Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 2

Cậu bé xứ Ca-la-bri-ca Chiều qua, trong khi thầy giáo cho chúng tôi biết về tin tức cậu Rô-bét-ti đáng thương - cậu ta phải đi bằng nạng trong một thời gian – thì thầy hiệu trưởng vào lớp, theo sau là một học trò mới: một cậu mặt nâu, tóc đen, mắt to và linh hoạt, đôi lông mày rậm gần giao lại với nhau; quần áo màu sẫm, thắt một dây lưng bằng da đen.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Cậu bé xứ Ca-la-bri-ca

Chiều qua, trong khi thầy giáo cho chúng tôi biết về tin tức cậu Rô-bét-ti đáng thương - cậu ta phải đi bằng nạng trong một thời gian – thì thầy hiệu trưởng vào lớp, theo sau là một học trò mới: một cậu mặt nâu, tóc đen, mắt to và linh hoạt, đôi lông mày rậm gần giao lại với nhau; quần áo màu sẫm, thắt một dây lưng bằng da đen. Sau khi nói rất khẽ mấy câu với thầy Péc- tô-ni, thầy hiệu trưởng để cậu bé lại rồi đi ra. Người mới đến nhìn chúng tôi bằng đôi mắt to, với cái vẻ gần như hoảng hốt. Thầy giáo cầm tay cậu ta và nói với chúng tôi:

- Các con phải lấy làm hài lòng, hôm nay vào lớp học chúng ta, một học sinh quê ở Ca-la-bri-a rất xa đây, nơi tận cùng của vương quốc chúng ta. Các con hãy niềm nở đón tiếp người bạn mới. Bạn là con đẻ của một miền đất vinh quang, đã cho nước Ý những danh nhân, còn cho nước Ý những người lao động giỏi và những chiến sĩ dũng cảm. Quê hương của bạn là một trong những miền đất đẹp nhất Tổ quốc ta. Ở đấy có những núi cao phủ kín rừng, nhân dân thì rất thông minh và đầy quả cảm. Hãy thương bạn, các con ạ, để cho bạn không thấy rằng bạn đang ở rất xa nơi chôn rau cắt rốn của mình; hãy tỏ cho bạn biết rằng một cậu bé người Ý vào học mọi trường trên đất Ý thì ở đâu cũng tìm thấy những người bạn, những người anh em.

Nói xong thầy Péc-bô-ni đứng lên và chỉ trên bản đồ nước Ý treo ở tường cái điểm vẽ thành phố Ca-la-bri-a.

Cậu bé Ca-la-bri-a vừa ngồi vào chỗ thì các bạn ngồi gần đã lập tức đưa cho nào ngòi bút, nào bút chì, nào tranh ảnh. Một bạn ngồi bàn cuối gửi đến cho bạn cả một con tem Thụy Sĩ.

(Theo A-mi-xi)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Cậu học trò mới được miêu tả như thế nào?

A. Mặt nâu, tóc đen, mắt nhỏ, linh hoạt, đôi lông mày rậm, có ánh mắt gần như hoảng hốt.

B. Mặt nâu, tóc đen, mắt to, linh hoạt, đôi lông mày rậm, có ánh mắt gần như hoảng hốt.

C. Mặt nâu, tóc đen, mắt to, linh hoạt, đôi lông mày nhạt, có ánh mắt gần như hoảng hốt.

D. Mặt nâu, tóc đen, mắt to, linh hoạt, đôi lông mày đậm, có ánh mắt tự tin.

Câu 2. Cậu học trò mới đến là người ở vùng nào?

A. Vùng đất tận cùng của nước Ý                             

B. Vùng đất trung tâm của nước Ý

C. Vùng đất tận cùng của nước Thụy Sĩ

D. Vùng đất trung tâm của nước Thụy Sĩ

Câu 3. Thầy giáo đã giới thiệu về quê hương Ca-la-bri-a của người bạn mới thế nào?

A. Miền đất đẹp nhất Thụy Sĩ, có những người lao động giỏi, thông minh, dũng cảm.

B. Miền đất đẹp nhất nước Ý, có những người lao động giỏi, thông minh, dũng cảm.

C. Miền đất tận cùng của nước Ý, có những núi cao phủ kín rừng, nhân dân dũng cảm.

D. Miền đất tận cùng của nước Thụy Sĩ, có những núi cao phủ kín rừng, nhân dân dũng cảm.

Câu 4. Dấu gạch ngang trong câu văn sau có tác dụng gì?

“Chiều qua, trong khi thầy giáo cho chúng tôi biết về tin tức cậu Rô-bét-ti đáng thương - cậu ta phải đi bằng nạng trong một thời gian – thì thầy hiệu trưởng vào lớp, theo sau là một học trò mới.”

