Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 2

Hãy để tiền vào chỗ cũ Pu-ghi có một người láng giềng rất hay sang nhà vay tiền. – Pu-ghi, anh có thể cho tôi mượn tạm năm đồng được không ? – Sao lại không được ? – Pu-ghi đáp – Tiền để ở dưới gối ấy, anh cứ việc lấy.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Hãy để tiền vào chỗ cũ

            Pu-ghi có một người láng giềng rất hay sang nhà vay tiền.

            – Pu-ghi, anh có thể cho tôi mượn tạm năm đồng được không ?

            – Sao lại không được ? – Pu-ghi đáp – Tiền để ở dưới gối ấy, anh cứ việc lấy.

            Ít ngày sau, người láng giềng lại đến và nói:

            – Pu-ghi, tôi đem trả lại tiền anh đây.

            – Anh lấy ở đâu, xin cứ chỗ ấy mà để !

            Người láng giềng đem tiền trả lại dưới gối. Chuyện cứ thế xảy ra mấy lần: “Pu-ghi, anh có thể cho tôi mượn tạm năm đồng được không? – Sao lại không được? Tiền để ở dưới gối ấy, anh cứ việc lấy.”

            Rồi một hôm, anh chàng láng giềng nảy ý gian: “Pu-ghi không hề kiểm tra xem ta có để tiền dưới gốì không, vậy ta thật thà mà làm gì!”. Nghĩ vậy, anh ta đến nhà Pu-ghi trả tiền nhưng lại nhét tiền trở lại túi áo của mình và ra về.

            Bẵng đi một dạo, anh láng giềng bí tiền tiêu, không còn cách nào khác, lại đến nhà Pu-ghi:

            – Pu-ghi, anh có thể cho tôi mượn tạm năm đồng được không?

            – Ờ, sao lại không được? Tiền để ở dưới gối ấy, anh cứ việc lấy.

            Người láng giềng lại đến chỗ để chiếc gối nhưng chẳng thấy đồng tiền nào. Anh chàng báo cho Pu-ghi biết chuyện đó. Pu-ghi thản nhiên đáp:

            – Đúng rồi, muốn dưới gối có tiền, anh hãy trả lại tiền vào đấy!

 (Truyện vui dân gian thế giới)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Ở đoạn đầu câu chuyện, những câu trả lời của Pu-ghi với người láng giềng khi anh ta sang vay và trả tiền cho thấy điều gì ở nhân vật này?

A. Pu-ghi là người giàu có.                           

B. Pu-ghi là người keo kiệt.

C. Pu-ghi sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.

D. Pu-ghi không muốn cho người láng giếng mượn tiền.

Câu 2. Nhân vật người láng giềng trong câu chuyện là người như thế nào?

A. Trung thực, tham lam.                              

B. Tự tin, hay dựa dẫm.

C. Lười biếng, giàu có.

D. Thiếu trung thực, tham lam.

Câu 3. Thành ngữ nào sau đây phù hợp để nói về hành động của người láng giềng trong câu chuyện?

A. Ăn cháo đá bát.

B. Ăn cây nào, rào cây đấy.

C. Ăn cay nuốt đắng.

D. Ăn chắc mặc bền.

Câu 4. Câu nói “Đúng rồi, muốn dưới gối có tiền, anh hãy trả lại tiền vào đấy!” của Pu-ghi nhằm mục đích gì?

A. Pu-ghi muốn thông báo mình đã hết sạch tiền vì người láng giềng đã không chịu để số tiền vào chỗ cũ.

B. Pu-ghi muốn nhắn nhủ tới người láng giềng: muốn nhận được sự giúp đỡ của người khác thì trước hết chúng ta cần trung thực.

C. Pu-ghi muốn thể hiện sự giận dữ đối với hành động của người láng giềng.

D. Pu-ghi chỉ muốn đòi lại số tiền đã mất.

Câu 5. Câu chuyện trên khuyên chúng ta điều gì?

Câu 6. Điền các từ thích hợp vào chỗ chấm để có các thành ngữ nói về đức tính trung thực, thật thà:

a. Thật như ........................................................................................................................

b. Ruột để ngoài.................................................................................................................

c. Ăn ngay nói ...................................................................................................................

d. Thẳng như ruột ..............................................................................................................

Câu 7. Xác định động từ (ĐT), tính từ (TT) của các từ được gạch chân.

           Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng.

Câu 8. Đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa để nói về “mặt trời”.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực.

Lời giải

  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1. C

2. D

3. A

4. B

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Ở đoạn đầu câu chuyện, những câu trả lời của Pu-ghi với người láng giềng khi anh ta sang vay và trả tiền cho thấy điều gì ở nhân vật này?

A. Pu-ghi là người giàu có.                           

B. Pu-ghi là người keo kiệt.

C. Pu-ghi sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.

D. Pu-ghi không muốn cho người láng giếng mượn tiền.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Ở đoạn đầu câu chuyện, những câu trả lời của Pu-ghi với người láng giềng khi anh ta sang vay và trả tiền cho thấy Pu-ghi sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.

