Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 - Đề số 5Tải về Chuyện vẽ An rất thích vẽ tranh. Một lần tình cờ, An quen ông Minh - một nghệ nhân làm gốm. Ông chia sẻ: "Nghề này cũng giống như cháu vẽ tranh vậy, có thể thoả sức sáng tạo. Bởi chúng đều là nghệ thuật. Mà nghệ thuật thì không có giới hạn.". Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định. II. Đọc thầm văn bản sau: Chuyện vẽ An rất thích vẽ tranh. Một lần tình cờ, An quen ông Minh - một nghệ nhân làm gốm. Ông chia sẻ: "Nghề này cũng giống như cháu vẽ tranh vậy, có thể thoả sức sáng tạo. Bởi chúng đều là nghệ thuật. Mà nghệ thuật thì không có giới hạn.". Lắng nghe lời ông Minh nói, nhìn đôi bàn tay ông nặn từng bình gốm, An dần cảm nhận được sự thú vị và đẹp đẽ của nghề gốm. Cậu quyết định mang vẻ đẹp này vào tranh của mình. Cậu vẽ một bức tranh rực rỡ về làng gốm. Nhưng ngay khi bức tranh sắp hoàn thành, cơn mưa bất chợt kéo đến và làm ướt tranh của cậu. An buồn lắm. Ông Minh thấy vậy lại nói: "Nghệ thuật đôi khi còn đến từ chính nỗi buồn nữa đấy An ạ!". Nghe xong, An chợt hiểu ra rằng nghệ thuật không chỉ là cầm bút lên vẽ hay tạo hình một khối đất sét, mà nó còn là cách để thể hiện cảm xúc của bản thân. Thể là, cậu lại vẽ một bức tranh mới bằng chính cảm xúc lúc này của mình. Theo Hồng Thư Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Vì sao An lại vẽ một bức tranh về làng gốm? A. Vì An nhận ra vẻ đẹp của nghề gốm. B. Vì An thích vẽ tranh. C. Vì ông Minh bảo vẽ. D. Vì An thích ngắm những bình gốm. Câu 2. Điểm giống nhau giữa làm gốm và vẽ tranh là gì? A. Đều là nghệ thuật dân gian. B. Đều có nhiều màu sắc. C. Đều được thỏa sức sáng tạo. D. Đều thỏa sức nhào nặn. Câu 3. Qua bài đọc, em hiểu ra được điều gì? A. Nghệ thuật có thể thỏa sức sáng tạo. B. Nghệ thuật không có giới hạn. C. Nghệ thuật là cách để thể hiện cảm xúc. D. Tất cả đáp án trên đều đúng. Câu 4. Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp? Quảng Bình quê hương thứ hai của tôi đang từng ngày đổi thay. A. Quảng Bình quê hương thứ hai của tôi – đang từng ngày đổi thay. B. Quảng Bình – quê hương thứ hai của tôi đang từng ngày đổi thay. C. Quảng Bình quê hương – thứ hai của tôi đang từng ngày đổi thay. D. Quảng Bình quê hương thứ hai của tôi đang từng ngày – đổi thay. Câu 5. Gạch chân dưới các kết từ có trong đoạn văn sau: “Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn Vạc lười biếng suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chỉ, siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp.” Câu 6. Xác định thành phần câu của những câu sau: a. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. b. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những búp vàng. Câu 7. Em hãy đặt câu tả một con vật có sử dụng đại từ. B. Kiểm tra viết Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật mà em thích trong những câu chuyện em đã đọc
-------- Hết -------- Lời giải HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM
A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm văn bản sau: Câu 1. Vì sao An lại vẽ một bức tranh về làng gốm? A. Vì An nhận ra vẻ đẹp của nghề gốm. B. Vì An thích vẽ tranh. C. Vì ông Minh bảo vẽ. D. Vì An thích ngắm những bình gốm. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: An vẽ một bức tranh về làng gốm vì An nhận ra vẻ đẹp của nghề gốm . Đáp án A. Câu 2. Điểm giống nhau giữa làm gốm và vẽ tranh là gì? A. Đều là nghệ thuật dân gian. B. Đều có nhiều màu sắc. C. Đều được thỏa sức sáng tạo. D. Đều thỏa sức nhào nặn. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Điểm giống nhau giữa làm gốm và vẽ tranh là đều được thỏa sức sáng tạo. Đáp án C. Câu 3. Qua bài đọc, em hiểu ra được điều gì? A. Nghệ thuật có thể thỏa sức sáng tạo. B. Nghệ thuật không có giới hạn. C. Nghệ thuật là cách để thể hiện cảm xúc. D. Tất cả đáp án trên đều đúng. Phương pháp giải: Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Lời giải chi tiết: Qua bài đọc, em hiểu ra được: - Nghệ thuật có thể thỏa sức sáng tạo. - Nghệ thuật không có giới hạn. - Nghệ thuật là cách để thể hiện cảm xúc. Đáp án D. Câu 4. Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp? Quảng Bình quê hương thứ hai của tôi đang từng ngày đổi thay. A. Quảng Bình quê hương thứ hai của tôi – đang từng ngày đổi thay. B. Quảng Bình – quê hương thứ hai của tôi đang từng ngày đổi thay. C. Quảng Bình quê hương – thứ hai của tôi đang từng ngày đổi thay. D. Quảng Bình quê hương thứ hai của tôi đang từng ngày – đổi thay. Phương pháp giải: Căn cứ vào bài Dấu gạch ngang. Lời giải chi tiết: Quảng Bình – quê hương thứ hai của tôi đang từng ngày đổi thay. Dấu gạch ngang trong câu đánh dấu chú thích cho “Quảng Bình”. Đáp án B. Câu 5. Gạch chân dưới các kết từ có trong đoạn văn sau: “Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn Vạc lười biếng suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chỉ, siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp.” Phương pháp giải: Căn cứ vào bài Kết từ. Lời giải chi tiết: Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn Vạc lười biếng suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chỉ, siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Câu 6. Xác định thành phần câu của những câu sau: a. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. b. Những ngọn bạch đàn chanh coa vút ấy bỗng chốc đâm những búp vàng. Phương pháp giải: Căn cứ vào bài Hai thành phần chính của câu. Lời giải chi tiết: a. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà // thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. CN VN b. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy // bỗng chốc đâm những búp vàng. CN VN Câu 7. Em hãy đặt câu tả một con vật có sử dụng đại từ. Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài Đại từ. Lời giải chi tiết: Con mèo nhà em rất ngoan, nó luôn cuộn tròn trên chiếc ghế mỗi khi trời lạnh. B. Kiểm tra viết Phương pháp giải: Phân tích, tổng hợp. Lời giải chi tiết: Bài tham khảo 1: Trong câu chuyện Sự tích bông hoa cúc trắng, em rất yêu mến người bạn nhỏ hiếu thảo. Tuy chỉ mới là một đứa trẻ có vóc dáng nhỏ bé, nhưng bạn ấy lại có một sự dũng cảm vô cùng to lớn. Để cứu mẹ, bạn nhỏ đã băng rừng lội suối, vượt qua mọi hiểm nguy để tìm ra cây hoa màu trắng được chỉ dẫn. Không chỉ dũng cảm, kiên trì, bạn nhỏ còn rất thông minh, khi nghĩa ra cách kéo dài tuổi thọ cho mẹ. Bạn ấy đã khéo léo tách các cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ để mẹ có thể sống lâu bên cạnh mình hơn. Có thể thấy được, bạn nhỏ đã toàn tâm toàn ý nghĩ cho mẹ của mình, bởi bạn ấy vô cùng yêu thương mẹ. Chính tình mẫu tử thiêng liêng và cảm động ấy đã khiến em ấn tượng, quý mến với bạn nhỏ ấy vô cùng. Bài tham khảo 2: Em rất thích nhân vật Cóc trong câu chuyện Cóc kiện Trời. Cóc là một con vật nhỏ bé nhưng mang trong mình sự dũng cảm, tình yêu thương đồng loại lớn lao. Khi chứng kiến muôn loài sống trong cảnh hạn hán khổ sở, Cóc đã cổ vũ nhiều loài vật cùng mình lên trời cầu cho mưa xuống. Khi lên đến thiên đình, Cóc ta cũng chẳng sợ hãi mà dám đứng trước mặt ông trời cầu mưa bằng những lý lẽ thuyết phục. Vì thế, ông trời đã cho mưa xuống hạ giới, cứu sống muôn loài. Qua nhân vật này, em học được bài học quý giá về sự dũng cảm, dám đường đầu với những khó khăn thử thách để thành công và đạt được điều mình mong muốn. Bài tham khảo 3: Nhân vật Người em trong truyện cổ tích “Cây khế” là một người thanh niên cao gầy, sau khi bố mẹ mất chỉ còn hai anh em nương tựa vào nhau, nhưng người anh bản tính tham lam nên đã lấy hết của cải bố mẹ để lại cho hai anh em, chỉ cho người em một túp lều lụp xụp. Trái với tính cách của người anh, người em là một người hiền lành và biết nhường nhịn, mặc dù chỉ được anh để lại cho một túp lều lụp xụp và một cây khế người em vẫn rất vui vẻ với cuộc sống của mình. Khi có chim lạ đến ăn khế, mặc dù cả gia tài chỉ có duy nhất cây khế đó người em cũng không đánh đuổi con chim lạ. Được chim nói rằng ăn một quả khế sẽ trả lại một cục vàng tuy vậy người em không hề tham lam mà chỉ may đúng túi ba gang như lời chim nói. Sau khi được chim đưa đến nơi có vô số vàng bạc châu báu người em chỉ lấy đủ chứ không tham lam lấy thêm, khi quay trở về người em còn sử dụng số vàng bạc đó để giúp đỡ những người nghèo khổ. Em rất thích và quý trọng những đức tính của người em Em mong muốn bản thân mình cũng sẽ học tập, rèn luyện tốt để có những đức tính tốt đẹp như vậy.
Quảng cáo
|