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

D. Giải thích cho bộ phận đứng đằng trước.

Câu 5. Từ nào dưới đây có thể thay thế từ “chôn rau cắt rốn”?

A. đất nước

B. miền đất

C. gia đình

D. quê hương

Câu 6. Em có nhận xét gì về cách giới thiệu bạn mới của thầy giáo Péc-bô-ni? Vì sao thầy lại chọn cách giới thiệu đó?

Câu 7. Em hãy đặt 2 câu với từ “nhà”: 1 câu dùng từ theo nghĩa gốc, 1 câu dùng từ theo nghĩa chuyển.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Em hãy viết bài văn tả một người bạn mà em quý mến.

Lời giải

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Cậu học trò mới được miêu tả như thế nào?

A. Mặt nâu, tóc đen, mắt nhỏ, linh hoạt, đôi lông mày rậm, có ánh mắt gần như hoảng hốt.

B. Mặt nâu, tóc đen, mắt to, linh hoạt, đôi lông mày rậm, có ánh mắt gần như hoảng hốt.

C. Mặt nâu, tóc đen, mắt to, linh hoạt, đôi lông mày nhạt, có ánh mắt gần như hoảng hốt.

D. Mặt nâu, tóc đen, mắt to, linh hoạt, đôi lông mày đậm, có ánh mắt tự tin.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Cậu học trò mới được miêu tả có mặt nâu, tóc đen, mắt to, linh hoạt, đôi lông mày rậm, có ánh mắt gần như hoảng hốt.

Đáp án B.

Câu 2. Cậu học trò mới đến là người ở vùng nào?

A. Vùng đất tận cùng của nước Ý                             

B. Vùng đất trung tâm của nước Ý

C. Vùng đất tận cùng của nước Thụy Sĩ

D. Vùng đất trung tâm của nước Thụy Sĩ

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Cậu học trò mới đến là người ở vùng đất tận cùng của nước Ý.

Đáp án A.

Câu 3. Thầy giáo đã giới thiệu về quê hương Ca-la-bri-a của người bạn mới thế nào?

A. Miền đất đẹp nhất Thụy Sĩ, có những người lao động giỏi, thông minh, dũng cảm.

B. Miền đất đẹp nhất nước Ý, có những người lao động giỏi, thông minh, dũng cảm.

C. Miền đất tận cùng của nước Ý, có những núi cao phủ kín rừng, nhân dân dũng cảm.

D. Miền đất tận cùng của nước Thụy Sĩ, có những núi cao phủ kín rừng, nhân dân dũng cảm.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Thầy giáo đã giới thiệu về quê hương Ca-la-bri-a của người bạn mới là miền đất tận cùng của nước Ý, có những núi cao phủ kín rừng, nhân dân dũng cảm.

Đáp án C.

Câu 4. Dấu gạch ngang trong câu văn sau có tác dụng gì?

“Chiều qua, trong khi thầy giáo cho chúng tôi biết về tin tức cậu Rô-bét-ti đáng thương - cậu ta phải đi bằng nạng trong một thời gian – thì thầy hiệu trưởng vào lớp, theo sau là một học trò mới.”

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

D. Giải thích cho bộ phận đứng đằng trước.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Dấu gạch ngang.

Lời giải chi tiết:

Dấu gạch ngang trong câu văn có tác dụng đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Đáp án B.

Câu 5. Từ nào dưới đây có thể thay thế từ “chôn rau cắt rốn”?

A. đất nước

B. miền đất

C. gia đình

D. quê hương

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Từ đồng nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Từ “chôn rau cắt rốn” và từ “quê hương” đều chỉ nơi ta sinh ra và lớn lên.

Đáp án D.

Câu 6. Em có nhận xét gì về cách giới thiệu bạn mới của thầy giáo Péc-bô-ni? Vì sao thầy lại chọn cách giới thiệu đó?

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Cách thầy giáo Péc-bô-ni giới thiệu bạn mới rất ấm áp và chu đáo. Thầy không chỉ đơn thuần nói về cậu bé, mà còn nhấn mạnh nguồn gốc quê hương của cậu, Ca-la-bri-a, với những đặc điểm tích cực như vẻ đẹp thiên nhiên, sự thông minh và lòng dũng cảm của người dân nơi đó. Thầy khuyến khích các học sinh thể hiện sự thân thiện và chào đón, giúp cậu bé cảm thấy bớt cô đơn và lạc lõng trong môi trường mới.

Việc thầy Péc-bô-ni chọn cách giới thiệu này vì thầy muốn tạo bầu không khí hòa nhập và đoàn kết trong lớp học, giúp cậu bé mới cảm thấy thoải mái hơn.