Đáp án C.

Câu 2. Nhân vật người láng giềng trong câu chuyện là người như thế nào?

A. Trung thực, tham lam.                              

B. Tự tin, hay dựa dẫm.

C. Lười biếng, giàu có.

D. Thiếu trung thực, tham lam.

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật người láng giềng trong câu chuyện là người thiếu trung thực, tham lam.

Đáp án D.

Câu 3. Thành ngữ nào sau đây phù hợp để nói về hành động của người láng giềng trong câu chuyện?

A. Ăn cháo đá bát.

B. Ăn cây nào, rào cây đấy.

C. Ăn cay nuốt đắng.

D. Ăn chắc mặc bền.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Thành ngữ “Ăn cháo đá bát” phù hợp để nói về hành động của người láng giềng trong câu chuyện.

Thành ngữ “Ăn cháo đá bát” phê phán những kẻ chỉ biết đến lợi ích của mình, sống vô ơn, bạc nghĩa với những người đã từng giúp đỡ trong lúc hoạn nạn.

Đáp án A.

Câu 4. Câu nói “Đúng rồi, muốn dưới gối có tiền, anh hãy trả lại tiền vào đấy!” của Pu-ghi nhằm mục đích gì?

A. Pu-ghi muốn thông báo mình đã hết sạch tiền vì người láng giềng đã không chịu để số tiền vào chỗ cũ.

B. Pu-ghi muốn nhắn nhủ tới người láng giềng: muốn nhận được sự giúp đỡ của người khác thì trước hết chúng ta cần trung thực.

C. Pu-ghi muốn thể hiện sự giận dữ đối với hành động của người láng giềng.

D. Pu-ghi chỉ muốn đòi lại số tiền đã mất.

Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Câu nói “Đúng rồi, muốn dưới gối có tiền, anh hãy trả lại tiền vào đấy!” của Pu-ghi nhằm mục đích nhắn nhủ tới người láng giềng: muốn nhận được sự giúp đỡ của người khác thì trước hết chúng ta cần trung thực.

Đáp án B.

Câu 5. Câu chuyện trên khuyên chúng ta điều gì?

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện khuyên chúng ta cần sống trung thực trong mọi hoàn cảnh. Nếu muốn nhận lại tiền, trước tiên chúng ta phải trả lại những gì đã mượn. Điều này cũng nhấn mạnh rằng, không nên lạm dụng lòng tin của người khác, bởi sự trung thực là nền tảng của mọi mối quan hệ tốt đẹp.

Câu 6. Điền các từ thích hợp vào chỗ chấm để có các thành ngữ nói về đức tính trung thực, thật thà:

a. Thật như ........................................................................................................................

b. Ruột để ngoài da ...........................................................................................................

c. Ăn ngay nói ...................................................................................................................

d. Thẳng như ruột ..............................................................................................................

Phương pháp giải:

Căn cứ kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

a. Thật như đếm.

b. Ruột để ngoài da.

c. Ăn ngay nói thẳng.

d. Thẳng như ruột ngựa.

Câu 7. Xác định động từ (ĐT), tính từ (TT) của các từ được gạch chân.

           Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào nội dung bài Động từ, Tính từ.

Lời giải chi tiết:

ĐT: mọc, kéo

TT: sâu, tối tăm

Câu 8. Đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa để nói về “mặt trời”.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào kiến thức bản thân, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Mặt trời thức dậy từ lớp chăn mây bồng bềnh, chiếu những tia nắng ban mai đánh thức muôn loài.

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

            Bác Hồ đã từng dạy các cháu nhi đồng “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Cậu bé đánh giày bên hè phố kia quả thực là cháu ngoan của Bác. Bởi cậu đã rất thật thà.

            Hôm nay, cậu lại xách đồ nghề của mình đi làm. Cậu bé chừng sáu, bảy tuổi, chắc sống ngay khu này. Trời lạnh, nhưng cậu chỉ mặc một chiếc áo len đã sờn màu, mỏng dính. Đôi chân đi đôi dép lê màu đen, ố vàng những vết đất. Chắc cơn mưa phùn tối qua làm đường trơn bẩn nên đôi chân cậu cũng vấy bẩn theo. Cậu bước vào một sảnh của quán cà phê. Lần lượt tới từng bàn và hỏi những vị khách ngồi đó có đánh giày không. Một vài vị khách lắc đầu. Bước tới bàn ở góc, cậu bé bị vị khách quát lớn “Đi ra chỗ khác cho người ta làm việc”. Cậu cúi mặt bỏ đi. Rồi ngay sau đó, vị khách lại gọi cậu bé lại. Cởi đôi giày đen của mình cho cậu bé lau lau, chùi chùi.

