có khối lượng bằng 2 nguyên tử calcium (20p, 20n).

d. Kí hiệu hóa học của X, Y, Z lần lượt là Ni, F, Ne.

e. X có trong thành phần của không khí.

Số phát biểu đúng là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

a. đúng

b. sai, vì số proton của X, Y, Z đều khác nhau.

c. sai, 4 nguyên tử Z có khối lượng bằng 1 nguyên tử calcium.

d. sai, kí hiệu hóa học X, Y, Z lần lượt là: N, F, Ne.

e. đúng

Đáp án B

Câu 20 :

Thành phần phần trăm nguyên tố Oxygen có trong  hợp chất SO2 là:

  • A

    50%

  • B

    60%

  • C

    40%      

  • D

    20%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào % thành phần nguyên tố.

Lời giải chi tiết :

%O = \(\frac{{16.2}}{{32 + 16.2}}.100\%  = 50\% \)

Đáp án A

Câu 21 :

Một vật chuyển động với tốc độ không đổi 30 m/s. Sau 2 phút, vật đi được quãng đường bao nhiêu?

  • A

    3600 m

  • B

    1800 m

  • C

    600 m

  • D

    900 m

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng công thức tính quãng đường

Lời giải chi tiết :

Sau 2 phút, vật đi được quãng đường là: s = v.t = 30.2.60 = 3600 m

Đáp án A

Câu 22 :

Đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động đều có đặc điểm gì?

  • A

    Đường cong

  • B

    Đường thẳng nghiêng lên

  • C

    Đường thẳng ngang

  • D

    Đường thẳng nghiêng xuống

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng Đồ thị quãng đường - thời gian

Lời giải chi tiết :

Đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động đều có đặc điểm là Đường thẳng nghiêng lên

Đáp án B

Câu 23 :

Để đo tốc độ của một chiếc xe đạp đang di chuyển, cần biết những yếu tố nào?

  • A

    Khối lượng và thời gian

  • B

    Khối lượng và quãng đường

  • C

    Thời gian và quãng đường

  • D

    Thời gian và vận tốc

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về công thức tốc độ

Lời giải chi tiết :

Để đo tốc độ của một chiếc xe đạp đang di chuyển, cần biết những yếu tố Thời gian và quãng đường

Đáp án C

Câu 24 :

Xe ô tô tăng tốc từ 0 lên 60 km/h trong 10 giây. Đây là ví dụ về loại chuyển động nào?

  • A

    Chuyển động đều

  • B

    Chuyển động không đều

  • C

    Chuyển động thẳng

  • D

    Chuyển động tròn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về tốc độ

Lời giải chi tiết :

Xe ô tô tăng tốc từ 0 lên 60 km/h trong 10 giây. Đây là ví dụ về loại chuyển động Chuyển động không đều

Đáp án B

Câu 25 :

Trong giao thông, tốc độ nào thường quy định trong khu dân cư?

  • A

    20 km/h

  • B

    40 km/h

  • C

    60 km/h

  • D

    80 km/h

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng an toàn giao thông

Lời giải chi tiết :

Trong giao thông, tốc độ 40 km/h thường quy định trong khu dân cư

Đáp án B

PHẦN 2. TỰ LUẬN
Lời giải chi tiết :

Tổng số hạt = Số p + Số e + Số n = 18                       (1)

Số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 6

→ Số p + Số e - Số n = 6                                            (2)

Nguyên tử trung hòa về điện.    → Số e = Số p          (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra Số p = Số e = 6; Số n = 6     → X là Carbon

Lời giải chi tiết :

a. - Khối lượng phân tử của calcium sulfate (CaSO4) bằng 40 + 32 + 16.4 = 136 (amu)

 - Phần trăm khối lượng các nguyên tố có trong calcium sulfate (CaSO4) là:

\(\begin{array}{l}\% Ca = \frac{{40.1}}{{136}}.100\%  \approx 29,4\% \\\% S = \frac{{32.1}}{{136}}.100\%  \approx 23,5\% \\\% O = \frac{{16.4}}{{136}}.100\%  \approx 70,6\% \end{array}\)

b. Trong phân tử hợp chất trên, nguyên tố có phần trăm (%) lớn nhất là O ( oxygen)

Lời giải chi tiết :

Gọi CT dạng chung là SxOy

%O = 100 – 40 = 60%

Khối lượng phân tử của SxOy bằng: 32.x + 16.y = 80

\(\begin{array}{l}\% S = \frac{{32.x}}{{80}}.100\%  = 40 =  > x = 1\\\% O = \frac{{16.y}}{{80}}.100\%  = 60 =  > y = 3\end{array}\)

Vậy CTHH của hợp chất là SO3

Lời giải chi tiết :

Đối với chuyển động đều, đồ thị quãng đường - thời gian là một đường thẳng nghiêng lên, vì quãng đường tăng đều theo thời gian. Với chuyển động không đều, đồ thị có thể là đường cong, vì tốc độ thay đổi theo thời gian. Cách vẽ cụ thể là xác định các điểm tọa độ (s, t) cho các thời điểm nhất định, rồi nối các điểm lại để hình thành đồ thị.

close