Câu 7. Em hãy đặt 2 câu với từ “nhà”: 1 câu dùng từ theo nghĩa gốc, 1 câu dùng từ theo nghĩa chuyển.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào nội dung bài Từ đồng nghĩa.

Lời giải chi tiết:

- Nghĩa gốc: Ngôi nhà này đẹp quá!

- Nghĩa chuyển: Hôm nay, nhà tôi đi chơi công viên nước.

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu về người bạn mà em muốn miêu tả

- Tên bạn ấy là gì?

- Bạn ấy là bạn như thế nào của em?

Thân bài:

a. Tả hình dáng

- Chiều cao, cân nặng của bạn ấy là bao nhiêu?

- Bạn ấy để kiểu tóc gì?

- Khuôn mặt bạn ấy như thế nào?

- Đôi mắt của bạn ấy có màu gì?

- Nụ cười của bạn ấy có gì đặc biệt?

- Trang phục đi học, đi chơi của bạn ấy thế nào?

b. Tả tính cách, hoạt động

- Tính cách của bạn ấy như thế nào?

- Tính cách ấy được thể hiện qua những hành động gì?

- Những người xung quanh nhận xét bạn ấy thế nào?

- Em thích nhất điều gì ở bạn ấy ?

Kết bài: Tình cảm của em đối với người bạn đó

- Em cảm thấy như thế nào khi chơi với bạn đó?

- Kì vọng, mong muốn của em dành cho tình bạn của hai người là gì?

Bài tham khảo :

Trong lớp, tôi có nhiều bạn. Mỗi bạn đều có tính nết khác nhau. Anh thì siêng năng, anh lại biếng nhác; anh ưa nghiêm trang, anh lại thích đùa nghịch… Nhưng chỉ có Nhã Nam là học giỏi, được nhiều người quý mến nhất và cũng là người bạn thân nhất của tôi.

Năm nay, Nhã Nam mười hai tuổi. Dáng người ốm hơi cao. Nước da không trắng lắm, nhưng hồng hào khoẻ mạnh. Vầng trán rộng và cao biểu lộ sự thông minh. Đặc sắc nhất là đôi mắt bạn sáng và đen láy. Chiếc mũi thẳng và cao làm tôn thêm khuôn mặt vuông vức cương nghị. Có duyên nhất vẫn là cái miệng luôn luôn nở nụ cười của bạn khiến cho mọi người dễ mến. Mỗi khi bạn cười, môi lại nhếch lên để lộ hàm ràng trắng đều.

Nhã Nam vui tính, hay hát, đôi khi tinh nghịch. Làm việc gì bạn cũng nhanh nhẹn, gọn gàng, thích đùa. Có bạn là có tiếng nói cười ríu rít. Ít khi thấy bạn đi học với bộ quần áo nhăn nheo nhàu nát. Nhã Nam đi đứng khoan thai không hấp tấp cũng không chậm chạp. Nói năng hoà nhã với mọi người. Bạn bè ai nấy cũng đều yêu mến vì tính xởi lởi, chan hoà của bạn. Không những chỉ vui tính mà Nhã Nam lại còn hay giúp đỡ bè bạn. Trong học tập, ai không hiểu điều chi nhờ đến, bạn cũng đều chỉ dẫn tận tình. Ai thiếu đồ dùng chi bạn cũng đều vui vẻ cho mượn cả.

Trong lớp, Nhã Nam luôn chăm chú nghe thầy giảng bài. Bài tập ở nhà, bạn đều làm đầy đủ và chu đáo. Nhờ đó, Nhã Nam học giỏi. Nhiều lần thầy khen ngợi và đem bạn ra làm gương cho cả lớp, được như vậy nhưng Nhã Nam vẫn một mực khiêm nhường, từ tốn, nhường nhịn mọi người. Chưa lần nào thấy bạn cãi cọ với ai. Tuy vậy, bạn lại tỏ ra rất can đảm mỗi khi bị người hiếp đáp mình hay hiếp đáp bạn mình.

Cũng như bè bạn trong lớp, em rất quý mến Nhã Nam. Chơi thân với bạn, em hiểu được mọi người quý mến là một hạnh phúc. Vì vậy, em thầm hứa sẽ noi gương bạn.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 3

    Quà tặng của chim non Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 4

    Mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân Mùa xuân đã tới. Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 5

    Đường đua của niềm tin Thủ đô Mê-xi-cô một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-da-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-píc với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 1

    Tại sao mẹ lại khóc? Một cậu bé hỏi mẹ: - Tại sao mẹ lại khóc? Người mẹ đáp: - Vì mẹ là một phụ nữ.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close