            Khi vị khách đi ra bãi đỗ xe, cậu bé kia chạy nhanh theo và hình như gọi gì đó. Nhưng vị khách đã lên xe và phóng đi. Tới ngã tư đèn đỏ, vị khách đỗ xe dừng đến ngay bên vệ đường. Nhìn qua gương, anh thấy cậu bé đang chạy đuổi theo. Anh liền tấp xe lên vỉa hè. Cậu bé chạy nhanh tới, thở hổn hển và nói:

            - Chú ơi! Chú trả tiền nhầm ạ.

            Vị khách ngạc nhiên nhìn cậu.

            - Chú đánh giày hết hai mươi ngàn đồng, chú đưa nhầm cháu thành năm trăm ngàn đồng rồi ạ. – Vừa nói, cậu bé vừa xòe tờ tiền ra đưa lại cho vị khách.

            Vị khách mỉm cười, nhìn xung quanh và nói: “Cháu có thích ăn bánh không?” Cậu nhìn vị khách với đôi mắt ngơ ngác khó hiểu. Vị khách tiếp lời: “Chú sẽ tặng cháu một chiếc bánh thật ngon.”

            Cậu bé cầm chiếc bánh mừng rỡ. Có lẽ, đó là khuôn mặt hạnh phúc của một cậu bé nghèo khổ nhưng thật thà. Cậu lại tiếp tục đi quanh phố để chăm chỉ làm công việc của mình.

Bài tham khảo 2:

            Hôm ấy là ngày kiểm tra học kì môn Toán. Em đọc đề bài và chỉ làm được một câu duy nhất.

            Em cắn bút đọc đi, đọc lại đề bài, không có một tý kiến thức nào lóe lên trong đầu. Em không đổi được đơn vị, không biết toán giải làm mấy bước tính. Cả cái hình vẽ tam giác, tứ giác cũng rối mù, rối tinh lên. Em nhìn xung quanh: các bạn cắm cúi viết, đưa tay nhẩm tính. Chỉ có mình em ngơ ngác, dốt đặc. Em chưa biết tính sao thì một tờ giấy tròn vo lăn nhẹ dưới chân. Em nhặt viên giấy, mở ra xem. Đầu trang giấy là dòng chữ: “Bạn viết nhanh lên. Sắp hết giờ rồi!”, dưới đó là bài giải đề bài đang kiểm tra. Thế này là tốt hay tệ đây? Em tự hỏi mình rồi quyết định gấp tờ giấy vuông lại. Em không thể trả lại tờ giấy được vì thầy giáo xem thi sẽ phạt. Hồi lâu, chuông báo hết giờ vang lên. Em nộp bài làm chỉ có một câu của mình rồi thu xếp ra về. Đóng cặp lại, ngẩng đầu lên, em thấy Hùng đứng trước bàn mình. Hùng hỏi:

            – Bạn chép kịp không?

            Em chia tờ giấy gấp vuông đưa trả lại cho Hùng nói nhỏ:

            – Cảm ơn bạn nhưng mình không chép một câu nào cả. Mình làm được câu tính cộng mà thôi!

            Hùng tròn mắt:

            – Bạn sẽ không đạt điểm tốt trong kì thi.

            Em gật đầu:

            – Mình sẽ tự học và phải học chăm chỉ. Còn đến ba kỳ thi nữa cơ mà.

            Bài kiểm tra lần ấy em chỉ đạt một điểm và một dấu chấm hỏi. Anh trai em suýt cho em một trận đòn dữ. Em chỉ nói rất nhỏ:

            – Em xin hứa sẽ tự học chăm chỉ.

            Em bắt đầu học và làm bài tập từ tiết đầu của năm học. Chỗ nào không hiểu em hỏi anh trai em. Ba lần thi sau. Em đều đạt điểm mười.

            Chuyện xảy ra từ hồi em học lớp ba. Cái điểm một lần thi ấy làm các bạn thắc mắc. có bạn cười nhạo em. Riêng em,em vui vì mình đã quyết định đúng theo lời cô giáo dạy: “Phải trung thực khi làm bài!”.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 3

    Không có gì có thể ngăn bước anh ấy Sau một trận bỏng nặng ở cả hai chân khi mới lên năm, Glenn Cunningham được các bác sĩ chuẩn đoán rằng trường hợp của cậu là vô phương cứu chữa. Họ cho rằng cậu bé sẽ bị tàn tật và suốt đời phải ngồi xe lăn. “Cậu bé sẽ không bao giờ có thể đi lại được nữa”, họ khẳng định: “Không còn cơ hội nào nữa”.

  • Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo - Đề số 1

    Suất cơm phần bà Một tối cuối năm, trời rất rét, đi họp về qua phố Hàng Giấy, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng trên cái chậu than nhỏ, thơm quá, ấm quá, tôi liền dựng xe ngồi thụp xuống mua một bắp. Bắp ngô non, nướng vừa than, vỏ bọc ngoài thì giòn, ruột trong mềm như xôi nếp, nóng muốn rụng hai hàm răng, ăn thế mới ngon, lại phải ăn vào trời rét, ăn lúc khuya khi bụng đã hơi đói.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close